Ký quỹ là gì? Các loại hình giao dịch ký quỹ trong chứng khoán
Theo khoản 5 Điều 292 Bộ luật Dân sự năm 2015, ký quỹ là hoạt động gửi tài sản có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn của một công ty hay tổ chức, tại ngân hàng có cung cấp dịch vụ gửi tiền ký quỹ áp dụng theo quy định của pháp luật. Theo đó, công ty, doanh nghiệp sẽ gửi một khoản tiền, kim khí quý hoặc giấy tờ có giá trị khác vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng.
Việc ra đời hình thức ký quỹ này là biện pháp để các chủ đầu tư và đơn vị tài chính đảm bảo được lợi ích và trách nhiệm của mình, đồng thời tránh các rủi ro khi thực hiện các giao dịch dân sự. Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các điều khoản thì sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường các tổn thất cho bên có quyền cũng như chịu trách nhiệm trước pháp luật.
>>> Tham khảo thêm:
- CIC là gì? Hướng dẫn chi tiết cách tra cứu CIC cá nhân miễn phí nhanh 2024
- Hướng dẫn 3 cách kiểm tra nợ xấu cá nhân bằng CMND/CCCD nhanh chóng nhất
- 5 cách mở thẻ tín dụng online cực nhanh, không chứng minh thu nhập

Để hiểu rõ hơn về ký quỹ là gì, tiền ký quỹ là gì thì bạn có thể dựa vào ví dụ cụ thể sau đây.
Anh A và anh B cùng nhau hợp tác thực hiện một dự án trong thời hạn 12 tháng. Để đảm bảo, hai bên có thỏa thuận là anh A và anh B sẽ cùng ký quỹ tại ngân hàng C. Mỗi anh đóng một số tiền là 200 triệu đồng.
Trong vòng 12 tháng này, nếu một trong hai bên không thực hiện đúng các điều khoản, đơn phương dừng dự án thì người còn lại sẽ được ngân hàng C thanh toán số tiền bên kia đã ký quỹ sau khi trừ đi chi phí dịch vụ.
Tài khoản ký quỹ chính là tài khoản mà ngân hàng mở nhằm phục vụ cho mục đích ký quỹ. Tài khoản này sẽ được quản lý và sử dụng theo yêu cầu, thỏa thuận của khách hàng, với mục đích để chứng minh năng lực tài chính, để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, thương mại,... Và loại tài khoản này sẽ có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn.
Mở tài khoản ký quỹ thông thường sẽ phải đặt một loại tài sản tương đương với giá trị tài khoản. Tài sản trong quỹ sẽ được giữ lại cho đến khi các thỏa thuận trước đó được thỏa mãn.
>>> Xem thêm:
- Tiền là gì? Tìm hiểu chức năng và cách đo lường tiền tệ
- Lợi nhuận ròng là gì? Lợi nhuận ròng ảnh hưởng như thế nào đến các chỉ số tài chính?
Lợi nhuận gộp là gì? Ý nghĩa - Công thức tính lợi nhuận gộp chính xác

Dựa trên những phân tích về ký quỹ thì có thể thấy đây là biện pháp đảm bảo cho ba bên là: người có nghĩa vụ được đảm bảo, bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm. Theo đó, dựa vào Điều 40 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định về quyền và nghĩa vụ của ba bên như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ
- Được hưởng phí dịch vụ.
- Tổ chức tín dụng nơi ký quỹ yêu cầu yên có quyền thực hiện đúng những thỏa thuận về ký quỹ. Trường hợp thực hiện đúng sẽ được thanh toán nghĩa vụ từ tiền ký quỹ.
- Trách nhiệm hoàn trả lại tiền ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ, sau khi đã thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền và khi chấm dứt ký quỹ.
- Nghĩa vụ thanh toán theo yêu cầu của bên có quyền trong phạm vi tiền quỹ.
- Một số quyền và nghĩa vụ khác tùy thuộc vào thỏa thuận trước đó hoặc Bộ luật Dân sự quy định.
Quyền và nghĩa vụ bên có quyền trong ký quỹ
- Nghĩa vụ thực hiện đúng thủ tục như yêu cầu của tổ chức tín dụng nơi thực hiện ký quỹ.
- Quyền yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán nghĩa vụ đầy đủ, đúng thời hạn trong phạm vi tiền ký quỹ.
- Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Bộ luật Dân sự, hay các luật liên quan khác.
Quyền và nghĩa vụ của bên ký quỹ
- Thực hiện thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ về các điều kiện thanh toán theo đúng cam kết với bên có quyền.
- Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ, hoàn trả tiền theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này. Ngoài ra, trả lãi trong trường hợp có thỏa thuận với các tổ chức tín dụng cho ký quỹ.
- Nộp đủ tiền ký quỹ tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ.
- Trong trường hợp bên có quyền đồng ý có thể bổ sung tiền ký quỹ hoặc rút bớt, đưa tiền ký quỹ tham gia giao dịch dân sự khác.
- Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Bộ luật Dân sự, hay các luật liên quan khác
>>> Xem thêm:
- Quỹ đầu tư là gì? Các quỹ đầu tư tài chính uy tín ở Việt Nam
- Đầu tư công là gì? Vai trò đầu tư công trong nền kinh tế Việt Nam
- Đòn bẩy tài chính trong chứng khoán: Vai trò và công thức tính

- Quá trình ký quỹ luôn có sự tham gia của ba bên liên quan, bao gồm: bên ký quỹ, bên có quyền được thanh toán và bên ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng nhận tài sản ký quỹ.
- Tiền ký quỹ sẽ sử dụng tiền VNĐ hoặc vẫn có thể áp dụng loại ngoại tệ như USD, EUR, GBP.
- Theo từng loại hình ký quỹ sẽ áp dụng số dư tối thiểu khác nhau.
- Lãi suất áp dụng cho tiền ký quỹ sẽ thanh toán theo hình thức có kỳ hạn hoặc không có kỳ hạn.
- Tổ chức tín dụng là trung gian đảm bảo thủ tục, nghĩa vụ cũng như bồi thường tiền hoặc tài sản trong tài khoản ký quỹ cho bên bị vi phạm hợp đồng khi sự cố diễn ra.
>>> Xem thêm:
Các hình thức ký quỹ phổ biến đang được áp dụng tại các ngân hàng hoặc tổ chức nhận tài sản ký quỹ gồm có:
Ký quỹ bảo lãnh
Đây là hình thức ký quỹ áp dụng phổ biến trong lĩnh vực xây dựng với hai đối tượng chính là nhà đầu tư và chủ thầu, trong đó ngân hàng sẽ là đơn vị trung gian. Nội dung ký quỹ bảo lãnh để thực thi hợp đồng bao gồm các điều khoản và thỏa thuận thanh toán cho bên nhà thầu.
Ký quỹ bảo lãnh là sự đảm bảo cho bên thụ hưởng khi các điều khoản chưa được thực hiện đúng hoặc không được thực hiện. Theo đó, ngân hàng sẽ thực hiện các khoản đền bù cho bên thụ hưởng như đã được ký trong giấy bảo lãnh.
Xem thêm: Phân tích cổ phiếu nhóm ngành Vật liệu cơ bản

Kỹ quỹ L/C
Hình thức ký quỹ L/C (Letter of Credit) là hoạt động giao dịch giữa người mua và người bán thông quan ngân hàng, tổ chức tín dụng. Hình thức này phổ biến nhất đối với các doanh nghiệp xuất - nhập khẩu. Trong đó, người mua sẽ là bên tổ chức, doanh nghiệp nhập khẩu và người bán là bên xuất khẩu.
Ký quỹ vào mục kinh doanh đa ngành nghề
Như đã phân tích ở trên về ký quỹ, bạn có thể thấy loại hình này cũng giống như một cách làm để chứng minh cho ngân hàng thấy doanh nghiệp có đủ khả năng tài chính để hoạt động và tránh tình trạng doanh nghiệp bị phá sản trong tương lai. Hình thức này đảm bảo duy trì một lượng tiền tối thiểu khi thực hiện các hoạt động kinh doanh, từ đó đảm bảo khả năng hoạt động lâu dài và hiệu quả. Dưới đây là một số đặc điểm của loại ký quỹ này:
- Doanh nghiệp, công ty sẽ mang tài sản (tiền mặt, đá quý, kim quý) tới ngân hàng và yêu cầu gửi ký quỹ làm thẻ,
- Tiền ký quỹ sẽ được tính lãi suất.
- Đơn vị ký quỹ sẽ không được rút tiền ký quỹ cho đến khi thẻ hết hiệu lực hoặc không dùng thẻ nữa.
Ký quỹ để được hoạt động (đối với một số ngành nghề)
Một số ngành nghề như xuất khẩu lao động, lữ hành nội địa và quốc tế, môi giới việc làm,... được yêu cầu mở tài khoản ký quỹ để được phép hoạt động chính thức. Mỗi nghề khác nhau sẽ có mức ký quỹ quy định riêng. Việc mở tài khoản ký quỹ là rất cần thiết, không chỉ giúp hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ đúng hạn màn còn giúp giải quyết các vấn đề phát sinh, đảm bảo tài sản và các quyền lợi cho đối tác sử dụng.
>>> Xem thêm: Tổng hợp kiến thức, chiến thuật đầu tư tài chính hiệu quả
Ký quỹ trong chứng khoán là loại giao dịch mà nhà đầu tư sẽ sử dụng tiền vay từ công ty chứng khoán để mua các sản phẩm chứng khoán. Phần chứng khoán có được từ giao dịch ký quỹ được sử dụng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay trên.
Trong đó, chứng khoán được giao dịch ký quỹ phải là loại cổ phiếu niêm yết, đăng ký giao dịch, chứng chỉ quỹ niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán. Đồng thời, phải đáp ứng được đầy đủ những tiêu chí sau đây:
- Minh bạch về thông tin và các tiêu chí khác theo quy chế của Ủy ban Chứng khoán nhà nước.
- Tính thanh khoản và biến động giá (nếu có).
- Thời gian niêm yết, đăng ký giao dịch.
- Quy mô vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức phát hành.
>>> Xem thêm:
- Đầu tư cổ phiếu là gì? 5 bước đầu tư an toàn cho người mới bắt đầu
- Cổ phiếu ESOP là gì? Tại sao doanh nghiệp lại phát hành cổ phiếu ESOP?
- Trái phiếu ngân hàng là gì? Cách mua và một số điều cần lưu ý
Để thực hiện giao dịch ký quỹ trong đầu tư chứng khoán cần đảm bảo những điều kiện sau đây:
- Nhà đầu tư phải ký hợp đồng giao dịch ký quỹ với công ty chứng khoán được phép cung cấp dịch vụ này theo quy định pháp luật.
- Hợp đồng giao dịch ký quỹ là hợp đồng cho các khoản vay trên tài khoản giao dịch ký quỹ. Nội dung trong hợp đồng phải thể hiện được: tài sản đảm bảo, thời hạn, xử lý tài sản, phương thức giải quyết khi có tranh chấp, các rủi ro và thiệt hại có thể phát sinh, chi phí thanh toán.
- Nhà đầu tư nước ngoài sẽ không được thực hiện giao dịch ký quỹ.
- Nhà đầu tư chỉ được mở 1 tài khoản giao dịch ký quỹ chứng khoán.
- Công ty chứng khoán cần quản lý riêng biệt tài khoản giao dịch ký quỹ.
- Nhà đầu tư có nghĩa vụ đảm bảo các tỷ lệ ký quỹ theo đúng hợp đồng đã ký.
>>> Tham khảo thêm: Khung giờ giao dịch chứng khoán Việt Nam mới nhất, cập nhật mới nhất
Có 2 loại chính:
- Long position - mua trước bán sau: Nhà đầu tư khi sử dụng tiền vay từ công ty chứng khoán có nghĩa để mua các loại chứng khoán có nhiệm vụ phải trả lãi, nợ gốc cùng các chi phí phát sinh khác trong hợp đồng. Đây là hình thức đang được ưa chuộng trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
- Short position - bán trước mua sau: Nhà đầu tư sẽ vay chứng khoán của công ty và canh thời điểm bán chốt lời, sau đó mua chứng khoán để hoàn trả lại theo đúng với hợp đồng. Hình thức này chưa được công nhận tại thị trường chứng khoán Việt Nam.
>>> Xem thêm:
- Đầu tư chứng khoán dài hạn là gì? Top cổ phiếu nên đầu tư dài hạn
- Hướng dẫn cách chơi chứng khoán cho người mới hiệu quả

Hầu hết các công ty chứng khoán hiện nay đều cung cấp dịch vụ giao dịch ký quỹ. Đây là một công cụ rất hữu ích để đem lại hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên, hình thức này chỉ phù hợp với nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng quản lý rủi ro cũng như tâm lý vững vàng trước mọi biến động thị trường.
Bằng cách giao dịch ký quỹ, nhà đầu tư có thể tích lũy nhiều cổ phần với số vốn ban đầu nhỏ nhưng phải thế chấp và trả lãi cho công ty chứng khoán. Ngoài ra, nếu lựa chọn sai cổ phiếu, chính nhà đầu tư sẽ là người chịu thiệt hại lớn nhất. Để hạn chế rủi ro, nhà đầu tư có thể lưu ý một số điều sau:
- Tìm hiểu kỹ các quy chế hoạt động của ký quỹ và phân tích kỹ lưỡng có loại cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng.
- Lên chiến lược và kế hoạch giao dịch rõ ràng trước khi đặt lệnh.
- Nên giải ngân từng phần, không sử dụng ký quỹ tại mức tối đa “full-margin” nếu chưa chắc chắn về khả năng tăng giảm của cổ phiếu.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn cách mua cổ phiếu và đầu tư cho người mới bắt đầu
Như vậy, nhà đầu tư cần cẩn trọng khi tham gia các giao dịch ký quỹ cũng như phải đầu tư thời gian tìm hiểu, phân tích để hạn chế những rủi ro và tận dụng ưu điểm của loại hình đầu tư này.

Xem thêm bài viết liên quan:
- Margin là gì? Cách sử dụng giao dịch ký quỹ Margin vào đầu tư chứng khoán
- Tất tần tận các loại lệnh trong giao dịch chứng khoán
Trên đây là những thông tin về ký quỹ và các vấn đề liên quan đến hình thức giao dịch này. Hy vọng Zalopay đã giúp bạn hiểu rõ về ký quỹ là gì để đảm bảo được quyền lợi cũng như hiểu rõ nghĩa vụ của các bên trong quá trình ký quỹ.
- Tặng cổ phiếu cho bạn bè, người thân với Tài khoản chứng khoán trên Zalopay
- Tìm hiểu về chứng khoán cho nhà đầu tư F0
- Due Diligence là gì? Các hình thức thẩm định tín nhiệm phổ biến trong doanh nghiệp
- OTC là gì? Tìm hiểu về cổ phiếu OTC và cách đầu tư hiệu quả cho người mới
- Sàn Upcom là gì? Có nên đầu tư cổ phiếu trên sàn Upcom không?