Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Call Margin là gì? Khi nào nhà đầu tư bị Call Margin và cách khắc phục

Call Margin là một thuật ngữ chứng khoán gây "ám ảnh" đối với các nhà đầu tư tham gia ký quỹ, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường bất ổn như hiện nay. Vậy Call Margin là gì? Khi nào thì nhà đầu tư sẽ bị Call Margin? Hãy cùng ZaloPay tìm hiểu ngay trong bài viết này.

Tìm hiểu về Call Margin trong chứng khoán

Margin là gì?

Margin hay còn gọi là giao dịch ký quỹ, là thuật ngữ đề cập đến việc nhà đầu tư vay tiền từ công ty chứng khoán (CTCK) để mua thêm cổ phiếu. Đồng thời, sử dụng số cổ phiếu này làm tài sản thế chấp. Margin được xem là một đòn bẩy tài chính giúp bạn tối ưu nguồn vốn có sẵn để gia tăng lợi nhuận. 

Call Margin là gì

Tỷ lệ cho vay tùy thuộc vào từng thời điểm, từng công ty chứng khoán và giá trị cổ phiếu nhà đầu tư nắm giữ. 

Ví dụ: 

Nhà đầu tư đang có tài sản là 200 triệu đồng, CTCK cho phép nhà đầu tư mua đến 300 triệu, vậy tỷ lệ đòn bẩy là 1:1.5. Nếu CTCK cho phép NĐT mua đến 400 triệu, thì tỷ lệ đòn bẩy là 1:2. 

Call Margin là gì?

Call Margin (lệnh gọi ký quỹ) là một thông báo từ sàn giao dịch đến các nhà đầu tư khi mức ký quỹ giảm xuống dưới ngưỡng an toàn cho phép. Nhà đầu tư buộc phải nạp thêm tiền hoặc bán đi một số cổ phiếu để quay về ngưỡng an toàn.

Ví dụ về cách tính tỷ lệ ký quỹ sau khi sử dụng đòn bẩy

Đặt trường hợp: Giả sử 1 CTCK đưa ra tỷ lệ ký quỹ là 40%. Chị Hoa muốn mua 700 triệu đồng cổ phiếu FLC nhưng vốn ban đầu chỉ có 500 triệu đồng. Hoa quyết định ký quỹ Margin từ CTCK để vay thêm 200 triệu nữa. Khi đó, tổng giá trị cổ phiếu FLC được dùng làm tài sản đảm bảo cho khoản vay này. Do sự biến động của thị trường, giá cổ phiếu FLC giảm 56%.

Chi tiết cách tính tỷ lệ ký quỹ như sau:

Như vậy, sau khi dùng Margin, tổng sức mua của chị Hoa là 700 triệu đồng. Khi giá cổ phiếu giảm 56% kéo theo giá trị tài sản cũng giảm 56%. Lúc này, ta sẽ có được những số liệu sau:  

+ Số tiền lỗ = Tổng sức mua x giá cổ phiếu giảm = 700 x 56% = 392 (triệu đồng)

+ Giá trị cổ phiếu còn lại = Tổng sức mua - số tiền lỗ = 700 - 392 = 308 (triệu đồng)

Trong khi khoản vay từ đòn bẩy là 200 triệu của chị Hoa vẫn không thay đổi

→ Tài sản ròng thực tế = Giá trị cổ phiếu còn lại - Khoản vay từ đòn bẩy = 308 - 200 = 108 (triệu đồng)

→ Mức ký quỹ thực tế = tỷ lệ tài sản ròng/giá trị cổ phiếu còn lại = 108/308x100%=35.1%

Lúc này, tỷ lệ tài sản ròng/giá trị cổ phiếu là 35,1% < 40% (tỷ lệ ký quỹ) 

⇒ Để đảm bảo độ an toàn cho khoản vay, Chị Hoa sẽ nhận được "Call Margin" từ CTCK

Khi nào nhà đầu tư sẽ bị Call Margin?

Khi nào nhà đầu tư sẽ bị call margin
Nguồn: media.istockphoto.com

Mỗi sàn giao dịch đều quy định mức "Call Margin" khác nhau. Khi giá trị tài sản ròng trên tổng giá trị cổ phiếu bị giảm vượt quá tỷ lệ an toàn được cho phép, CTCK sẽ thực hiện thông báo Call Margin qua email và tin nhắn để yêu cầu nhà đầu tư có phương án xử lý. Hơn nữa, sau thời hạn 2-3 ngày kể từ khi có thông báo, nếu nhà đầu tư không điều chỉnh, đưa đòn bẩy về mức an toàn, cổ phiếu trong danh mục của bạn sẽ bị CTCK bán giải chấp.

Nhà đầu tư có thể xác định nguy cơ bị Call Margin của mình qua các dấu hiệu sau:

- Có sự biến động của thị trường làm thay đổi giá cổ phiếu: Bạn mua phải chứng khoán kém chất lượng hoặc công ty phát hành có kế hoạch kinh doanh không tốt dẫn đến thua lỗ, làm giảm lợi nhuận và cổ tức cho cổ đông,...

- Thị trường giảm điểm: Tỷ lệ Margin có thể quyết định sự bám trụ của nhà đầu tư, khi toàn bộ nền kinh tế đảo chiều lao dốc. Cụ thể, nếu dùng tỷ lệ Margin là 1:1 thì nhà đầu tư sẽ lỗ một lượng tương ứng. Nhưng nếu dùng tỷ lệ đòn bẩy 1:3 thì bạn sẽ lỗ gấp 3 lần bình thường. 

Cách tính Call Margin

Sau khi nhận được “Call Margin” từ CTCK, nhà đầu tư cần có biện pháp can thiệp vào tài khoản của mình. Bạn sẽ có hai lựa chọn: Hoặc bán một phần cổ phiếu hoặc bổ sung thêm tài sản đảm bảo (có thể là tiền hoặc cổ phiếu) để duy trì tỷ lệ tài sản ròng/giá trị chứng khoán lớn hơn tỷ lệ cho phép. Dưới đây là cách tính số tiền ký quỹ cần bổ sung

Công thức tính:

Số tiền ký quỹ bổ sung = (Tỷ lệ ký quỹ - Tỷ lệ ký quỹ duy trì) x Tổng giá trị tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường.

Ví dụ

Giả sử một nhà đầu tư mua 100 triệu đồng cổ phiếu X bằng cách sử dụng 50 triệu đồng vốn tự có và ký quỹ Margin 50 triệu đồng từ nhà môi giới của họ. Nhà môi giới đưa ra tỷ lệ ký quỹ duy trì là 25%. Tại thời điểm mua, tỷ lệ tài sản ròng/tổng giá trị cổ phiếu là 50%. Sau đó, cổ phiếu X giảm giá 40% kéo theo tổng tài sản giảm 40%. Tương tự như cách tính quỹ khi sử dụng đòn bẩy, ta dễ dàng tính được: 

 → Giá trị cổ phiếu X còn lại 60 triệu đồng trong khi khoản vay 50 triệu đồng không đổi → Tài sản ròng thực tế của nhà đầu tư chỉ còn 10 triệu đồng → Tỷ lệ tài sản ròng/tổng giá trị cổ phiếu là 20% < 25%. Lúc này, nhà đầu tư sẽ nhận được "Margin Call". Khi đó:

Số tiền ký quỹ bổ sung = (Tỷ lệ ký quỹ - Tỷ lệ ký quỹ duy trì) x Tổng giá trị tài sản trên tài khoản giao dịch ký quỹ tính theo giá thị trường

= (0,5 - 0,25) x 60 = 15 triệu đồng. 

Lưu ý cho nhà đầu tư để không bị Call Margin

Lưu ý để nhà đầu tư không bị call margin
Nguồn: media.istockphoto.com

Call Margin là điều mà không một "trader" nào mong muốn gặp phải. Vậy nên, bạn cần lưu ý những nội dung sau:

Không mua vào bằng margin khi cổ phiếu giảm mạnh

Việc Việc mua vào bằng Margin khi thị trường xuống thấp sẽ làm tăng mức độ rủi ro của nhà đầu tư lên gấp nhiều lần. Thậm chí, nếu giá cổ phiếu tiếp tục lao dốc, tài khoản của bạn sẽ bị "Call Margin" cực kỳ nghiêm trọng.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư

Bạn không nên “cho trứng vào một rổ” mà hãy đa dạng hóa danh mục của mình. Việc phân bổ các danh mục đầu tư sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ giảm giá trị của một chứng khoán đơn lẻ dẫn đến "Call Margin". Ngoài ra, hãy bán bớt những mã chứng khoán yếu để giảm áp lực "Call Margin", chuẩn bị cho hoạt động tái cơ cấu khi thị trường phục hồi.

Cơ cấu danh mục khi thị trường có dấu hiệu hồi phục

Khi thị trường có dấu hiệu hồi phục, nhà đầu tư thường xuất hiện tâm lý gỡ gạc.  Thậm chí nhiều nhà đầu tư “Full Margin” sau khi vừa bị “force sell”. Điều này vô cùng nguy hiểm vì nếu nó là bulltrap thì bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để cơ cấu lại danh mục đầu tư.

Hy vọng bài viết của ZaloPay đã giúp nhà đầu tư nắm được Call Margin là gì và những lưu ý để không bị Call Margin. Mặc dù Margin là công cụ có thể giúp các nhà đầu tư có thêm cơ hội để gia tăng lợi nhuận, nhưng cũng có thể gây ra không ít rắc rối cho người sử dụng. Do đó, Margin chỉ phù hợp với nhà đầu tư đã có kiến thức và kinh nghiệm nhất định về thị trường.

Tags:
#đầu_tư_tài_chính#học_đầu_tư_chứng_khoán#thị_trường_chứng_khoán

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay