Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Lý thuyết Dow là gì? Nguyên lý và cách áp dụng trong đầu tư

Dow là một trong những cơ sở lý thuyết trong phân tích chứng khoán mà các nhà đầu tư tài chính nên nắm. Hiểu rõ lý thuyết này sẽ giúp nhà đầu tư có thể phân tích và dự đoán thị trường một cách chính xác, và hiệu quả hơn. Vậy, lý thuyết Dow là gì? Nguyên lý và cách áp dụng lý thuyết Dow như thế nào? Hãy cùng Zalopay tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Lý thuyết Dow là gì?

Lý thuyết Dow là một tập hợp gồm 6 nguyên tắc được dùng để xác định xu hướng biến động của thị trường chung hoặc giá cổ phiếu riêng lẻ hay một cặp tiền tệ. Đây là một trong những lý thuyết lâu đời nhất và có ảnh hưởng nhất trong phân tích kỹ thuật chứng khoán, đặt nền móng cho nhiều chỉ số và công cụ như: RSI, trendline, sóng Elliott, MACD,...

Trước đây, lý thuyết này được nghiên cứu dựa trên chỉ số thuộc hai ngành kinh tế là đường sắt và công nghiệp. Mặc dù hiện nay đã có nhiều thay đổi nhưng lý thuyết Dow vẫn được coi là lý thuyết cơ bản và quan trọng trên thị trường tài chính, giúp nhà đầu tư hiểu rõ hơn về xu hướng thị trường và đưa ra quyết định đầu tư sáng suốt.

>> Xem thêm: Giờ giao dịch chứng khoán: chi tiết thời gian các phiên giao dịch 

Lý thuyết Dow là gì

Lịch sử hình thành lý thuyết Dow

Lý thuyết Dow ra đời như thế nào? Lý thuyết Dow được nghiên cứu và biên soạn bởi Charles H.Dow từ cuối thế kỷ 19. Lý thuyết ban đầu được xuất bản dưới dạng các bài luận trên tờ The Wall Street Journal. 

Trong tờ báo này, ông đã cung cấp bằng chứng về những biến động trên thị trường. Charles H.Dow đã phân tích kỹ lưỡng Lý thuyết Dow dựa trên 2 chỉ số cơ bản là chỉ số công nghiệp Dow Jones và chỉ số đường sắt Dow Jones. Tuy nhiên, do cái chết đột ngột của ông vào năm 1902 khiến công trình nghiên cứu này bị dở dang. Không muốn bỏ phí công sức của Charles H, cộng sự của ông là William P. Hamilton và SA Nelson đã phát triển và hoàn thiện Lý thuyết Dow như ngày nay. 

>> Xem thêm: Chứng khoán phái sinh là gì? Những quy định về đầu tư tránh rủi ro 

Lịch sử hình thành lý thuyết Dow
Charles H.Dow - cha đẻ của lý thuyết How (Nguồn: Internet)

6 nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow

Nguyên lý 1: Giá thị trường phản ánh tất cả

Theo lý thuyết Dow, tất cả các thông tin như lãi suất, thu nhập, lạm phát, tâm lý nhà đầu tư,... từ quá khứ đến hiện tại hoặc tương lai đều ảnh hưởng đến giá của cổ phiếu. Quá trình định giá cổ phiếu gắn liền mật thiết với xu hướng biến động của các thông tin này. Trên thực tế, có rất nhiều nhà đầu tư chỉ dựa vào sự biến động của giá cổ phiếu để phát hiện ra xu hướng thị trường. 

Nguyên lý này cho rằng giá thị trường phản ánh tất cả các thông tin hiện có, bao gồm cả tin tức và tâm lý nhà đầu tư. Do đó, việc cố gắng "đánh bại thị trường" bằng cách dựa vào thông tin nội bộ hoặc phân tích quá mức là không hiệu quả.

>> Xem thêm: Nhà đầu tư cần làm gì vào mỗi khi thị trường điều chỉnh? 

Nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow
Có thể đánh giá thị trường thông qua giá cả (Nguồn: Internet)

Nguyên lý 2: Thị trường có ba xu hướng

Theo lý thuyết Dow, thị trường luôn có 3 xu hướng, mỗi xu hướng đều có những đặc điểm cụ thể như sau: 

  • Xu hướng chính - Primary Trend (Xu hướng cấp 1): Đây là xu hướng được các nhà đầu tư quan tâm nhất. Xu hướng này có thời gian dài nhất từ ​​1 đến 3 năm và được chia thành 2 nhóm là xu hướng tăng (bullish) và xu hướng giảm (bearish). Xu hướng này khó dự đoán và không chịu sự thao túng của bất kỳ cơ quan, tổ chức hay cá nhân nào. 
  • Xu hướng phụ - Secondary Trend (Xu hướng cấp 2): Thời gian kéo dài từ 1 đến 3 tháng. Xu hướng phụ luôn ngược chiều với xu hướng chính. Nếu xu hướng chính tăng giá thì xu hướng phụ sẽ giảm và ngược lại.
  • Xu hướng nhỏ - Minor trend (Xu hướng cấp 3): Khoảng thời gian không quá 3 tuần. Xu hướng nhỏ thường không biểu hiện rõ ràng và dễ bị nhiễu. Trên thực tế, dù ít quan trọng trong phân tích dài hạn, các nhà đầu tư nhanh nhạy cũng có thể kiếm lời từ xu hướng nhỏ, nhưng tỷ lệ này không nhiều.

>> Xem thêm: Top 10 app đầu tư chứng khoán uy tín trên thị trường hiện nay 

Nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow
Minh họa 3 xu hướng của thị trường theo lý thuyết Dow (Nguồn: Internet)

Nguyên lý 3: Xu hướng có ba giai đoạn

Xu hướng thị trường sẽ phát triển theo 3 giai đoạn. Xu hướng tăng bao gồm giai đoạn tích lũy, bùng nổ và quá độ. Xu hướng giảm bao gồm giai đoạn phân phối, tuyệt vọng và sụp đổ. 

Đối với giai đoạn tăng

  • Giai đoạn tích lũy: Trong giai đoạn này, thị trường di chuyển rất chậm, hầu như không có sự thay đổi. Giai đoạn tích lũy này thường ở cuối xu hướng giảm, giá tài sản tại thời điểm này tương đối thấp. Giai đoạn này rất khó phát hiện, khiến các nhà đầu tư khó nhận biết liệu xu hướng giảm đã thực sự kết thúc hay chưa. 
  • Giai đoạn bùng nổ: Thị trường biến động nhiều, giá cổ phiếu bắt đầu tăng mạnh, các nhà đầu tư mua vào chờ cơ hội bán với giá cao hơn để kiếm lời.
  • Giai đoạn quá độ: Tại thời điểm này, thị trường đã đạt mức tăng cao nhất và bắt đầu suy yếu. Trong giai đoạn này, một số nhà đầu tư phải bán dần số cổ phần của mình và thị trường bắt đầu xu hướng giảm. 

Xu hướng thị trường giảm

  • Giai đoạn phân phối: Xu hướng giảm bắt đầu khi các nhà đầu tư nghĩ rằng giá sẽ tiếp tục tăng nên tiếp tục mua vào nhưng không biết rằng giá đang đạt đến đỉnh. 
  • Giai đoạn tuyệt vọng: Đến thời điểm này, rất nhiều thông tin xấu được tung ra khiến nhà đầu tư hoang mang và bán tháo tài sản.
  • Giai đoạn sụp đổ: Thị trường lúc này khá xám xịt. Các nhà đầu tư không còn hy vọng nên bán tháo khiến giá giảm liên tục. Đây là lúc giai đoạn tích lũy bắt đầu và xu hướng lặp lại theo chu kỳ từ năm này qua năm khác. 

>> Xem thêm: Thanh khoản là gì? Tính thanh khoản có ý nghĩa gì trong đầu tư tài chính

Nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow
Minh họa ba giai đoạn của mỗi xu hướng (Nguồn: Internet)

Nguyên lý 4: Các xu hướng được xác định bởi khối lượng giao dịch

Trong xu hướng tăng hoặc giảm, khối lượng giao dịch sẽ tùy thuộc vào xu hướng tăng/giảm của thị trường. Cụ thể hơn khi giá tăng thì khối lượng giao dịch tăng và ngược lại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khối lượng giao dịch đi ngược lại với xu hướng thị trường tức là khi giá tăng thì khối lượng giao dịch giảm hoặc khi giá giảm thì khối lượng giao dịch tăng. Điều này cho thấy sự yếu kém của xu hướng và trong tương lai gần thị trường sẽ đảo chiều.

>> Xem thêm: Mô hình 2 đáy là gì? Cách giao dịch mô hình 2 đáy hiệu quả trong chứng khoán 

Nguyên lý cơ bản của lý thuyết Dow
Khối lượng giao dịch (volume) sẽ tùy thuộc vào xu hướng tăng giảm của thị trường (Nguồn: Internet)

Nguyên lý 5: Các chỉ số thị trường phải tương quan với nhau

Theo lý thuyết Dow, thị trường chỉ thay đổi từ xu hướng tăng sang xu hướng giảm hoặc ngược lại khi xác định bởi hai chỉ số là công nghiệp và đường sắt. Các dấu hiệu xuất hiện trong đồ thị của chỉ số này phải tương quan với các tín hiệu xuất hiện trên biểu đồ của một chỉ số khác. 

Nguyên lý 6: Xu hướng duy trì cho đến khi có dấu hiệu đổi chiều

Xu hướng thị trường sẽ tiếp tục cho đến khi xuất hiện dấu hiệu đảo chiều. Do đó các nhà đầu tư cần có sự kiên nhẫn và quan sát để phát hiện ra các tín hiệu đảo chiều và có chiến lược giao dịch hiệu quả nhất. 

>> Xem thêm: Top các phương pháp đầu tư chứng khoán hiện nay nhất định phải biết 

Những hạn chế của lý thuyết Dow

Mọi lý thuyết đều có những hạn chế nhất định, và lý thuyết Dow không phải là ngoại lệ:

Lý thuyết Dow không phải lúc nào cũng đúng: Lý thuyết Dow có thể đúng hoặc sai tùy thuộc vào tình hình thị trường thực tế. Không phải bất kỳ lúc nào ứng dụng lý thuyết Dow cũng đúng. Điều này cũng được công nhận bởi tác giả của lý thuyết. 

  • Lý thuyết Dow không phải lúc nào cũng đúng: Lý thuyết Dow có thể đúng hoặc sai tùy thuộc vào tình hình thị trường thực tế. Không phải bất kỳ lúc nào ứng dụng lý thuyết Dow cũng đúng. Điều này cũng được công nhận bởi tác giả của lý thuyết. 
  • Lý thuyết Dow có độ trễ: Trong khi thị trường luôn biến động, có thể không nằm trong 3 giai đoạn mà lý thuyết Dow đã đề cập. Nếu chờ đợi đến giai đoạn phân phối có thể bỏ lỡ các cơ hội đầu tư.
  • Lý thuyết Dow không áp dụng cho các khoảng thời gian ngắn hạn: Ngoài các khoản đầu tư dài hạn, nhiều nhà giao dịch cũng tận dụng các biến động ngắn hạn và trung hạn để đầu tư. Tuy nhiên, lý thuyết Dow  không thể áp dụng trong trường hợp này. 
  • Không có điểm vào lệnh rõ ràng: Mặc dù nó có thể chỉ ra xu hướng thị trường, nhưng lý thuyết Dow không thể cung cấp điểm vào lệnh. Để vào lệnh, các nhà đầu tư cần kết hợp thêm nhiều công cụ phân tích kỹ thuật khác. 

Bằng cách nắm được điểm hạn chế của lý thuyết Dow, các nhà đầu tư có thể linh hoạt hơn khi giao dịch.

>> Xem thêm:

Những hạn chế của lý thuyết Dow
Lý thuyết Dow cũng có những nhược điểm mà các nhà đầu tư cần lưu ý (Nguồn: Internet)

Mở Tài khoản chứng khoán hoàn toàn miễn phí trên Zalopay và trải nghiệm đầu tư chỉ từ 01 cổ phiếu

Giờ đây, bạn đã có thể bắt đầu hành trình đầu tư một cách đơn giản và an toàn. Zalopay giới thiệu đến bạn sản phẩm Tài khoản chứng khoán, cho phép bạn đầu tư với số vốn nhỏ (từ 01 cổ phiếu). Hãy mở ngay Ttài khoản chứng khoán theo các bước đơn giản sau:

  • Bước 1: Tải Zalopay về điện thoại. Truy cập ứng dụng, chọn biểu tượng “Tất cả”.
  • Bước 2: Chọn biểu tượng “Chứng khoán”.
  • Bước 3: Tại màn hình chính của TK chứng khoán, nhấn “Đăng ký tài khoản".
Mở tài khoản chứng khoán trên Zalopay
  • Bước 4: Kiểm tra và bổ sung thông tin chi tiết, bấm “Tiếp tục”.
  • Bước 5: Nhập mã PIN Zalopay hoặc xác thực bằng sinh trắc học (Touch ID/ Face ID).
  • Bước 6: Hoàn thành đăng ký và chờ kết quả.
Mở tài khoản chứng khoán trên Zalopay

Trên đây là thông tin chi tiết về lý thuyết Dow mà Zalopay muốn chia sẻ đến bạn. Lý thuyết Dow được sử dụng khá phổ biến trên thị trường chứng khoán, thị trường ngoại hối và tiền điện tử. Nếu bạn muốn sử dụng phương pháp phân tích kỹ thuật này, hãy tìm hiểu kỹ các nguyên tắc đã trình bày ở trên để đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả.

Tags:
#thị_trường_chứng_khoán#học_đầu_tư_chứng_khoán#đầu_tư_tài_chính

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay