Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Chỉ số RSI là gì? Công thức và ứng dụng trong đầu tư tài chính

RSI là một chỉ báo quan trọng giúp đánh giá sức mạnh xu hướng giá cổ phiếu. Bài viết này của Zalopay sẽ giải thích RSI là gì, ý nghĩa, và cách nhà đầu tư áp dụng nó để tối ưu hóa chiến lược đầu tư.

Chỉ báo RSI là gì? Ý nghĩa của chỉ báo RSI

RSI (Relative Strength Index) là chỉ báo kỹ thuật được sử dụng để thể hiện tỷ lệ tương quan giữa mức tăng và giảm giá trung bình trong một khoảng thời gian nhất định của một cổ phiếu hoặc chỉ số thị trường. Nói cách khác, chỉ số RSI được dùng để phân tích và xác định xu hướng tiếp diễn của cổ phiếu trong tương lai. 

Thông qua RSI, nhà đầu tư có thể nhận định xu hướng đảo chiều và xác định tính phân kỳ của giá. Tuy nhiên RSI cũng có một số rủi ro nhất định và không hoàn toàn chính xác 100% trong quá trình sử dụng, do đó nhà đầu tư nên kết hợp với các công cụ phân tích khác để đưa ra dự đoán chính xác nhất.

RSI là gì trong đầu tư tài chính
Tìm hiểu về RSI (Nguồn: Internet)

Ngoài việc mua - bán, chỉ báo RSI còn có tác dụng biểu thị:

Thông thường, đường 50 ở giữa là mốc để nhận biết chứng khoán sắp tăng hay giảm giá. Nếu RSI vượt qua mốc này, giá chứng khoán có kỳ vọng tăng (Bullish). Ngược lại, nếu RSI giảm xuống dưới đường này, giá chứng khoán đó có kỳ vọng giảm (Bearish).

Đường 70 nằm phía trên là ngưỡng quá mua (overbought), nghĩa là mua quá mức so với mức giá cân bằng của thị trường. Nhà đầu tư lúc này có thể bán bớt ra để trở về mức cân bằng giúp giảm giá xuống. RSI rớt xuống dưới mức 70 là dấu hiệu giá chứng khoán có thể giảm.

Đường 30 nằm phía dưới là ngưỡng quá bán (oversold), nghĩa là bán ra quá mức làm giá giảm xuống thấp hơn so với giá thị trường. Lúc này, nhà đầu tư sẽ mua thêm để nâng giá lên. Đường RSI vượt ngưỡng 30 có thể là dấu hiệu tăng giá chứng khoán.

Nguyên tắc mở giao dịch: Mở lệnh “mua” (buy) khi đường RSI giảm xuống dưới mức 30, tạo đáy và sau đó tăng trở lại vượt qua 30. Ngược lại, mở lệnh “bán” (sell) khi đường RSI vượt trên 70, tạo đỉnh và quay xuống cắt dưới mức này.

RSI vượt trên 70 cho thấy tình trạng quá mua (Nguồn:Internet)

>>> Xem thêm: 

Cách sử dụng chỉ báo RSI đúng với ý nghĩa của nó

Công thức chỉ báo RSI do Wilder đề xuất

Năm 1978, J. Welles Wilder đã nghiên cứu và đưa ra khái niệm cùng công thức RSI - một chỉ số toán học giúp các nhà giao dịch có thể ứng dụng trong quá trình giao dịch, qua đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Chỉ số RSI được tính dựa trên công thức như sau:

RSI = 100  -  100/(1+RS)

Trong đó: 

  • RS = AvgU / AvgD = trung bình tăng/trung bình giảm

Thông thường, chỉ số RSI được tính dựa trên mức giá đóng cửa của 14 ngày giao dịch gần nhất. Do đó, số 14 có nghĩa 14 ngày theo biểu đồ hàng ngày hoặc 14 giờ theo đồ thị hàng giờ. Chính vì vậy đường RSI thường được gọi là đường RSI 14. 

Xem thêm: 

Các mức RSI

Chỉ số RSI giao động trong khoảng giá trị từ 0 - 100. Dựa vào mức RSI mà nhà đầu tư có thể biết cổ phiếu đang trong tình trạng ổn định hoặc quá mua, quá bán.

Các mức RSITình trạng
RSI > 70Cổ phiếu được xem là quá mua và có xu hướng điều chỉnh giảm giá
RSI < 30Cổ phiếu được xem là quá bán và có thể có đợt điều chỉnh tăng giá
30 < RSI < 70Giá cổ phiếu nằm ở vùng trung tính
RSI đạt mức 50Đây được coi là dấu hiệu không có xu hướng

>>> Xem thêm: 

Mẫu hình đồ thị của RSI

Để nhận biết chỉ báo RSI dễ dàng hơn, nhà đầu tư có thể quan sát biểu đồ của RSI và đưa ra quyết định đầu tư. Một số dấu hiệu nhận biết xu hướng thường gặp như mô hình cốc tay cầm; mô hình 1-2-3 tạo đỉnh (mô hình nến đảo chiều); mô hình kênh giá được thể hiện rõ qua đồ thị RSI hơn so với biểu đồ giá.

Các mẫu hình đồ thị của RSI (Nguồn: Internet)

Thông qua đồ thị, nhà đầu tư có thể nhận biết tình trạng quá mua hoặc quá bán của cổ phiếu. (hình minh họa)

Đồ thị của RSI là gì
Xác định tình trạng quá mua/bán của cổ phiếu (Nguồn: Internet)

Xem thêm:

Hiện tượng phân kỳ của chỉ báo RSI với giá

Hiện tượng phân kỳ của chỉ báo RSI là gì? Phân kỳ là hiện tượng xảy ra khi giá chứng khoán di chuyển ngược lại với chỉ số kỹ thuật, qua đó cảnh báo sức mạnh của giá đã yếu dần và thị trường chứng khoán có xu hướng thay đổi giá. Hiện tượng này thường được sử dụng để tìm sự đảo chiều của xu hướng trong thị trường.

Hiện tượng phân kỳ của chỉ báo RSI là gì
Hiện tượng phân kỳ của chỉ báo RSI với giá (Nguồn: Internet)

Phân kỳ của chỉ báo RSI thường được chia làm 2 loại: phân kỳ dương và phân kỳ âm

  • Phân kỳ dương: Xu hướng của chỉ báo RSI tăng tạo đáy trong khi tín hiệu đồ thị giá giảm, cổ phiếu có khả năng sẽ đảo chiều và tăng trở lại. Nhà đầu tư lúc này sẽ có xu hướng bắt đáy hoặc không bán ra.
  • Phân kỳ âm: Xu hướng của chỉ báo RSI giảm và tạo đỉnh thấp trong khi tín hiệu về giá tăng thiết lập đỉnh mới, cổ phiếu có khả năng sẽ đảo chiều giảm. Các nhà đầu tư sẽ có xu hướng chốt lãi hoặc không tiếp tục mua vào.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng chỉ báo RSI

Tìm hiểu ưu nhược điểm của chỉ báo RSI (Nguồn: Internet)

Ưu điểm

  • Công cụ hiệu quả: Giúp xác nhận tín hiệu mở lệnh cho cả các hệ thống giao dịch đơn giản lẫn phức tạp. RSI thường cung cấp tín hiệu chính xác để mở lệnh, tuy nhiên các cơ hội giao dịch có thể không xuất hiện quá thường xuyên.
  • Lợi thế ngắn hạn: RSI có thể giúp nhận diện nhanh các khung thời gian cụ thể, mang đến góc nhìn có giá trị để đưa ra quyết định mua và bán kịp thời.
  • Công thức đơn giản: RSI sử dụng toán học cơ bản để đánh giá xu hướng gần đây của cổ phiếu, cung cấp một góc nhìn định lượng mà không cần phân tích dựa vào các yếu tố chủ quan.

Nhược điểm

  • Thiếu yếu tố định tính: RSI không thể đánh giá những tác động từ các sự kiện ngoài thị trường như thay đổi trong ban điều hành, vốn có thể ảnh hưởng lớn đến giá cổ phiếu. 
  • Không phù hợp cho đầu tư dài hạn: RSI chủ yếu hữu ích trong các khoảng thời gian ngắn (thường là 14 ngày) và không phải là công cụ lý tưởng cho mục tiêu đầu tư dài hạn như tiết kiệm hưu trí. 
  • Phức tạp về sử dụng: Dù công thức RSI khá dễ tính, việc sử dụng nó trong giao dịch lại phức tạp, đòi hỏi theo dõi sát và có thể có tín hiệu sai. Để khai thác tối đa, cần phải sử dụng RSI cùng các chỉ báo khác và có kiến thức giao dịch chuyên sâu; vì vậy, RSI không phù hợp cho người mới bắt đầu.

So sánh RSI với MACD

Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều là công cụ phân tích kỹ thuật chứng khoán quan trọng giúp nhà đầu tư nhận diện xu hướng giá. Mặc dù cả hai đều cung cấp thông tin về động lượng thị trường, chúng có cách hoạt động và tiêu điểm khác nhau. RSI (Relative Strength Index) tập trung vào tốc độ và sự thay đổi của giá, cho phép xác định mức quá mua hoặc quá bán của tài sản. Trong khi đó, MACD (Moving Average Convergence Divergence) lại phân tích mối quan hệ giữa các đường trung bình động trong khoảng thời gian cụ thể và xem xét sự hội tụ (đường tiến sát nhau) hoặc phân kỳ (đường di chuyển xa nhau) của chúng, từ đó giúp xác định xu hướng thay đổi trong đà giá.

>>> Xem thêm: 

Cách giao dịch khi đường MACD và đường Signal tạo ra phân kỳ/hội tụ (Nguồn: Internet)

Câu hỏi thường gặp về chỉ báo RSI

Điều kiện tối ưu để vào lệnh dựa trên chỉ báo RSI là gì?

Lệnh vào tối ưu dựa trên RSI xuất hiện khi đường trung bình động của RSI đang tăng lên cùng với các nến liên tiếp và chỉ số RSI vẫn nằm dưới mức 70. Đường trung bình động sẽ giúp xác định xu hướng, trong khi chỉ số RSI dưới 70 đảm bảo rằng quyết định vào lệnh không quá mạo hiểm khi thị trường đạt đỉnh.

Khi nào là thời điểm lý tưởng để thoát khỏi thị trường theo chỉ báo RSI?

Thời điểm lý tưởng để thoát lệnh theo RSI là khi đường trung bình động của RSI giảm liên tục, giá đóng cửa dưới mức dừng lỗ và nhà đầu tư đã đạt được lợi nhuận tối thiểu hoặc chuẩn bị đối diện với mức lỗ. Điều này giúp quản lý rủi ro, bảo vệ lợi nhuận và giảm thiểu thiệt hại tiềm năng.

>>> Tham khảo thêm: 

Hy vọng rằng những kiến thức mà Zalopay đã tổng hợp về RSI sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về chỉ báo RSI và cách ứng dụng nó hiệu quả trong đầu tư tài chính. Hãy tận dụng chỉ báo này để tối ưu hóa các quyết định giao dịch và phát triển thành một nhà đầu tư sáng suốt! Đừng quên rằng bạn có thể dễ dàng mở tài khoản chứng khoán miễn phí ngay trên Zalopay. Sản phẩm do DNSE cung cấp này được tích hợp trên nền tảng Zalopay, giúp bạn khởi đầu hành trình đầu tư từ một cổ phiếu. Cùng Zalopay biến đầu tư chứng khoán trở nên gần gũi và đơn giản hơn bao giờ hết!

Tạo tài khoản chứng khoán ngay trên Zalopay
Tags:
#đầu_tư_tài_chính#học_đầu_tư_chứng_khoán#thị_trường_chứng_khoán

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay