>>> Có thể bạn quan tâm:
Bull trap hay bẫy tăng giá là một thuật ngữ đề cập đến một tín hiệu sai lệch mà các nhà đầu tư thường gặp trong giao dịch tài chính, đặc biệt là những nhà đầu tư mới F0. Bull trap xảy ra khi thị trường đang đi xuống, khiến các nhà đầu tư tin rằng xu hướng giảm đã kết thúc và bắt đầu tăng giá trở lại. Tại thời điểm này, các nhà đầu tư sẽ mua vào với tâm lý sợ bị bỏ lỡ - FOMO. Tuy nhiên, thực tế đây là một tín hiệu sai lệch. Giá thị trường sẽ tiếp tục giảm và sẽ không có hiện tượng đảo chiều. Nếu nhà đầu tư mắc lừa tín hiệu này thực hiện mua vào sẽ bị thua lỗ. Do đó, bạn cần tỉnh táo trước khi đặt lệnh.
>>> Xem thêm:
BulL trap thường xảy ra trong các giai đoạn thị trường có biến động mạnh, chẳng hạn như thời điểm diễn ra tin tức. Hoặc thời điểm giao phiên giữa các phiên Á - Âu - Mỹ, sôi động nhất là thời điểm giao phiên giữa thị trường Âu - Mỹ, lúc này xuất hiện nhiều biến động. Vì có nhiều nguyên nhân hình thành bẫy tăng giá. Do đó, các nhà đầu tư phải hiểu rõ trước khi tham gia thị trường để tránh những tổn thất không mong muốn. Một số nguyên nhân thường gặp như sau:
Những nhà đầu tư nhiều vốn (còn được gọi là “cá mập”) mua liên tục một mã cổ phiếu để tạo cơn sốt tăng giá ảo. Các nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm sẽ không thể nhận ra đâu là tín hiệu chính xác và có thể dễ dàng bị thu hút bởi xu hướng giả này. Lợi dụng thời cơ này nhà đầu tư lớn bán ra để thu lợi nhuận.
>>> Xem thêm:
Đây cũng là thời điểm khiến các nhà đầu tư mắc bẫy, lợi dụng tâm lý đám đông. Các nhà đầu tư nhiều tiền liên tục đặt lệnh mua sẽ tạo ra hiệu ứng tăng giá, khi đạt đến ngưỡng kỳ vọng, các nhà đầu tư lớn bắt đầu bán tháo để thu lợi nhuận. Như vây, hiệu ứng này chỉ là tạm thời, giá sẽ giảm khi quá trình mua dừng lại.
>>> Xem thêm những kiến thức liên quan: Lợi nhuận ròng, lợi nhuận gộp, doanh thu thuần
Bẫy tăng giá có thể xuất hiện sau khi thị trường suy thoái dường như đã cạn kiệt. Trong bối cảnh thị trường tài chính giảm mạnh, nhiều nhà đầu tư tận dụng cơ hội bắt đáy. Lực mua này đã đẩy giá lên trên ngưỡng kháng cự nhưng yếu tố xu hướng tăng này không kéo dài và thị trường tiếp tục giảm.
Xuất hiện sự kiện và tin tức bất ngờ: Khi thị trường có những sự kiện hoặc tin tức bất ngờ, thường vấn đề liên quan đến chính trị không đoán trước được. Các nhà đầu tư sẽ mua hoặc bán ồ ạt tạo nên thị trường dao động tạm thời. Tuy nhiên, khi tin tức được làm rõ hoặc không có tác động lớn như dự đoán, giá cổ phiếu có thể quay đầu giảm mạnh, gây thiệt hại cho những người đã mua ở mức giá cao.
>>> Tham khảo thêm:
Quá trình hình thành một bẫy tăng giá sẽ trải qua 5 bước, nếu các nhà đầu tư nắm rõ về quy trình này sẽ xác định được thời điểm Bull Trap xảy ra và phòng tránh.
Bull Trap có thể khiến nhà đầu tư tổn thất lớn vì thế cần nắm được các dấu hiệu để tránh giao dịch trong trường hợp này. Một vài dấu hiệu dưới đây sẽ giúp nhà đầu tư nhận biết bẫy Bull Trap:
Trong một xu hướng giảm giá bền vững tạo ra đáy sau thấp hơn đáy trước và đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước. Bẫy tăng thường xảy ra khi giá quay trở lại đỉnh thấp nhất khi đang có xu hướng giảm hay còn gọi là mức kháng cự, Trong xu hướng giảm này sẽ xảy ra 3 trường hợp:
Đường trendline cũng được coi là một đường kháng cự chéo và giá tôn trọng đường trendline sẽ phản ứng lại khi tiếp giáp với khu vực này. Trendline có ý nghĩa hơn khi gặp đường kháng cự ngang đã tạo ra trước đó. Và đây là vùng thường xuất hiện bẫy tăng giá.
Hệ thống giao dịch bao gồm 2 đường EMA 34-89. Khi giá phá vỡ 2 đường EMA và quay trở lại tạo vùng giá trị nhưng giá không đi lên mà tiếp tục giảm cho đến khi các nhà đầu tư sử dụng indicator, lúc này nên lưu ý bẫy tăng giá. Lưu ý rằng đây chỉ là một ví dụ về hệ thống indicator, không phải khẳng định việc giao dịch bằng indicator không hiệu quả. Nếu nhà đầu tư nào vẫn sử dụng indicator có hiệu quả và đem lại lợi nhuận thì hãy tiếp tục sử dụng.
Bull trap thường xuất hiện khi giá tăng nhưng khối lượng giao dịch không đồng thuận. Nếu giá tăng nhưng khối lượng mua thấp, đây có thể là dấu hiệu cho thấy có nhóm đầu cơ đẩy giá lên mà không có lực hỗ trợ thực sự. Tình trạng này dễ dẫn đến việc giá đảo chiều nhanh chóng khi đà mua yếu dần.
Chỉ báo Fibonacci thoái lui giúp xác định các mức hỗ trợ và kháng cự. Khi giá thoát khỏi đường hỗ trợ và đạt đến mức kháng cự Fibonacci nhưng không thể duy trì đà tăng, đây có thể là dấu hiệu Bull trap. Nhà đầu tư cần cẩn trọng với khả năng giảm giá tiếp theo khi giá gặp phải mức kháng cự này.
>>> Tham khảo thêm một số thuật ngữ liên quan khác trong đầu tư chứng khoán: nến Nhật là gì, mô hình nến đảo chiều, mô hình vai đầu vai, mô hình cốc tay cầm (Cup and Handle), mô hình tam giác (Triangle), mô hình 2 đáy…
Các chỉ báo như Bollinger Bands, RSI, và MACD rất hữu ích trong việc xác định các tín hiệu đảo chiều. Bull trap thường xảy ra khi giá tăng nhưng RSI và MACD lại giảm, tạo ra sự phân kỳ âm – đây là tín hiệu cảnh báo sớm về khả năng giảm giá, giúp nhà đầu tư tránh rơi vào bẫy.
Chỉ báo OBV (On Balance Volume) đo lường áp lực mua và bán trên thị trường. Nếu chỉ báo OBV giảm trong khi giá tăng, điều này cho thấy áp lực bán đang chiếm ưu thế, và khả năng xảy ra Bull trap là cao. Đây là công cụ quan trọng để xác nhận tín hiệu tăng giá, giúp nhà đầu tư tránh các quyết định giao dịch thiếu chính xác.
Bull Trap diễn ra khá thường xuyên, để giảm thiểu thiệt hại do mắc bẫy này nhà đầu tư cần biết cách phòng tránh. Dưới đây là một vài lưu ý cho các nhà đầu tư:
Các nhà giao dịch nên trang bị tốt cho mình những kiến thức để phân tích thị trường. Nhà đầu tư cần hiểu về các chỉ báo cơ bản, nhận diện các mô hình nến, vùng kháng cự – hỗ trợ và các mô hình “breakout”. Một khi có kiến thức về đầu tư chứng khoán, cổ phiếu, đánh giá và phân tích thị trường, các nhà giao dịch sẽ dễ dàng phát hiện ra các chuyển động của nhà đầu lớn đang cố thao túng thị trường. Ngoài ra, các nhà đầu tư có thể sử dụng kiến thức để phân tích kỹ thuật chứng khoán, phân tích các sự kiện, tin tức bất ngờ sẽ ảnh hưởng đến giá như thế nào để không bị tác động bởi bẫy tăng giá.
Các nhà đầu tư phải giữ vững tâm lý khi giao dịch để tránh bị cuốn vào trò chơi số đông. Tình trạng này phổ biến ở các nhà đầu tư mới, khi thấy nhiều người tham gia vào một xu hướng, bản thân sẽ hoang mang và quên phán đoán trước đó và có khả năng dẫn đến thua lỗ khi đầu tư.
Cắt lỗ (Stop loss), chốt lời (Take profit) là một chiến lược phòng ngừa rủi ro hiệu quả nhất mà các nhà đầu tư phải biết. Đặc biệt với các giao dịch rủi ro như Bull Trap, việc giảm lỗ và chốt lời càng quan trọng. Nếu bạn luôn quản lý mức cắt lỗ 1-2% tài khoản thì có dính phải Bull Trap cũng không gây tổn thất nặng nề.
Hiểu rõ cấu trúc giá để biết giá có quá đà hay không? Liệu cấu trúc tăng giá có bền vững hay không hay đơn giản chỉ là một đợt tăng giá tạm thời do tâm lý đám đông? Cấu trúc giá tăng phải có đỉnh và đáy rõ ràng, khi đó mức độ tin cậy sẽ cao hơn.
Một trong những yếu tố khiến nhà đầu tư mắc bẫy tăng giá là cảm xúc nhất thời. Khi gặp tin nóng hoặc tin đồn thị trường, đừng để cảm xúc chi phối. Đầu tư theo cảm xúc dễ dẫn đến các quyết định thiếu chính xác như mua vào ở đỉnh hoặc bán tháo ở đáy, gây tổn thất nặng nề. Luôn giữ tâm lý bình tĩnh và tuân thủ kế hoạch đã đặt ra.
>>> Tham khảo:
Bull Trap tuy là bẫy giá nhưng biết cách tận dụng các nhà đầu tư có thể thu lời. Dưới đây là chiến lược để giao dịch Bull Trap mà bạn có thể tham khảo:
Khi thị trường bị kéo thành hình dạng parabol. Nguyên nhân là do các FOMO (FOMO là các nhà đầu tư bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng tâm lý đang lo lắng bỏ lỡ cơ hội khi đứng ngoài trào lưu đám đông) đặt mua nên đẩy giá lên cao vượt quá giá trị thực tế. Đây là hình thái có xu hướng đảo chiều rất nhanh do kém bền vững. Nhà đầu tư khó xác định được giá sẽ di chuyển bao xa và rất khó để đặt lệnh cắt lỗ.
Build Up là một hình thức thị trường trong đó các vùng giá đang giằng co và dồn lại ở khu vực kháng cự. Khi giao dịch tại đây, các nhà đầu tư được đảm bảo an toàn hơn vì tỷ lệ lời lỗ khá tốt nhờ vào việc có thể dễ dàng đặt lệnh Stop loss.
Vùng giá đang giằng co cho thấy người mua đã sẵn sàng mua với giá cao. Trong vùng kháng cự tích lũy càng lâu thì càng có nhiều nhà đầu tư đặt lệnh mua. Giá được đẩy cao hơn và mang về lợi nhuận mà nhà đầu tư mong muốn.
Ngoài ra, Zalopay cũng cung cấp những thuật ngữ liên quan đến đầu tư chứng khoán dành cho những nhà đầu tư mới như: chỉ số Dow Jones, chỉ số VNIndex, chứng quyền, chứng khoán phái sinh, lý thuyết Dow, chỉ số Nikkei, chỉ số NASDAQ,...
Như vậy bài viết trên của Zalopay đã tổng hợp các thông tin xoay quanh thuật ngữ Bull trap là gì, những nguyên nhân gây ra bẫy này cũng như giải pháp giúp nhà đầu tư tránh được Bull trap một cách tối đa. Nhìn chung giá thị trường biến động do các nhà đầu tư lớn tác động thường xuyên xảy ra. Do đó các nhà đầu tư cần nâng cao kiến thức, trang bị kỹ năng phân tích thị trường đồng thời luyện tập thật nhiều để việc đầu tư an toàn và có hiệu quả.
Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay