Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư

Pivot là gì? Cách xác định và sử dụng Pivot trong đầu tư

Sử dụng Pivot trong đầu tư để xác định các mức kháng cự và hỗ trợ là một phương pháp giao dịch được nhiều nhà đầu tư tin cậy và lựa chọn. Vậy Pivot là gì và làm thế nào để sử dụng phương pháp này một cách hiệu quả trong giao dịch chứng khoán, ZaloPay sẽ giúp bạn giải đáp qua bài viết dưới đây.

Điểm Pivot là gì?

Điểm Pivot hay Pivot Point còn gọi là “điểm xoay”, nghĩa là tại vùng này xu hướng giá có thể đảo chiều. Điểm pivot được xác định bằng cách tính giá trị trung bình của mức giá cao nhất, thấp nhất và giá đóng cửa của phiên giao dịch trước đó. 

Nhờ vào chỉ báo Pivot Point, các nhà giao dịch sẽ xác định được mức kháng cự và hỗ trợ - 2 yếu tố quan trọng trong quá trình giao dịch. Từ đó, giúp các trader dự đoán được xu hướng giá và xác định được điểm đảo chiều.

Lưu ý:

  • Hỗ trợ là vùng có giá thuận lợi để cầu tăng mạnh, khi giá về vùng hỗ trợ thường có xu hướng quay đầu tăng hoặc đi ngang.
  • Kháng cự là vùng giá khiến nhu cầu cung tăng mạnh, giá chạm kháng cự thường có xu hướng quay đầu.

Cách xác định điểm Pivot

Cấu tạo của Pivot Point

Pivot point cấu tạo từ 3 thành phần chính, bao gồm:

  • Đường chính PP: Là điểm xoay và cùng là đường trục chính.
  • Các mức hỗ trợ: gồm S1, S2 và S3 nằm dưới đường PP (còn gọi là các điểm xoay hỗ trợ)
  • Các mức kháng cự: gồm  R1, R2 và R3 nằm trên đường PP (còn gọi là các điểm xoay kháng cự)

Nếu giá nằm phía trên điểm Pivot và có xu hướng tiến gần đến các mức hỗ trợ S1, S2, S3 cho thấy xu hướng thị trường đang tích cực. 

Khi giá nằm bên dưới điểm Pivot và có xu hướng tiến gần đến các vùng kháng cự R1, R2, R3 cho thấy trạng thái giá trở nên tiêu cực .

Công thức tính

Bạn có thể áp dụng cách tính điểm pivot như sau: 

Công thức tính
Nguồn: vegacdn.vn

 

Ưu nhược điểm của chỉ báo Pivot

Tương tự những chỉ báo kỹ thuật khác, Pivot cùng tồn tại những ưu điểm và nhược điểm riêng. Các nhà đầu tư cần ghi nhớ để biết cách vận dụng chỉ báo này hiệu quả hơn:

Ưu điểm

  • Dựa vào pivot point, các trader có thể xác định các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Từ đó, tìm ra thời điểm vào và thoát lệnh tiềm năng nhờ xác định được vùng giá đảo chiều. Khi giá nằm trên đường pivot point tức là cung lớn hơn cầu,  phía bán đang chiếm ưu thế, đây là lúc nhà đầu tư nên bán ra hoặc đóng lệnh mua. Ngược lại, khi giá di chuyển dưới đường pivot point thì cầu lớn hơn cung, phía mua đang chiếm ưu thế, nhà đầu tư nên cân nhắc mua vào hoặc đóng lệnh bán.
  • Các nhà đầu tư có thể sử dụng điểm pivot trên mọi khung thời gian đồ thị.
  • Các trader có thể kết hợp pivot point với một số chỉ báo khác như RSI, MACD hay khối lượng giao dịch volume để nâng cao xác suất thành công của giao dịch.
Ưu nhược điểm của chỉ báo Pivot

Nhược điểm

  • Lưu ý rằng khi giá cao nhất và giá thấp nhất của khung thời gian trước đó quá gần nhau thì các tín hiệu phát ra có khả năng cao là tín hiệu giả, không đáng tin cậy.
  • Khi giá cao nhất và thấp nhất của khung thời gian trước đó cách nhau quá xa, điểm pivot thường không thể dự báo tín hiệu giá ở các khung thời gian sau đó. 
  • Nếu các đường hỗ trợ và kháng cự biến đổi mạnh sẽ rất khó để các nhà giao dịch xác định điểm cắt lỗ hiệu quả và không đảm bảo được mức tỷ lệ chuẩn giữa rủi ro và lợi nhuận.

Kháng cự - Hỗ trợ trong điểm xoay Pivot

Để hiểu về điểm pivot, trước tiên nhà đầu tư cần hiểu rõ được 2 khái niệm quan trọng trong chứng khoán, đó là cung và cầu. Với: 

  • Cung là lượng chứng khoán mà các nhà đầu tư sẵn sàng bán ra 
  • Cầu là lượng chứng khoán mà các nhà đầu tư sẵn sàng mua vào

Sự chênh lệch giữa 2 yếu tố cung và cầu chính là nguyên nhân tạo nên những biến động không ngừng trên thị trường tài chính. Khi bên cung chiếm ưu thế sẽ khiến giá có xu hướng giảm và ngược lại.

Hỗ trợ là khu vực giá có xu hướng bật tăng trở lại do cầu tăng mạnh và bên mua không cho giá giảm thêm. 

Ngược lại, kháng cự là vùng có mức giá khiến nhu cầu cung tăng mạnh và bên bán có xu hướng khiến giá không tăng thêm.

Pivot point cũng được sử dụng trong giao dịch như những ngưỡng hỗ trợ và kháng cự, nhằm giúp trader xác định được điểm giá đảo chiều và dự đoán xu hướng thị trường, từ đó có chiến lược giao dịch hợp lý.

Ý nghĩa của điểm Pivot trong chứng khoán

Ý nghĩa của điểm Pivot trong chứng khoán
Nguồn: vegacdn.vn

Điểm xoay Pivot được các nhà đầu tư xem là giá trị trung bình, họ dựa vào chỉ báo này để cân nhắc việc đặt lệnh mua bán. 

Pivot là công cụ giúp xác định các ngưỡng kháng cự và hỗ trợ. Vì vậy, khi thực hiện giao dịch với Pivot, các nhà đầu tư có thể tiến hành tương tự như giao dịch với ngưỡng kháng cự và hỗ trợ.

Pivot có thể được áp dụng trong các giao dịch tài chính theo hai trường hợp:

  • Trường hợp 1: Pivot point và các mức hỗ trợ, kháng cự: các nhà đầu tư cần phải xem xét các mức hỗ trợ, kháng cự để quyết định chiến lược mua/bán cụ thể.
  • Trường hợp 2: Pivot point và xu hướng của thị trường: các nhà giao dịch cần coi điểm mua Pivot là điểm để xác định xu hướng tiếp theo của thị trường. Từ đó cân nhắc cụ thể chiến lược vào lệnh.

Hướng dẫn giao dịch với Pivot Point

Giao dịch khi thị trường đi ngang

Giao dịch khi thị trường đi ngang

Khi thị trường đi ngang và chưa có xu hướng rõ rệt, giá di chuyển trong phạm vi giữa các mức hỗ trợ và kháng cự, bạn thực hiện vào lệnh Buy (Mua) tại vị trí đường hỗ trợ và lệnh Sell (Bán) tại vị trí vùng kháng cự. Đặt điểm dừng lỗ (Stoploss) ở phía dưới đường hỗ trợ và phía trên mức kháng cự.

Giao dịch khi thị trường Breakout

Giao dịch khi thị trường Breakout
Nguồn: finhay.com.vn

Khi giá breakout khỏi kháng cự/hỗ trợ, bạn có thể lựa chọn hành động theo một trong hai phương án sau:

  • Một, thực hiện đặt lệnh Buy stop/Sell stop cách kháng cự/hỗ trợ một đoạn, mục tiêu chốt lời tại hỗ trợ/kháng cự gần nhất.
  • Hai là đợi giá quay lại retest sau khi Breakout rồi tiến hành vào lệnh, mục tiêu chốt lời tại kháng cự/hỗ trợ gần nhất.

Giao dịch khi thị trường đảo chiều

Giao dịch khi thị trường đảo chiều
Nguồn: vegacdn.vn

Trong tình huống này, bạn cần phải theo dõi và chờ đợi tín hiệu thích hợp rồi mới tiến hành giao dịch. Theo ví dụ dưới đây, giá đang trong một xu hướng tăng và đã di chuyển lên phía trên đường PP, khi chạm ngưỡng R3 thì xuất hiện một cặp nến đảo chiều mạnh báo hiệu giá có thể quay đầu giảm. Lúc này, bạn hãy đặt lệnh Sell limit tại đường R3, điểm dừng lỗ cao hơn đỉnh cây nến cao nhất và mục tiêu chốt lời tại hỗ trợ gần nhất là đường S1.

Những điều lưu ý khi áp dụng Pivot

Chỉ báo Pivot Point luôn nhận được sự đánh giá cao từ các nhà đầu tư bởi khả năng dự đoán tương đối chính xác xu hướng thị trường.

Khác với khi tiến hành giao dịch với các đường Trendline, các mức điểm của Pivot point thường giống nhau ở các khung giờ trong cùng một ngày và chỉ có một công thức chung. Dù vậy, Pivot sẽ thay đổi theo từng ngày. 

Lưu ý rằng, 7 đường cấu tạo nên điểm xoay Pivot point cũng có bản chất và chức năng tương tự các vùng kháng cự và hỗ trợ.

Chiến lược thực hiện giao dịch điểm xoay Pivot

Có 2 cách giao dịch cơ bản với điểm xoay Pivot là giao dịch khi giá chạm đường kháng cự/hỗ trợ bật lại và giao dịch khi giá breakout khỏi các ngưỡng hỗ trợ/kháng cự. 

Ngoài ra, để tăng xác suất thành công và an toàn trong giao dịch, trader có thể kết hợp Pivot Point với các mô hình nến đảo chiều, chỉ báo MACD. Sau đây là những mô tả chi tiết về các chiến lược này.

Giao dịch khi giá chạm vào hỗ trợ, kháng cự và bật lại

Khi giá đi vào các vùng hỗ trợ, kháng cự thường có xu hướng quay đầu, các trader có thể tiến hành giao dịch tại các vị trí này để đạt mục tiêu kiếm lợi nhuận. Để đảm bảo an toàn, các trader nên chọn các đường kháng cự, hỗ trợ mạnh (nhận biết bằng cách quan sát giá ta thấy giá liên tục chạm vào các đường này nhưng không thể phá vỡ được). 

Bạn có thể tiến hành giao dịch như sau:

  • Khi giá gần chạm vào đường kháng cự phía trên PP, trader sẽ tiến hành đặt lệnh Sell (Bán). Điểm dừng lỗ (Stop loss) bên trên kháng cự và mục tiêu chốt lời (Take profit) là vị trí ở mức hỗ trợ bên dưới đường trung tâm.
  • Khi giá gần chạm vào đường hỗ trợ phía dưới PP, trader sẽ tiến hành đặt lệnh Buy (Mua). Điểm dừng lỗ (Stop loss) sẽ được đặt bên dưới hỗ trợ và mục tiêu chốt lời (Take profit) ở mức kháng cự nằm bên trên đường trung tâm.
Giao dịch khi giá chạm vào hỗ trợ, kháng cự và bật lại
Nguồn: 8thstreetgrille.com

Giao dịch theo điểm phá vỡ breakout

Tương tự như với chiến lược giao dịch theo đường hỗ trợ và kháng cự, giá sau khi breakout khỏi những vùng này sẽ tăng mạnh hoặc giảm mạnh. Trader cũng có thể tiến hành giao dịch breakout như sau: 

  • Buy (Mua) khi giá phá vỡ các ngưỡng kháng cự R1, R2, R3 và đi lên.
  • Sell (Bán) khi giá phá vỡ các mức hỗ trợ S1, S2, S3 và đi xuống.
Giao dịch theo điểm phá vỡ breakout
Nguồn: vegacdn.vn

Chi tiết như sau:

  • Vị trí vào lệnh: Tại cây nến phá vỡ hoặc sau khi giá break out và quay lại test ngưỡng kháng cự bị phá vỡ. Tuy nhiên, với chiến lược vào lệnh retest này, sẽ có khả năng bạn bị bỏ lỡ cơ hội nếu giá không quay đầu test mà đi thẳng. Mặt khác, với cách vào lệnh này, bạn sẽ hạn chế mắc phải tình trạng break giả.
  • Điểm dừng lỗ (Stop loss): Bên dưới đường kháng cự bị phá vỡ với lệnh Buy (Mua) và bên trên đường hỗ trợ bị phá vỡ với lệnh Sell (Bán).
  • Mục tiêu chốt lời (Take profit): Trader nên đặt chốt lời tại các ngưỡng kháng cự tiếp theo với lệnh Buy và hỗ trợ tiếp theo với lệnh Sell.

Giao dịch theo đường PP trung tâm

Ngoài việc giao dịch theo các ngưỡng hỗ trợ, kháng cự của PP thì trader cũng có thể sử dụng đường trung tâm PP để lên kế hoạch cho việc giao dịch. Bạn sẽ dựa vào vị trí của giá so với đường PP để xác định xem bên mua hay bên bán đang chiếm ưu thế, sau đó lên kế hoạch vào lệnh như sau:

  • Vào lệnh Buy (Mua) khi: giá bứt phá vượt lên PP => phe mua đang nắm giữ thị trường.
  • Vào lệnh Sell (Bán) khi giá bứt phá PP và đi xuống => phe bán đang kiểm soát thị trường.

Điểm vào lệnh: tại cây nến bứt phá khỏi đường PP trung tâm hoặc cây nến xác nhận xu hướng (xanh/đỏ) sau khi break out.

  • Điểm thực hiện cắt lỗ: Bên trên đường trung tâm PP với lệnh Sell (Bán) và bên dưới đường trung tâm PP với lệnh Buy (Mua).
  • Mục tiêu chốt lời: Tại các vùng kháng cự và hỗ trợ S, R tiếp theo tùy theo lệnh vào là Buy (Mua) hay Sell (Bán).
Giao dịch theo đường PP trung tâm
Nguồn: 8thstreetgrille.com

Kết hợp Pivot Point với các mô hình nến đảo chiều

Tại các vùng hỗ trợ, kháng cự được tạo bởi PP, giá sẽ có xu hướng quay đầu và khả năng đảo chiều sẽ cao hơn nếu có sự xác nhận của các mẫu hình nến đảo chiều. Với chiến lược này, các nhà đầu tư sẽ thực hiện giao dịch như với chiến lược khi giá chạm vào kháng cự, hỗ trợ và bật lại ở trên. Chi tiết như sau:

  • Vị trí điểm vào lệnh: Tại giá đóng cửa của cây nến đảo chiều khi giá nằm trong các vùng kháng cự/hỗ trợ
  • Vị trí cắt lỗ: nằm trên đường kháng cự với lệnh Sell (Bán) và nằm dưới đường  hỗ trợ với lệnh Buy (Mua).
  • Mục tiêu chốt lời: Tại các mức kháng cự R1, R1, R3 với lệnh Buy (Mua) và các mức hỗ trợ S1, S2, S3 với lệnh Sell (Bán).
Kết hợp Pivot Point với các mô hình nến đảo chiều
Nguồn: vegacdn.vn

Kết hợp Pivot Point với chỉ báo MACD

Tín hiệu giao cắt từ chỉ báo MACD và đường tín hiệu PP sẽ giúp các nhà giao dịch xác nhận lại xu hướng tăng/giảm của giá trong chiến lược break out khỏi các vùng hỗ trợ/kháng cự. Cụ thể như sau:

  • Vào lệnh Buy (mua) khi: Giá break out khỏi các ngưỡng kháng cự R1, R2, R3. Đồng thời tín hiệu MACD xác nhận xu hướng tăng giá khi cắt đường tín hiệu từ dưới lên và biểu đồ Histogram cũng chuyển lên trên trục zero.
  • Vào lệnh Sell (bán) khi: Giá break out khỏi các ngưỡng hỗ trợ S1, S2, S3 và đi xuống. Đồng thời, tín hiệu MACD xác nhận xu hướng giảm giá khi cắt đường tín hiệu từ trên xuống và biểu đồ Histogram cũng chuyển xuống dưới đường zero.

Đối với phương pháp này ta có cách vào lệnh, điểm cắt lỗ và chốt lời được thực hiện tương tự như với chiến lược break out khỏi hỗ trợ, kháng cự.  MACD chỉ có tác dụng củng cố xác nhận lại tín hiệu break out của giá.

Kết hợp Pivot Point với chỉ báo MACD
Nguồn: 8thstreetgrille.com

Một số lưu ý khi giao dịch với Pivot Point

Tương tự các công cụ phân tích kỹ thuật khác, bên cạnh những ưu điểm của mình, Pivot Point cũng tồn tại một nhược điểm cần lưu ý:

  • Tín hiệu mà Pivot Point chỉ ra cho các nhà giao dịch trên các khung thời gian đều giống nhau do đều sử dụng 1 công thức tính toán chung duy nhất. Nhưng giá trị của các điểm xoay này sẽ thay đổi theo từng ngày.
  • Nhà đầu tư không nên sử dụng riêng lẻ một tín hiệu từ PP để giao dịch mà nên kết hợp với tối thiểu 2 – 3 công cụ khác, giúp tăng tỷ lệ giao dịch thành công.
  • Tuyệt đối không quên đặt điểm dừng lỗ và chốt lời trong mọi giao dịch với điểm xoay. 
  • Phải có chiến lược quản lý rủi ro, phân bổ vốn hợp lý khi tham gia giao dịch.

Bài viết trên ZaloPay đã chia sẻ chi tiết về chỉ báo Pivot Point. Mong rằng sau bài viết này, các nhà giao dịch đã hiểu được Pivot Point là gì và biết cách vận dụng công cụ này vào phân tích đồ thị giá hiệu quả. Tuy nhiên, lưu ý rằng các chiến lược mà ZaloPay đưa ra ở trên chỉ nhằm mục đích cho bạn tham khảo. Điều quan trọng là bạn hãy vận dụng những kiến thức này để thực hành và tự rút ra chiến lược riêng cho mình.

Tags:
#thuat_ngu_kinh_te#kinh_te_thi_truong#thị_trường_chứng_khoán#học_đầu_tư_chứng_khoán#đầu_tư_tài_chính#thong_tin_tai_chinh

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay