Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

MACD là gì? Công thức - Cách sử dụng MACD trong đầu tư chứng khoán

MACD là một chỉ báo giao dịch được sử dụng trong phân tích kỹ thuật giá chứng khoán. Chỉ báo này do Gerald Appel tạo ra vào cuối những năm 1970 và được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng nhà đầu tư kỹ thuật. Hiểu rõ chỉ báo này giúp các nhà đầu tư nắm bắt được biến động thị trường, xác định các điểm mua bán tiềm năng mang lại lợi nhuận cao. Nếu bạn là một nhà đầu tư mới chưa có nhiều kiến thức hoặc là một nhà đầu tư lâu năm muốn trau dồi thêm kỹ năng cho mình thì hãy tham khảo ngay bài viết sau đây của Zalopay.

MACD là gì?

MACD (Moving Average Convergence/Divergence) hay còn gọi là chỉ số trung bình động hội tụ phân kỳ. Đây là một chỉ báo kỹ thuật chủ yếu được sử dụng để giao dịch theo xu hướng.

“MACD là bộ giao động dùng để xác định điểm mua/bán ở những vùng giá tốt dựa vào tính chất tâm lý thị trường.”

Nó được thiết kế để chỉ ra những thay đổi về sức mạnh, hướng đi, động lượng và khoảng thời gian của một xu hướng trong giá cổ phiếu. Muốn xác định đường MACD, nhà đầu tư cần dựa vào độ chênh lệch của hai đường trung bình động (EMA) 12 ngày và 26 ngày.

MACD là gì
MACD là chỉ báo kỹ thuật phổ biến,hỗ trợ xác định xu hướng thị trường hiệu quả (Nguồn: Internet)

Công thức tính MACD:

MACD = EMA(12) - EMA(26)
  • Trong đó: EMA(12) VÀ EMA(26) là giá trị trung bình động của chu kỳ 12 ngày và 26 ngày.
  • Nếu giá trị trung bình động 12 ngày lớn hơn giá trị trung bình động 26 ngày thì MACD dương. 
  • Ngược lại, nếu giá trị trung bình động 12 ngày nhỏ hơn giá trị trung bình động 26 ngày thì MACD âm.

>>> Tham khảo: Phương pháp định giá cổ phiếu theo thông số kỹ thuật

Cấu tạo chỉ báo MACD

Chỉ báo MACD là tập hợp gồm 4 đường thời gian được tính toán từ dữ liệu giá lịch sử và thường là giá đóng cửa. Ba chuỗi này là: 

  • Đường MACD = EMA (12 chu kỳ) - EMA (26 chu kỳ). Thường thể hiện bằng màu xanh.
  • Đường tín hiệu Signal = Đường EMA (9) của đường MACD. Thường thể hiện bằng màu đỏ.
  • Histogram = Đường MACD - đường Signal, là biểu đồ thể hiện sự phân kỳ và hội tụ của MACD và Signal.
  • Ngoài ra còn có đường Zero: là đường tham chiến giúp nhà đầu tư đánh giá xu hướng mạnh/yếu của thị trường.

Khi đường MACD và đường tín hiệu cắt nhau, thường báo hiệu có một sự đảo chiều xu hướng sắp diễn ra. Nhà đầu tư cần theo dõi thời điểm này để ra thực hiện các quyết định giao dịch có lợi nhất.

>>> Tham khảo: Các mô hình nến đảo chiều mạnh nhất trong chứng khoán và chiến lược đầu tư

Cấu tạo chỉ báo MACD
Các thành phần cấu tạo của chỉ báo MACD (Nguồn: Internet)

Cách đọc chỉ báo MACD

Sau khi nắm vững những kiến thức về công thức tính và cấu tạo của chỉ báo MACD, ta có thể rút ra những quy tắc khi đọc chỉ báo MACD như sau:

  • Khi sự hội tụ xảy ra, tức là EMA (12) VÀ EMA (26) di chuyển lại gần nhau, MACD tiến gần đến đường Zero. Ngược lại, sự phân kỳ xảy ra khi chúng di chuyển ra xa nhau. 
  • Nếu MACD cắt lên đường Zero => MACD từ âm (-) chuyển sang dương (+) => đường EMA(12) nằm trên EMA(26) => Giá trị đường MACD sẽ tăng lên khi EMA ngắn hơn phân kỳ với EMA dài hơn => Đà tăng đang lên.
  • Ngược lại, Khi MACD cắt xuống đường Zero => MACD từ dương (+) chuyển sang âm (-) => EMA 12 ngày nằm dưới EMA 26 ngày => Giá trị âm của MACD sẽ tăng lên khi EMA ngắn hơn phân kỳ xa hơn EMA dài hơn => Đà giảm đang mạnh lên.

Ý nghĩa của đường MACD trong chứng khoán

  • MACD là chỉ số dự báo xu hướng giá hiệu quả dựa trên việc cung cấp cho các nhà đầu tư những thông tin về diễn biến động lượng của xu hướng trên thị trường.
  • Biểu đồ Histogram là tham chiếu cho sự thay đổi động lượng của các xu hướng đó. Nếu các cột thấp dần cho thấy xu hướng đang yếu dần và có khả năng đảo chiều sắp xảy ra. Ngược lại, các cột cao dần cho thấy xu hướng đang diễn ra theo chiều mạnh hơn. 
  • MACD có khả năng dự báo xu hướng dài hạn của chứng khoán đặc biệt chính xác. Nên kết hợp với khung thời gian tuần để có hiệu quả tốt nhất.
  • Đối với các nhà giao dịch ngắn hạn, bạn nên kiểm tra MACD ở đồ thị tuần để xem xu hướng chính của giá là như thế nào trước khi tham gia vào khung thời gian ngắn hơn. Để đảm bảo an toàn trong giao dịch, bạn không nên giao dịch ngược xu hướng.
  • Tuy nhiên, trong điều kiện thị trường chưa rõ xu hướng, cũng như các chỉ báo kỹ thuật khác, MACD cũng sẽ trở nên không còn quá hiệu quả để sử dụng, nó sẽ có nhiều lần cắt nhau giả dễ khiến các nhà giao dịch trở nên mất niềm tin. Thực tế thì ở giai đoạn chưa rõ xu hướng thì các nhà giao dịch nên ưu tiên bảo toàn vốn, không nên tham gia vào giai đoạn này.

>> Gợi ý các bài viết liên quan:

Ý nghĩa của đường MACD trong chứng khoán
Ý nghĩa MACD trong đầu tư chứng khoán (Nguồn: Internet)

Cách sử dụng MACD trong giao dịch đầu tư chứng khoán

Tùy sở thích và phong cách của mỗi người, mỗi trader khi sử dụng công cụ giao dịch thường không giống nhau. Nhà đầu tư khi sử dụng MACD sẽ kết hợp (hoặc không) với các chỉ báo khác để tăng hiệu quả ra lệnh.

Chỉ sử dụng MACD:

Giao dịch khi đường MACD và Signal cắt nhau:

Đây là cách đơn giản và cơ bản nhất mà các nhà giao dịch khi sử dụng MACD cần ghi nhớ để ứng dụng hiệu quả trong quá trình giao dịch.

  • Khi đường MACD cắt xuống Signal => Thị trường đang có xu hướng giảm => Nhà đầu tư nên đặt lệnh bán.
  • Khi đường MACD cắt lên Signal => Thị trường đang có xu hướng tăng => Nhà đầu tư nên cân nhắc vào lệnh mua.
Khi đường MACD cắt đường Signal
Ví dụ về cách giao dịch khi đường MACD và Signal cắt nhau (Nguồn: Internet)

Giao dịch khi Histogram chuyển từ âm (-) sang dương (+) và ngược lại:

Đường Histogram đo khoảng cách giữa MACD và đường Signal và được thể hiện bằng các cột nằm trên hoặc dưới đường Zero.

  • Khi biển đồ Histogram chuyển từ âm sang dương => Thị trường tăng => Nhà đầu tư nên đặt lệnh mua.
  • Khi biểu đồ Histogram chuyển từ dương sang âm => Thị trường giảm => Nhà đầu tư nên đặt lệnh bán.

>>> Tham khảo: Tổng quan về phân tích kỹ thuật chứng khoán

Giao dịch khi Histogram
Ví dụ cách giao dịch khi Histogram chuyển từ (-) sang (+) & ngược lại (Nguồn: Internet)

Nhìn chung, việc sử dụng Histogram khá đơn giản nhưng khá rủi ro bởi trong xu hướng histogram dễ bị nhiễu bởi những lần chuyển từ âm sang dương và ngược lại.

Giao dịch khi đường MACD chuyển từ âm (-) sang dương (+) và ngược lại:

Khi sử dụng MACD trong giao dịch, nhà đầu tư cần để ý sự tương quan giữa đường MACD và đường Zero, cụ thể:

  • Khi MACD cắt đường Zero từ dưới lên => Thị trường có dấu hiệu tăng giá => Nhà đầu tư nên đặt lệnh mua.
  • Khi MACD cắt đường Zero từ trên xuống => Thị trường có dấu hiệu giảm giá => Nhà đầu tư nên đặt lệnh bán.

Tuy nhiên, cũng như các chỉ báo kỹ thuật khác, việc sử dụng MACD trong giao dịch cũng không tránh khỏi sự ảnh hưởng của “độ trễ” của giá. Vậy nên, để giao dịch một cách hiệu quả nhất, các nhà đầu tư nên kết hợp thêm một số chỉ báo khác, và sử dụng tư duy của mình để tìm ra điểm vào lệnh tốt nhất.

Giao dịch khi đường MACD
Ví dụ cách giao dịch khi đường MACD chuyển từ (-) sang (+) và ngược lại (Nguồn: Internet)

Giao dịch khi đường MACD và đường Signal tạo ra phân kỳ/hội tụ :

  • Trong một xu hướng tăng, khi đỉnh giá sau cao hơn đỉnh giá trước nhưng đỉnh MACD sau lại thấp hơn đỉnh MACD trước cho thấy xu hướng tăng đang yếu dần và thị trường có khả năng sắp đảo chiều. Một lưu ý là khi phát hiện hiện tượng phân kỳ/hội tụ nhưng giá chưa đổi thì không nên giao dịch. Ngoài ra, nhà đầu tư có thể sử dụng các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự tại các vùng đáy và đỉnh của hỗ trợ/phân kỳ để xác định dấu hiệu chính xác.
  • Trong một xu hướng giảm, khi đáy sau thấp hơn đáy trước nhưng đỉnh MACD sau cao hơn đỉnh MACD trước cho thấy xu hướng giảm đang yếu dần, bắt đầu xuất hiện lực mua, khả năng thị trường tạo đáy tương đối cao. Nhà đầu tư có thể cân nhắc vào lệnh bắt đáy khi thấy điểm vào hợp lý. 
Giao dịch khi đường MACD và đường Signal
Ví dụ cách giao dịch khi đường MACD và đường Signal tạo ra phân kỳ/hội tụ (Nguồn: Internet)

Sử dụng kết hợp chỉ báo MACD với các công cụ kỹ thuật khác

Kết hợp với các mô hình nến đảo chiều

Đây được xem là một trong những phương pháp giao dịch đem đến hiệu quả cao nhất khi giao dịch với chỉ báo MACD. Đặc biệt với những trader chuyên giao dịch với các mô hình nến đảo chiều, việc kết hợp với MACD đem lại những tín hiệu có xác suất giao dịch cao hơn. 

Các nhà đầu tư có thể dựa vào các yếu tố sau để xem xét việc vào lệnh mua/bán:

  • Trong một xu hướng tăng kéo dài, nhà đầu tư sẽ bắt đầu nhận ra các dấu hiệu cho thấy thị trường đang trong giai đoạn thoái trào dựa trên sự xuất hiện của những mô hình nến đảo chiều như Doji, người treo cổ,... Kết hợp với tín hiệu phân kỳ của MACD, nhà đầu tư có thể tin rằng sự đảo chiều xu hướng sắp diễn ra, từ đó cân nhắc lệnh bán.
  • Tương tự trong một xu hướng giảm,  nhà đầu tư có thể cân nhắc vào lệnh mua bắt đáy khi có sự phân kỳ MACD và sự xuất hiện của mẫu nến đảo chiều đáy (nến cây búa, nến cây búa ngược, nến Doji chuồn chuồn… )

>>> Gợi ý một số mô hình phổ biến trong chứng khoán:

Kết hợp với chỉ báo RSI

Chỉ báo RSI (Relative Strength Index) - chỉ số sức mạnh tương đối, tính toán tỷ lệ giữa mức tăặng giá và giảm giá trung bình trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ báo này thể hiện tình trạng quá mua và quá bán của thị trường.

Trong khi đó, MACD đo lường mối quan hệ giữa EMA 12 và EMA 26, giúp nhận biết xu hướng giá và tìm kiếm điểm vào lệnh chính xác.

Hai chỉ báo này khi kết hợp sẽ đem lại cho nhà đầu tư một cái nhìn toàn cảnh và đầy đủ hơn về xu hướng thị trường. Khi tín hiệu của cả hai đồng nhất thì mức độ dự báo diễn biến giá của chúng càng đáng tin cậy.

Sử dụng kết hợp chỉ báo MACD với các công cụ kỹ thuật khác
Kết hợp chỉ báo MACD và RSI đem đến một cái nhìn toàn cảnh về xu hướng thị trường (Nguồn: Internet)

Kết hợp với chỉ báo Stochastic

Stochastic giúp đo lường động lượng của giá, cụ thể là so sánh giá đóng cửa của một cổ phiếu với phạm vi giá cổ phiếu đó trong một khoảng thời gian nhất định. Stochastic thể hiện tín hiệu giao dịch dựa trên cơ sở:

  • Khi giá tăng, giá đóng cửa có xu hướng tiền đến gần biên trên của khung giá.
  • Khi giá giảm, giá đóng cửa có xu hướng tiến gần bên dưới của khung giá đó.

>>> Gợi ý: Dãy số Fibonacci là gì? Cách chốt lời hiệu quả nhờ áp dụng Fibonacci

Sử dụng kết hợp chỉ báo MACD với các công cụ kỹ thuật khác
Kết hợp Stochastic và MACD giúp phân tích chính xác hơn về xu hướng và thời điểm đảo chiều giá (Nguồn: Internet)

Kết hợp với khả năng đo lường, nhận biết xu hướng của MACD, sự kết hợp của Stochastic và MACD giúp nhà đầu tư có những phân tích chính xác hơn về xu hướng giá và thời điểm giá đảo chiều, cụ thể:

  • Khi chỉ báo kết hợp giữa MACD và Stochastic cao trên mức 10 => tín hiệu quá mua => Cân nhắc bán.
  • Khi chỉ báo kết hợp giữa MACD và Stochastic thấp hơn mức -10 => tín hiệu quá bán => Cân nhắc điểm mua hợp lý.

Một số hạn chế của chỉ số MACD

Dù đóng vai trò quan trọng giúp xác định xu hướng thị trường nhưng chỉ báo MACD vẫn tồn tại một vài hạn chế như sau:

  • Các dấu hiệu hội tụ/phân kỳ có thể báo hiệu sự đổi chiều nhưng không hoàn toàn chính xác, đôi khi là tín hiệu giả hoặc bị nhiễu. Bạn cần sử dụng thêm các chỉ báo khác đan xen để xác định dễ dàng hơn. 
  • Nhà đầu tư có xu hướng cài đặt các chỉ số theo mục đích cá nhân, vì thế số liệu dần mang tính chủ quan và kém thực tế hơn.
  • Các chỉ số có thể xảy ra trễ nhịp giao thoa giữa các trung bình động, dẫn đến tín hiệu thu được sẽ chậm hơn xu với xu thế thị trường.
  • Cách xác định các dấu hiệu thông qua chỉ báo MACD rất phức tạp, đòi hỏi nhà đầu tư phải có kinh nghiệm, nhạy bén với thị trường và nắm rõ những khung giờ giao dịch phù hợp. 

>>> Tham khảo: 

Đăng ký Tài khoản chứng khoán trên Zalopay

Tài khoản chứng khoán trên Zalopay là cánh cửa mở ra thế giới đầu tư đầy tiềm năng. Đây là sản phẩm của được cung cấp bởi DNSE và tích hợp trên nền tảng Zalopay, hỗ trợ đầu tư chỉ từ 01 cổ phiếu. Với giao diện thân thiện, bạn có thể dễ dàng theo dõi biến động thị trường, thực hiện giao dịch mua bán cổ phiếu và quản lý danh mục đầu tư trong vài chạm. Đặc biệt, việc tích hợp trên ứng dụng Zalopay giúp bạn nạp và rút tiền nhanh chóng, an toàn và tiết kiệm thời gian mà không cần phải tải thêm bất cứ ứng dụng nào. Hãy khởi động đam mê đầu tư của bạn ngay hôm nay và cùng chinh phục những cơ hội mới!

Hướng dẫn đăng ký “Tài khoản chứng khoán” trên Zalopay:

  • Bước 1: Tải Zalopay về điện thoại. Truy cập ứng dụng, chọn biểu tượng “Tất cả”.
  • Bước 2: Chọn biểu tượng “Chứng khoán”.
  • Bước 3: Tại màn hình chính của TK chứng khoán, chọn “Đăng ký tài khoản".
Hướng dẫn đăng ký “Tài khoản chứng khoán” trên Zalopay
Tìm tính năng Chứng khoán ngay trong ứng dụng Zalopay
  • Bước 4: Kiểm tra và bổ sung thông tin chi tiết, bấm “Tiếp tục”.
  • Bước 5: Nhập mã PIN Zalopay hoặc xác thực bằng sinh trắc học (Touch ID/ Face ID).
  • Bước 6: Hoàn thành đăng ký và chờ kết quả.
Hướng dẫn đăng ký “Tài khoản chứng khoán” trên Zalopay
Kiểm tra các thông tin để hoàn tất đăng ký

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về chứng khoán cho nhà đầu tư F0

Trên đây là những phân tích về chỉ báo MACD và hướng dẫn cách sử dụng MACD trong giao dịch chứng khoán mang lại hiệu quả cao. Hãy theo dõi Zalopay để biết thêm nhiều kiến thức thú vị về phân tích kỹ thuật trong đầu tư tài chính!

Tags:
#thị_trường_chứng_khoán#học_đầu_tư_chứng_khoán#đầu_tư_tài_chính

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay