Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư

Trạng thái sideway là gì trong chứng khoán?

​​Khác với xu hướng downtrend (giá giảm) hay uptrend (giá tăng), xu hướng sideway sẽ duy trì sự cân bằng của giá mua và giá bán, khiến các trader gặp khó khăn khi đưa ra quyết định đầu tư. Vậy chính xác sideway là gì? Làm thế nào để nhận diện sideway? Tất cả sẽ được ZaloPay giới thiệu chi tiết trong bài viết này.

Trạng thái sideway là gì?

Trong chứng khoán, sideway là trạng thái thị trường “đi ngang”, mức giá di chuyển dao động giữa mức hỗ trợ (support) và kháng cự (resistance) mạnh nhưng không đạt đỉnh hay chạm đáy. Đây là thời gian mức giá ngoại tệ và cổ phiếu ở trạng thái bình ổn, không tăng cũng không giảm đột ngột. Điều này khiến các nhà đầu tư khó xác định thời điểm nào nên mua vào và nên bán ra.

Sideway không phải lúc nào cũng mang ý nghĩa tiêu cực, nó còn được coi là giai đoạn nghỉ ngơi của thị trường giữa những đợt biến động mạnh mẽ. Thị trường cần sideway để bình ổn và các nhà đầu tư cũng cần sideway để có dịp nghỉ ngơi, củng cố kiến thức cũng như lên kế hoạch đầu tư tiếp theo.

Trạng thái sideway trong chứng khoán là gì?
Nguồn: investopedia.com

Đặc điểm của trạng thái sideway trong chứng khoán

Xuất hiện ở cuối xu hướng giá tăng hoặc giảm

Sideway thường xảy ra ở cuối một xu hướng tăng hoặc giảm. Đây là giai đoạn nghỉ ngơi của thị trường sau một thời gian dài tăng hoặc giảm mạnh. Sideway chính thức được xác nhận khi giá cổ phiếu đã qua 4 điểm đảo chiều lên xuống mà vẫn chưa có dấu hiệu bứt phá.

Đặc điểm của trạng thái sideway trong chứng khoán
Nguồn: soriaforcongress.com

Tính ổn định đi ngang

Trong giai đoạn sideway, giá chứng khoán đi ngang trong một biên độ ổn định và không hình thành xu hướng cụ thể. Cụ thể, giá sẽ dịch chuyển trong vùng sideway được hình thành bởi ngưỡng hỗ trợ và ngưỡng kháng cự. Thời gian sideway càng kéo dài thì các mức độ breakout (hiện tượng giá tăng đột biến vượt khỏi ngưỡng kháng cự) hoặc breakdown (hiện tượng giá tăng đột biến vượt khỏi ngưỡng hỗ trợ) càng mạnh mẽ. 

Kết thúc khi đường giá vượt khỏi vùng hỗ trợ hay kháng cự

Xu hướng sideway kết thúc khi các đỉnh mới cao hơn hoặc đáy mới thấp hơn được hình thành. Cụ thể, giá sẽ phá vỡ ngưỡng kháng cự hoặc hỗ trợ để tiếp tục xu hướng mới. Xu hướng này có thể là uptrend hoặc downtrend.

Xem thêm: Sách chứng khoán: Top những đầu sách hay về đầu tư và làm giàu từ chứng khoán

Xu hướng sideway kết thúc khi các đỉnh mới cao hơn hoặc đáy mới thấp hơn
Nguồn: bpcdn.co

Cách xác định trạng thái sideway để nắm bắt thị trường chứng khoán

Sử dụng các vùng hỗ trợ và kháng cự

Quan sát vùng hỗ trợ và kháng cự là phương pháp đơn giản và rất hiệu quả được các nhà đầu tư sử dụng để nhận biết sideway. Với cách này bạn chỉ cần sử dụng vẽ các đường đi qua đáy và đỉnh cũ để xác định vùng kháng cự và vùng hỗ trợ. Nếu thấy giá nhiều lần chạm vào 2 vùng này nhưng lại không tạo được đỉnh và đáy mới chứng tỏ thị trường đang sideway.

Sử dụng đỉnh và đáy

Đối với uptrend, vì phe mua chiếm phần thắng nên biểu đồ giá đạt được một mức đỉnh mới, đồng thời đáy cũng được đẩy lên mức giá cao hơn vì giá đang thấp và phe mua đang có lực cầu để mua. Ngược lại đối với downtrend, giá đáy sẽ được đẩy càng ngày càng thấp hơn vì phe bán ngày chiếm ưu thế và phe mua thì không có lực cầu để mua với giá thấp. Dấu hiệu nhận biết Sideway lúc này là khi giá thất bại trong việc tạo ra đỉnh cao hơn hoặc đáy thấp hơn. 

Tuy nhiên, khi xuất hiện mức đỉnh mới thấp hơn (LH) hoặc mức đáy mới thấp hơn (LL) trong một xu hướng uptrend, hãy cẩn thận vì đây có thể dự báo bạn đang trong sideway hoặc tệ hơn là sắp xuất hiện xu hướng đảo chiều.

Cách xác định trạng thái sideway để nắm bắt thị trường chứng khoán
Nguồn: vnrebates.net

Dựa vào đường trung bình

Trong trường hợp thị trường ở trong trạng thái uptrend hoặc downtrend thì giá sẽ có hiện tượng cắt đường trung bình động MA (Moving Average) từ trên xuống hoặc từ dưới lên từ 1-2 lần. Còn khi thị trường đang sideway, giá càng đi ngang thì nó sẽ càng cắt qua đường MA nhiều lần.

khi thị trường đang sideway, giá càng đi ngang thì nó sẽ càng cắt qua đường MA nhiều lần
Nguồn: luckscout.com

Kênh giá và các đường xu hướng

Phương pháp sử dụng kênh giá và các đường xu hướng (trendline) sẽ hiệu quả khi xác định một xu hướng dài hơn, vì nó cần có ít nhất 2 điểm để vẽ trendline (tốt nhất là nên sử dụng 3 điểm).

Thị trường sideway được xác định bằng 2 đường xu hướng chứ không phải 1 như uptrend hoặc downtrend. Trong đó, đường xu hướng dưới được vẽ bằng cách nối các đáy với nhau và đường xu hướng trên là đường thẳng nối các đỉnh với nhau sao cho 2 đường này song song. Kênh giá đi ngang bị phá vỡ khi mức giá vượt ra khỏi 1 trong 2 đường này để hình thành xu hướng mới: tăng, giảm hoặc một sideway mới với kênh giá mới.

Thị trường sideway được xác định bằng 2 đường xu hướng chứ không phải 1 như uptrend hoặc downtrend
Nguồn: cryptotradingguide.com

Sử dụng chỉ báo Choppy Index

Chỉ báo Choppy index là công cụ dùng để xác định thị trường có đang rơi vào trạng thái Choppy hay không. Trong đó, Choppy (biến động) là một điều kiện thị trường trong đó giá thị trường này tăng hoặc giảm đáng kể trong khoảng thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn.

Chỉ báo này giúp xác định được xu hướng hiện tại của thị trường chứ không dự đoán được diễn biến của thị trường trong tương lai. Xét ví dụ dưới đây, có thể thấy giai đoạn giá nằm dưới đường 40 hoặc nằm trên đường 60, thì ta có thể xác định là thị trường đang rơi vào giai đoạn Choppy.

Sử dụng chỉ báo Choppy Index
Nguồn: vct.com.vn

Xác định xu hướng trong khung thời gian nhỏ

Xu hướng thị trường ở mỗi khung thời gian là khác nhau. Xét ví dụ dưới đây, có thể thấy  thị trường trong giai đoạn sideway, rõ ràng nếu nhìn trong khung thời gian lớn sẽ chẳng có một dấu hiệu gì để vào lệnh cả. Nhưng nếu nhìn vào khung thời gian nhỏ, có thể nhìn thấy được xu hướng của thị trường lúc này là xu hướng tăng nhưng vẫn chưa chạm đến biên trên của vùng sideway nên ta hoàn toàn có thể vào một lệnh mua và xác định mục tiêu giá lên vùng biên trên. Kết quả là giá vừa chạm biên trên đã rơi mạnh xuống.

3 công cụ phân tích trạng thái sideway trong thị trường chứng khoán

Chỉ báo RSI

RSI (Relative Strength Index) là chỉ số sức mạnh tương đối dùng để xác định mức độ mạnh yếu của xu hướng. 

Ý nghĩa chỉ số RSI:

  • RSI > 70: thị trường đang quá mua và tăng giá mạnh.
  • RSI < 30: thị trường đang quá bán và giảm giá mạnh. 
  • 40 < RSI < 60: thị trường đang sideway.
Phân tích chỉ báo RSI để biết thị trường sideway
Nguồn: hocitfree.com

Chỉ báo ADX

Chỉ báo ADX chỉ giúp đo lường độ mạnh của xu hướng hiện tại mà không xác định được xu hướng sẽ tăng hay giảm. Vì vậy khá hiệu quả khi dùng ADX để xác định thời điểm xuất hiện của Sideway. Các chỉ số ADX có mức biến đổi từ 0 - 100. Nếu thấy ADX < 25 chứng tỏ xu hướng đang rất yếu và thị trường đang ở trạng thái Sideway. Chỉ số này càng thấp thì của xu hướng đó càng yếu và ngược lại.

Chỉ báo ADX chỉ giúp đo lường độ mạnh của xu hướng hiện tại mà không xác định được xu hướng sẽ tăng hay giảm
Nguồn: finashark.vn

Dải Bollinger Band

Chỉ báo Bollinger Band (BB) gồm 3 dải băng giúp nhà đầu tư nhận định xu hướng di chuyển của giá. Nếu thấy dải băng trên và dải băng dưới thu hẹp lại gần dải băng giữa thì chứng tỏ giá đang biến động rất thấp và thị trường cũng đang sideway.

Dùng chỉ báo Bollinger Band để xác định sideway
Nguồn: ewrinfo.com

Hy vọng bài viết trên của ZaloPay đã giúp bạn nắm được các kiến thức liên quan đến thị trường sideway là gì và cách nhận diện sideway. Thực tế, không có công cụ nào có thể dự đoán chính xác 100% xu hướng thị trường sẽ đi ngang, đảo chiều hay tiếp diễn. Vì vậy bạn cần phải phân tích thị trường kỹ lưỡng để đưa ra quyết định đầu tư chính xác nhất. 

Tags:
#thị_trường_chứng_khoán#học_đầu_tư_chứng_khoán#đầu_tư_tài_chính

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay