Margin (tên tiếng Việt: Giao dịch ký quỹ) là cách mà nhà đầu tư sử dụng tiền vay được vay từ công ty chứng khoán để làm đòn bẩy tài chính trong đầu tư. Người đầu tư sẽ sử dụng chính cổ phiếu hoặc các sản phẩm chứng khoán được phép ký quỹ khác để làm tài sản thế chấp (đảm bảo) cho khoản vay trên.
Vay margin là gì? Là việc nhà đầu tư vay tiền của Công ty Chứng khoán với một tỷ lệ ký quỹ nhất định. Nói cách khác, đây giống như một khoản vay thế chấp, trong đó, chứng khoán bạn mua sẽ được dùng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay.
Mặc dù Margin có thể mang lại nhiều lợi ích, nhà đầu tư vẫn cần hết sức thận trọng và quản lý tài khoản chặt chẽ để tránh rủi ro không đáng có. Nếu không kiểm soát tốt, việc sử dụng Margin có thể dẫn đến thua lỗ nghiêm trọng, thậm chí “cháy” tài khoản khi giá trị chứng khoán giảm xuống dưới mức ký quỹ bắt buộc.
>>> Tham khảo thêm một số thuật ngữ khác trong đầu tư chứng khoán hữu ích dành cho người mới bắt đầu: DCA là gì, Beta là gì, MACD là gì, chỉ số S&P 500, NAV là gì, Price Action là gì, ROE là gì, CPI là gì, EPS là gì,…
Full Margin là là một thuật ngữ chứng khoán chỉ trạng thái nhà đầu tư sẽ sử dụng tối đa tỷ lệ ký quỹ để mua mã cổ phiếu mình mong muốn. Theo quy định của Ủy ban Chứng khoán Việt Nam, tỷ lệ cho vay Margin tại các công ty chứng khoán tối đa là 1:2. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư có thể vay tối đa gấp đôi số vốn tự có của mình để thực hiện giao dịch chứng khoán. Tuy nhiên, để đề phòng “cháy” tài khoản khi vay ở mức Full Margin, nhà đầu tư cần theo dõi liên tục các biến động trên thị trường và cắt lỗ kịp thời nếu có rủi ro.
Ví dụ:
Có một mã cổ phiếu A được đánh giá là có tiềm năng tăng trưởng tốt trong thời gian tới. Bạn có 20.000.000 đồng để mua 1.000 cổ phiếu A đó. Nhưng với mong muốn có thể sinh lời nhiều hơn, bạn quyết định vay Margin của công ty chứng khoán với tỉ lệ 1:2. Có nghĩa là, bạn có thể có được tổng 40.000.000 đồng để đầu tư trong khi số tiền bạn bỏ ra ban đầu là 20.000.000 đồng để mua tổng 2.000 cổ phiếu A..
>> Xem thêm:
Call Margin (lệnh gọi ký quỹ) là công ty chứng khoán gọi đến và yêu cầu khách hàng nộp tiền hoặc tăng số lượng chứng khoán thế chấp để giữ tỷ lệ vay Margin ở mức an toàn. Call Margin sẽ xảy ra khi tỷ lệ ký quỹ giảm dưới ngưỡng an toàn cho phép hoặc Giá trị thực/tổng giá trị chứng khoán thấp hơn tỷ lệ ký quỹ quy định.
Ví dụ:
Có một Công ty Chứng khoán đưa ra tỷ lệ Margin (ký quỹ) duy trì 40%. Nhà đầu tư đang có 20.000.000 đồng và vay thêm từ margin từ Công ty Chứng khoán 10.000.000 để mua cổ phiếu A. Tài sản đảm bảo cho khoản vay trên là khối lượng cổ phiếu A.
Giả sử, cổ phiếu A bị giảm mất 45% so với giá trị mua vào, nhà đầu tư sẽ lỗ 9.000.000 đồng khi KHÔNG “Margin”.
Tuy nhiên, nếu như sử dụng Margin với sức mua là 30.000.000 đồng thì giá trị chứng khoán ngay tại thời điểm đó chỉ còn 16.500.000 đồng, điều đó có nghĩa là nhà đầu tư sẽ lỗ 13.500.000 đồng. Lúc này, trừ đi phần vay từ Margin của Công ty Chứng khoán 10.000.000 đồng, nhà đầu tư chỉ còn 6.500.000 đồng so với ban đầu có 30.000.000 đồng.
Tỷ lệ tài sản ròng/giá trị chứng khoán ngay thời điểm thua lỗ = 6.500.000/16.500.000 = 39%. Tỉ lệ này thấp hơn tỷ lệ ký quỹ 40%, cần phải duy trì, nên Công ty Chứng khoán sẽ “Call Margin” đến nhà đầu tư.
>> Xem thêm:
Force Sell (bán giải chấp) là tình huống công ty chứng khoán buộc phải bán một phần hoặc toàn bộ chứng khoán trong tài khoản margin của nhà đầu tư khi tỷ lệ ký quỹ giảm xuống dưới mức tối thiểu cho phép. Điều này xảy ra để bảo vệ công ty chứng khoán khỏi rủi ro mất vốn do nhà đầu tư không đủ khả năng trả nợ khi giá trị chứng khoán giảm mạnh.
Margin level là tỷ lệ phần trăm (%) dựa trên số lượng vốn của nhà đầu tư so với số tiền ký quỹ đã sử dụng. Hạn mức này là giá trị tối đa mà khách hàng có thể thực hiện vay từ công ty chứng khoán.
>> Xem thêm: Bán khống là gì? Tất cả kiến thức về bán khống trong chứng khoán
Các công ty chứng khoán sẽ được cho các nhà đầu tư vay vốn để tham gia thị trường, nhưng phải đảm bảo các điều kiện cụ thể.
>> Xem thêm:
Tỷ lệ Margin (hay tỷ lệ ký quỹ) là tỷ lệ cho vay tối đa của công ty chứng khoán đối với các nhà đầu tư dựa trên giá trị tài sản ròng. Công thức tính tỷ lệ ký quỹ Margin như sau:
M = (V – L)/V = Tài sản ròng của nhà đầu tư/Tổng giá trị chứng khoán
Trong đó:
Ví dụ minh họa
Một nhà đầu tư dùng 100 triệu đồng để đầu tư cổ phiếu A, trong đó 50 triệu đồng là vốn tự có, 50 triệu đồng là khoản vay Margin từ công ty chứng khoán. Sau một thời gian, giá trị cổ phiếu tăng lên 120 triệu đồng. Tỷ lệ Margin lúc này là:
M = (V - L) / V = (120-50)/120 = 0.5833
Kết luận: Tỷ lệ Margin hiện tại của nhà đầu tư A là khoảng 58.33%. Nghĩa là 58.33% giá trị danh mục đầu tư của nhà đầu tư A là vốn chủ sở hữu (tài sản ròng), 41.67% còn lại là vốn vay.
Trong trường hợp tỷ lệ Margin giảm xuống dưới mức duy trì tối thiểu mà công ty chứng khoán yêu cầu (thường là 25-30%), nhà đầu tư sẽ nhận được "margin call" và phải nạp thêm tiền hoặc bán một phần chứng khoán để tăng tỷ lệ margin trở lại mức an toàn.
>> Xem thêm:
>> Xem thêm:
Margin mang đến cơ hội lớn cho nhà đầu tư, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Người chơi chỉ nên sử dụng công cụ Margin khi thỏa mãn được các yêu cầu sau:
>>> Tham khảo thêm:
Dưới đây là lưu ý giúp nhà đầu tư nâng cao hiệu quả khi sử dụng công cụ Margin:
>> Xem thêm: Mô hình cốc tay cầm (Cup and Handle) là gì? Đặc điểm và cách giao dịch hiệu quả
Tài khoản chứng khoán là một sản phẩm được cung cấp bởi Công ty chứng khoán DNSE, được tích hợp trên ứng dụng Zalopay, giúp việc đầu tư chứng khoán trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn bao giờ hết. Chỉ với số vốn nhỏ, chỉ từ 01 cổ phiếu, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu hình trình đầu tư của riêng mình. Đây là một kênh lý tưởng cho các nhà đầu tư mới thử sức với thị trường chứng khoán. Tải ứng dụng Zalopay để trải nghiệm ngay thôi!
Sử dụng Margin trong đầu tư chứng khoán sẽ mang lại nhiều cơ hội sinh lời cao, nhưng bạn cũng cần cẩn trọng vì sẽ có những rủi ro đang tiềm ẩn. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Zalopay sẽ giúp bạn hiểu Margin là gì và những kiến thức xoay quanh Margin, giúp bạn đọc quyết định khi nào sử dụng Margin phù hợp.
Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay