Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư

Break Out là gì? Bí quyết nhận biết Break Out trong chứng khoá

Break Out là khái niệm khá phổ biến khi phân tích kỹ thuật trong lĩnh vực đầu tư chứng khoán. Từ tín hiệu của Break Out, nhà đầu tư đưa ra cho mình một chiến lược giao dịch hiệu quả. Vậy Break Out là gì? Cách xác định điểm Break Out như thế nào? Hãy cùng ZaloPay khám phá phía dưới chi tiết nội dung bài viết nhé!

Break Out là gì?

Break Out là hiện tượng giá vượt qua mức hỗ trợ hoặc kháng cự để bắt đầu một xu hướng mới, điểm này được gọi là điểm bứt phá về giá. Trong giao dịch và đầu tư, đây là tín hiệu rất quan trọng.  Break Out là điểm phá vỡ mức hỗ trợ hoặc kháng cự gần nhất. Sau đó là một đợt sóng lên hoặc xuống, hiện tượng này xảy ra khi biểu đồ giá đi ngang (sideway) trong nhiều phiên liên tiếp.

Break Out là gì?

Phân loại điểm Break Out

Break Out khỏi vùng sideway

Sideway là khoảng giá mà biểu đồ nến tích lũy đi ngang. Khi cả người mua và người bán đều không mặn mà với việc mua bán. Giá chỉ dao động trong vùng kháng cự, hỗ trợ. Khi giá Break Out thoát khỏi phạm vi đi ngang, khối lượng giao dịch tăng đột biến, đây là tín hiệu cho xu hướng tăng hoặc giảm mạnh mẽ tiếp theo của chứng khoán. Biểu đồ nến Sideway trong khoảng thời gian càng lâu thì khả năng Break Out càng mạnh mẽ.

Phân loại điểm Break Out

Break Out khỏi trendline của xu hướng

Break Out khỏi đường Trendline tăng hoặc giảm. Khi giá được phá vỡ ở các mốc quan trọng này, nó có khả năng đảo ngược xu hướng tăng hoặc điều chỉnh giảm trước khi tiếp tục đi theo xu hướng cũ.

Break Out khỏi trendline của xu hướng

Break Out khỏi các mô hình giá

Trong phân tích kĩ thuật, các mô hình giá có nhiều hình dạng khác nhau như mô hình lá cờ, mô hình hình chữ nhật, mô hình tam giác,mô hình cốc tay cầm,... thể hiện cho các đợt sóng tích lũy của thị trường.

Khi thị trường bắt đầu xu hướng đảo chiều. Giá của chứng khoán thường sẽ Break Out thoát ra khỏi các mô hình giá này. Nhà đầu tư sẽ quyết định hướng đi tiếp theo của giá sau khi Break Out khỏi mô hình giá hiện tại. Chẳng hạn, xu hướng đảo ngược sẽ xảy ra khi giá Break Out khỏi mô hình vai đầu vai, 2 đáy, 2 đỉnh, 3 đáy, 3 đỉnh…

Break Out khỏi các mô hình giá

Break Out cùng 1 nến

Break Out xảy ra nhanh chóng trong cùng một cây nến khá thích hợp với các nhà đầu tư thích giao dịch theo kiểu lướt sóng hay đầu tư ngắn hạn. Tuy nhiên, do khó đánh giá và dễ bị nhiễu thông tin nên loại Break Out này không được sử dụng thường xuyên trong thực tế giao dịch đầu tư.

Break Out cùng 1 nến

Break Out giả

Break Out giả xảy ra khi một đường giá vượt qua mức hỗ trợ hoặc kháng cự nhưng sau đó đảo ngược hướng đi và di chuyển theo hướng ngược lại. Mặc dù Break Out giả mang lại rủi ro thua lỗ khá cao nhưng đây cũng là một cơ hội giúp bạn kiếm được một khoản chênh lệch giá khá lớn. Bạn nên giao dịch ngược với hướng Break Out nếu nhận thấy đây là trường hợp Break Out giả.

Thế nào là điểm Break Out thành công?

Xác định điểm Break Out dựa theo ngưỡng lọc và giá đóng

Đường giá đóng cửa phải cao hơn mức kháng cự thì điểm Break Out mới được tính là phá vỡ xu hướng giá thành công. Tùy thuộc vào dòng thời gian của biểu đồ nến mà lựa chọn, giá đóng cửa có thể là giá đóng hàng ngày, hàng giờ hoặc hàng tuần. Một điều nên chú ý là Break Out có nhiều khả năng là một đợt phá vỡ giả nếu chỉ có các chân nến nằm ngoài vùng hỗ trợ/kháng cự.

Tiêu chí giới hạn ngưỡng lọc cũng là một yếu tố quan trọng. Đó là độ sâu mà mức kháng cự/hỗ trợ của thân nến đã bị xuyên thủng. Để đảm bảo độ chính xác của cây nến Break Out, bạn cần đặt một ngưỡng lọc cụ thể. Giới hạn này có thể được đặt ở một nửa chiều dài thân nến.

Dựa vào tính thanh khoản để xác định điểm Break Out

Khối lượng giao dịch trong một phiên thể hiện tính thanh khoản của một cổ phiếu. Thanh khoản tăng khi khối lượng giao dịch tăng. Thanh khoản cao là yếu tố quan trọng cần có cho một phiên Break Out. Do khối lượng giao dịch cao, điều này cho thấy rằng có đủ lực cầu hỗ trợ cho giá để tránh đảo chiều và giảm. 

Nhà đầu tư thường sẵn sàng chấp nhận mua giá cao để bán giá cao hơn khi giao dịch theo phương pháp Break Out. Do đó, các nhà đầu tư phải sẵn sàng mua theo đuổi nếu thị trường đang theo xu hướng đủ mạnh. Và một trong những yếu tố quyết định độ mạnh của xu hướng thị trường là tính thanh khoản.

Sử dụng các chỉ báo kỹ thuật

Để đảm bảo hơn rằng điểm Break Out thực sự, bạn có thể sử dụng các chỉ báo kỹ thuật khác. RSI và đường xu hướng (trendline) là một số chỉ số phổ biến. Các mô hình giá (chẳng hạn như đầu và vai, mô hình nến, v.v.) là một công cụ kỹ thuật khác mà bạn có thể sử dụng. Điểm Break Out sẽ chính xác hơn nếu tất cả các chỉ báo này chỉ ra khả năng đảo chiều giá.

Chiến lược giao dịch Break Out hiệu quả

Thời điểm bạn xác định điểm Break Out đầu tiên, bạn nên tiến hành đặt vào lệnh. Lệnh này chỉ nên chiếm 30% khối lượng giao dịch.

  • Bạn sẽ có lãi nếu việc xác định Break Out này thành công. Ngược lại, bạn sẽ không thua lỗ quá nhiều nếu đây là một Break Out giả.
  • Vào lệnh thứ hai tại mức hỗ trợ hoặc kháng cự. Tại điểm này, bạn có thể vào lệnh với khối lượng lớn hơn lệnh đầu tiên.
  • Khả năng thành công ở lần vào lệnh thứ ba này sẽ khá cao sau khi giá đã kiểm tra lại ngưỡng kháng cự và hỗ trợ.
  • Bạn có thể giao dịch khối lượng lớn hơn và đặt lệnh cao hơn trong các lệnh tiếp theo tùy các lệnh đã đặt trước đó.

Như vậy, bài viết trên ZaloPay đã cung cấp đến bạn những thông tin xoay quanh khái niệm Break Out trong phân tích kỹ thuật đầu tư chứng khoán. Hy vọng đây sẽ là công cụ hỗ trợ hữu hiệu giúp quá trình đầu tư của bạn đạt được hiệu quả cao nhất.

Tags:
#thị_trường_chứng_khoán#học_đầu_tư_chứng_khoán#kinh_te_thi_truong#thuat_ngu_kinh_te#đầu_tư_tài_chính

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay