Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư

Bán khống là gì? Tất cả kiến thức về bán khống trong chứng khoán

Bán khống là hành động mà nhà đầu tư dựa trên tài sản không phải của mình để giao dịch kiếm lợi nhuận. Đây là cách kiếm tiền trong chứng khoán được nhiều người ưa chuộng khi thị trường biến động liên tục. Để hiểu hơn về bán khống là gì nói chung và bán khống cổ phiếu trong chứng khoán là gì nói riêng, cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây của ZaloPay.

Bán khống (Short selling) là gì? Mục đích của việc bán khống

Bán khống trong tiếng anh là Short Selling. Đây là hoạt động bán tài sản mà người bán không phải là chủ sở hữu. Bán khống thường được sử dụng trong giao dịch chứng khoán kiếm lợi nhuận từ việc sụt giá của một loại cổ phiếu nào đó. Nhà đầu tư sẽ vay cổ phiếu khi giá đang cao để bán, giá thấp thì mua lại để trả. Từ đó, người bán sẽ hưởng lợi từ chênh lệch giá mua và bán. 

Bán khống trong tiếng anh là Short Selling. Đây là hoạt động bán tài sản mà người bán không phải là chủ sở hữu

 Hãy cùng tham khảo ví dụ sau để hiểu rõ hơn về bán khống chứng khoán là gì?

Nhà đầu tư A mượn 10.000 cổ phiếu ABC của công ty X, bán ra với mức giá 50 USD/cổ phiếu. Trong tương lai, giá cổ phiếu giảm xuống mức 40 USD/cổ phiếu. Lúc này, A sẽ mua cổ phiếu với mức giá 40 USD/cổ phiếu và trả lại cho bên X. A sẽ hưởng lợi chênh lệch giá mua và bán: 10*10.000 = 100.000 USD.

Hiện nay, bán khống chứng khoán có 2 mục đích:

  • Thu lợi nhuận từ giao dịch: Nhà đầu tư nhận thấy xu hướng giảm giá của mã cổ phiếu trong tương lai. Lúc này, người chơi thực hiện bán khống để thúc đẩy việc giảm giá của cổ phiếu và tối đa lợi nhuận. Khi mã cổ phiếu giảm giá theo đúng kỳ vọng, nhà đầu tư mua vào với giá thấp để hưởng khoản chênh lệch.
  • Phòng ngừa rủi ro từ thị trường: Nhà đầu tư muốn giảm tối đa tổn thất với một mã cổ phiếu khi thị trường có những biến động khó lường, đi ngược với dự đoán.

Bán khống chứng khoán có hợp pháp tại Việt Nam không?

Bán khống chứng khoán là giao dịch được thực hiện nhiều trên thị trường, mang lại cơ hội thu lợi nhuận lớn. Ngoài ra, bán khống còn là hoạt động đầu cơ, thao túng thị trường và có thể làm ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư khác. Vậy nên, đây cũng chính là lý do tại sao Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Việt Nam lại không cho phép hoạt động bán khống diễn ra. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay vẫn xuất hiện tình trạng bán khống giữa các cá nhân với nhau, thông qua hình thức vay mượn từ các nhà đầu tư. Mặc dù phức tạp và nhiều rủi ro nhưng tình trạng này vẫn đang diễn ra.

Bán khống chứng khoán là giao dịch được thực hiện nhiều trên thị trường, mang lại cơ hội thu lợi nhuận lớn

Đặc điểm của bán khống trong chứng khoán

Bán khống có 3 đặc điểm chính như sau:

Người bán không sở hữu cổ phiếu

Bán khống là một giao dịch mà người bán không thực sự sở hữu cổ phiếu đang được bán, thay vào đó sẽ vay nó từ một môi giới hay đại lý. Thông qua đó, nhà đầu tư thực hiện đặt lệnh bán và người bán có nghĩa vụ mua lại cổ phiếu vào thời điểm nào đó trong tương lai để hoàn trả lại.

Lợi nhuận từ việc giảm giá cổ phiếu

Cho phép nhà đầu tư thu lợi nhuận từ cổ phiếu giảm giá. Dựa vào những kỹ thuật phân tích chứng khoán mà người bán kỳ vọng thu lợi từ việc bán cổ phiếu khi giá cao, và sau đó mua lại sau khi giá đã giảm.

Bán khống là một loại rủi ro

Bản chất bán khống là một loại rủi ro, thậm chí có tỷ lệ rủi ro cao. Việc này có thể mang lại lợi nhuận lớn, nhưng tổn thất mà nó mang lại cũng không hề nhỏ nếu như giá trong tương lai không giảm mà tiếp tục tăng. 

Rủi ro và cách phòng ngừa khi bán khống cổ phiếu là gì?

Rủi ro khi bán khống

Mặc dù hoạt động này có thể đem lại nguồn lợi nhuận lớn nhưng rủi ro cũng rất cao. 

  • Dự đoán sai biến đổi về giá của cổ phiếu

Khi tham gia bán khống, người bán luôn kỳ vọng vào mức kiếm lợi nhuận khi cổ phiếu sẽ giảm trong thời gian bán khống. Tuy nhiên, do dự đoán sai biến đổi về giá, trong tương lai cổ phiếu đó càng tăng thì người đi vay mượn để bán khống càng lỗ. 

  • Số tiền lỗ khi bán khống là không giới hạn

Về mặt lý thuyết, nếu như cổ phiếu càng tăng mà không giảm thì có thể đến vô cực. Điều đó có nghĩa là, chi phí vay mượn cổ phiếu trước đó sẽ bị “đội giá” lên trời, càng nắm giữ càng lỗ.

  • Sự giảm giá chứng khoán trong ngắn hạn và tăng giá trong dài hạn

Khi tới thời hạn phải trả số cổ phiếu vay mượn trước đó, người mua phải mua dù muốn hay không dẫn đến nguồn cung tăng làm giá cổ phiếu thêm phần tăng cao.

  • Rủi ro pháp lý

Trong thị trường chứng khoán, sẽ xuất hiện rủi ro pháp lý với lệnh cấm bán khống. Do vậy, những nhà đầu tư thực hiện giao dịch bán khống với khối lượng lớn sẽ có nguy cơ bị phạt hay cấm giao dịch trên thị trường.

  • Phức tạp với những nhà đầu tư mới

Bán khống là hoạt động khá phức tạp, không phải nhà đầu tư nào cũng có thể thực hiện được. Việc này chỉ nên thực hiện với những nhà đầu tư nhạy bén, có nhiều kiến thức và kinh nghiệm để dự đoán trước rủi ro. Hơn nữa, bán khống thiếu sự quản lý chặt chẽ nên dễ xuất hiện việc thao túng cổ phiếu, gây tổn thất cho các nhà đầu tư nhỏ.

Bán khống yêu cầu nhà đầu tư nhạy bén, có nhiều kiến thức và kinh nghiệm để dự đoán trước rủi ro

Cách phòng ngừa rủi ro khi bán khống

Dự đoán xu hướng thị trường là bài toán khó. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro khi bán khống, các nhà đầu tư nên lưu ý:

  • Xác định điểm mua, điểm bán hợp lý nhằm gia tăng khả năng thắng đầu tư, và khả năng lợi nhuận.
  • Luôn giới hạn việc thua lỗ bằng một định mức nhất định, có thể ở mức 7% – 10%.
  • Trong chứng khoán, sẽ có những rủi ro không thể đo lường, nên nhà đầu tư chỉ có thể bán chứng khoán với một tỷ trọng nhất định.
  • Đối với nhà đầu tư mới hoặc chưa có kinh nghiệm thì cách tốt nhất là không nên tham gia bán khống cổ phiếu để tránh các rủi ro nguy hại.
  • Có thể thực hiện mua cổ phiếu cơ sở và bán khống ở thị trường phái sinh với các đòn bẩy 1:5, 1:10 hoặc 1:20.

Hy vọng những chia sẻ trên của ZaloPay sẽ giúp các nhà đầu tư tương lai hiểu rõ hơn về bán khống là gì. Nhà đầu tư khi tham gia bán khống trên thị trường chứng khoán cần hiểu rõ bản chất, đặc điểm cũng như rủi ro của cách thức giao dịch này. Tuy nhiên, đây là hoạt động chưa được pháp luật cho phép, vì thế, nhà đầu tư cần phòng ngừa để tránh những rủi ro không đáng có.

Tags:
#đầu_tư_tài_chính#học_đầu_tư_chứng_khoán#thị_trường_chứng_khoán

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay