Mô hình cốc tay cầm (Cup and Handle) là gì? Đặc điểm và cách giao dịch hiệu quả
Mô hình cốc tay cầm (Cup and Handle) là gì?
Mô hình cốc tay cầm là một thuật ngữ chứng khoán được dịch từ cụm từ tiếng Anh “Cup and Handle”. Khái niệm này được phổ biến rộng rãi từ những năm 1980 bởi nhà phân tích và đầu tư chứng khoán nổi tiếng William J. O'Neil. Mô hình Cup and Handle có hình chữ U lớn giống một cái cốc và phần tay cầm hơi lệch nhẹ hình chữ U nhỏ. Đây là mô hình xuất hiện khi thị trường chứng khoán có biến động tăng hoặc giảm rõ rệt, đồng thời báo hiệu xu hướng đó tiếp tục diễn ra.
Cùng với đó, sự xuất hiện của mô hình Cup and Handle được xem như một giai đoạn củng cố, sau khi giá bứt phá khỏi mô hình sẽ tiếp tục lặp lại xu hướng này một cách mạnh mẽ. Đây là căn cứ quan trọng để nhà đầu tư đưa ra lệnh mua hoặc bán thuận theo xu hướng nhằm thu về khoản lợi nhuận cao.
>> Xem thêm: TA trong chứng khoán là gì? Phân biệt TA và FA trong chứng khoán

Phân loại mô hình cốc tay cầm
Có hai loại mô hình cốc tay cầm chính đó là mô hình cốc tay cầm ngược và mô hình cốc tay cầm thuận. Chúng mang những đặc điểm trái ngược nhau được mô tả phân biệt qua bảng sau:
Mô hình cốc tay cầm thuận | Mô hình cốc tay cầm ngược |
Thường xuất hiện trong xu hướng giá tăng. | Thường xuất hiện trong xu hướng giảm giá. |
Miệng cốc ở trên, đáy cốc ở dưới (hình chữ U). | Miệng cốc ở dưới, đáy cốc ở trên (hình chữ U ngược). |
Phần tay cầm hướng xuống dưới. | Phần tay cầm hướng lên trên. |
Giá sau khi bứt phá khỏi phần tay cầm có xu hướng tăng một cách mạnh mẽ. | Giá sau khi bứt phá khỏi phần tay cầm có xu hướng giảm mạnh mẽ. |


Cấu trúc mô hình cốc tay cầm trong chứng khoán
Mô hình cốc tay cầm được cấu thành từ 2 phần chính là: phần cốc và phần tay cầm:.
- Phần cốc:
- Với tay cầm thuận, giá cổ phiếu sau chuỗi giảm đã có dấu hiệu tạo đáy và bắt đầu đi dần lên tạo thành hình chiếc cốc chữ U.
- Còn với tay cầm ngược, giá cổ phiếu sau chuỗi tăng sẽ có dấu hiệu tạo đỉnh rồi đi xuống, tạo thành hình chiếc cốc hình chữ U ngược.
- Phần tay cầm:
- Khi giá cổ phiếu đạt đỉnh, các nhà đầu tư sẽ tập trung bán ra. Lực bán ra lớn sẽ tạo nên vùng điều chỉnh tay cầm hướng xuống. Giá sau khi bứt phá hết phần tay cầm sẽ tăng mạnh.
- Ngược lại, nếu giá cổ phiếu chạm đáy, các nhà đầu tư sẽ tăng lượng mua vào, tạo nên vùng điều chỉnh tay cầm hướng hướng lên. Giá sau khi bứt phá hết phần tay cầm sẽ có xu hướng giảm mạnh mẽ.
>> Xem thêm: Lý thuyết Dow là gì? Nguyên lý và cách áp dụng trong đầu tư

Đặc điểm mô hình cốc tay cầm
Một mô hình cốc tay cầm lý tưởng dạng thuận sẽ mang những đặc điểm sau:
Phần cốc
- Khu vực bên trái cốc cần có một đợt tăng giá ít nhất là 30%, thậm chí là 50% hoặc 100%.
- Thời gian hình thành phần cốc kéo dài từ 7 đến 65 tuần.
- Độ sâu của cốc (chênh lệch giữa đỉnh và đáy cốc) thường dao động trong tỷ lệ từ 12 - 33%, đôi khi lên đến 40 - 50%. Nếu tỷ lệ này vượt 50% thì khả năng thất bại rất cao.
- Nếu cốc hình thành dạng chữ V sẽ có độ tin cậy thấp hơn dạng chữ U.
- Hai đỉnh bên trái và phải cốc không nhất thiết phải bằng nhau.
Phần tay cầm
- Thời gian hình thành trong 1 - 42 tuần.
- Đợt giảm giá thứ hai lý tưởng nhất khi bằng ⅓ độ dài thân cốc (tương ứng với tỷ lệ điều chỉnh từ đỉnh tay cầm là 10 - 15%), sau đó giá sẽ tăng trở lại.
- Có một số mô hình không xuất hiện phần tay cầm, giá sẽ tăng luôn mà không kèm giai đoạn điều chỉnh. Những mô hình này thường có tỷ lệ thành công không cao.
- Sau khi vượt khỏi điểm break-out tay cầm, giá có xu hướng tăng 40 - 50% so với các phiên trước đó.
Đối với mô hình cốc tay cầm ngược, giữ nguyên toàn các chỉ số trên và đổi lại xu hướng thay đổi (tăng → giảm, lên → xuống).
>> Xem thêm: Sóng Elliott là gì? Ứng dụng lý thuyết sóng Elliott trong đầu tư 2024

Ý nghĩa của mô hình cốc tay cầm trong đầu tư
Mô hình cốc tay cầm là một công cụ hữu ích trong phân tích kỹ thuật chứng khoán, giúp nhà đầu tư nhận biết các cơ hội. Mô hình này mang những ý nghĩa sau:
- Tiếp diễn xu hướng: Mô hình này cho thấy một xu hướng tăng giá có khả năng sẽ tiếp tục sau một giai đoạn điều chỉnh giảm ngắn hạn. Nó báo hiệu cho nhà đầu tư rằng sau khi giá điều chỉnh, xu hướng tăng ban đầu có thể sẽ quay trở lại.
- Tâm lý thị trường: Mô hình này phản ánh tâm lý thị trường. Phần "cốc" cho thấy sự tích lũy của các nhà đầu tư khi giá giảm, trong khi phần "tay cầm" thể hiện sự do dự trước khi giá tăng trở lại. Khi giá vượt qua "tay cầm", nó cho thấy phe mua đã chiếm ưu thế và xu hướng tăng có thể sẽ tiếp diễn.
- Điểm vào lệnh: Mô hình cốc tay cầm cung cấp một điểm vào lệnh tiềm năng cho nhà đầu tư. Khi giá vượt qua đường kháng cự của "tay cầm" với khối lượng giao dịch tăng, đó có thể là tín hiệu mua vào.
- Xác nhận xu hướng: Mô hình này giúp xác nhận xu hướng tăng giá hiện tại. Sự hình thành của "cốc" và "tay cầm" cho thấy sự hỗ trợ mạnh mẽ từ phía người mua, làm tăng khả năng giá sẽ tiếp tục tăng.
>> Xem thêm: Khớp lệnh là gì? Tất tần tận về khớp lệnh chứng khoán

Cách giao dịch với mô hình chiếc cốc tay cầm
Hiện này, có ba cách giao dịch với mô hình cốc tay cầm phổ biến được nhiều nhà đầu tư áp dụng:
- Cách 1: Thực hiện vào lệnh khi giá bứt phá khỏi phần tay cầm
Nhà đầu tư sẽ bắt đầu vào lệnh khi xuất hiện cây nến xác nhận tín hiệu break-out khỏi phần tay cầm, chuẩn bị hoàn thiện mô hình. Đây là cách giao dịch phổ biến nhất, được cho là an toàn và đem lại nguồn lợi nhuận tốt.
- Cách 2: Thực hiện vào lệnh tại đáy phần tay cầm
Đây là cách giao dịch chứa nhiều rủi ro nhất nhưng cũng có khả năng mang lại nhiều lợi nhuận nhất. Nhà đầu tư sẽ vào lệnh ngay đáy tay cầm mà không cần chờ tới thời điểm giá bứt phá để hoàn thiện mô hình.
- Cách 3: Thực hiện vào lệnh khi giá có xu hướng lặp lại phần tay cầm
Ở cách giao dịch này, nhà đầu tư sẽ vào lệnh khi giá quay lại và chạm đường hỗ trợ (là đường nối hai đỉnh miệng cốc) đã phá vỡ trước đó. Cách này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro vì nếu giá không quay lại như dự đoán, nhà đầu tư sẽ bỏ lỡ thời điểm đẹp để vào lệnh.
>> Xem thêm:
- Top các phương pháp đầu tư chứng khoán hiện nay nhất định phải biết
- Top 10 cuốn sách chứng khoán hay nhất, dạy làm giàu cho người mới
- Nên lướt sóng ngắn hạn hay đầu tư chứng khoán dài hạn?
Trải nghiệm đầu tư chứng khoán chỉ từ 1 cổ phiếu trên Zalopay
Chứng khoán đang là một trong những kênh đầu tư sinh lời hàng đầu với khoản tiền nhàn rỗi. Tuy nhiên, việc chinh phục thị trường chứng khoán đầy biến động không phải chuyện dễ dàng, nhất là với các nhà đầu tư mới tham gia thị trường. Đó cũng chính là lý do ra đời sản phẩm Tài khoản chứng khoán trên ứng dụng Zalopay.
Tài khoản chứng khoán được cung cấp bởi Công ty chứng khoán DNSE. Chỉ với số vốn nhỏ, chỉ từ 01 cổ phiếu, bạn hoàn toàn có thể bắt đầu hình trình đầu tư của riêng mình. Xem ngay cách mở Tài khoản chứng khoán trên ứng dụng Zalopay:
- Bước 1: Tải Zalopay về điện thoại. Truy cập ứng dụng, chọn biểu tượng “Tất cả”.
- Bước 2: Chọn biểu tượng “Chứng khoán”.
- Bước 3: Tại màn hình chính của TK chứng khoán, chọn “Đăng ký tài khoản".

- Bước 4: Kiểm tra thông tin chi tiết, cập nhật thông tin và bấm “Tiếp tục”.
- Bước 5: Nhập mã PIN Zalopay hoặc xác thực bằng sinh trắc học (Touch ID/ Face ID).
- Bước 6: Hoàn thành đăng ký và chờ kết quả.

Xem hướng dẫn chi tiết cách mua và bán chứng khoán trên ứng dụng Zalopay TẠI ĐÂY.
Hy vọng rằng, những thông tin bổ ích mà Zalopay cung cấp đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về mô hình cốc tay cầm trong đầu tư chứng khoán. Việc nắm bắt các tín hiệu dự báo xu hướng như mô hình cốc tay cầm sẽ giúp nhà đầu tư chớp lấy thời cơ vàng để ra lệnh, từ đó thu về nguồn lợi nhuận lý tưởng cho mình.
- Tặng cổ phiếu cho bạn bè, người thân với Tài khoản chứng khoán trên Zalopay
- Tìm hiểu về chứng khoán cho nhà đầu tư F0
- Due Diligence là gì? Các hình thức thẩm định tín nhiệm phổ biến trong doanh nghiệp
- OTC là gì? Tìm hiểu về cổ phiếu OTC và cách đầu tư hiệu quả cho người mới
- Sàn Upcom là gì? Có nên đầu tư cổ phiếu trên sàn Upcom không?