Trước khi tìm hiểu Force Sell là gì, các bạn cần nắm rõ một khái niệm khác là tỷ lệ ký quỹ - nó là tỷ lệ giữa khối lượng tài sản thực tế mà nhà đầu tư bỏ ra trên tổng số tài sản giao dịch (phần còn lại được vay từ các công ty chứng khoán).
Mỗi công ty chứng khoán sẽ quy định một tỷ lệ ký quỹ tối thiểu (thường là 30%). Điều này đồng nghĩa với việc nhà đầu tư phải luôn duy trì khối lượng tài sản của mình để đảm bảo đạt tỷ lệ trên.
Khi tỷ lệ ký quỹ giảm dưới mức tối thiểu, công ty chứng khoán có quyền bán giải chấp cổ phiếu của nhà đầu tư để đưa tỷ lệ ký quỹ về mức quy định. Hiện tượng này chính là Force Sell (Thanh lý bắt buộc).
Nói một cách dễ hiểu, Force Sell là tình trạng nhà đầu tư bị mất quyền kiểm soát khi tài sản của mình bị giảm quá mức, lúc này công ty chứng khoán sẽ có hành động can thiệp để hạn chế tỷ lệ rủi ro.
Hiện tượng Force Sell xảy ra phụ thuộc vào 3 đại lượng chính là: tỷ lệ ký quỹ, tỷ lệ ký quỹ cảnh báo và tỷ lệ ký quỹ giải chấp (hay tỷ lệ ký quỹ tối thiểu)
Ví dụ sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn hiện tượng Force Sell:
Ông A mua 1000 cổ phiếu X, giá 100.000 đồng/cổ phiếu, vậy tổng tài sản giao dịch là 100.000.000 đồng. Ông A chỉ bỏ ra 50.000.000 đồng làm vốn, vay ký quỹ 50.000.000 đồng. Biết công ty chứng khoán quy định tỷ lệ ký quỹ cảnh báo là 40% và tỷ lệ ký quỹ giải chấp là 30%.
Lúc này tỷ lệ ký quỹ của ông A là 50.000.000/100.000.000 = 50%.
Sau 2 tháng, giá cổ phiếu X giảm còn 80.000 đồng/cổ phiếu, lúc này tổng tài sản của ông A là 80.000 x 1000 = 80.000.000 đồng. Mức vay nợ ký quỹ vẫn là 50.000.000 đồng, suy ra tài sản thực của ông A chỉ còn 30.000.000 đồng.
Lúc này tỷ lệ ký quỹ của ông A là: 30.000.000/80.000.000 = 37,5%. Đây là mức thấp hơn tỷ lệ ký quỹ cảnh báo những cao hơn tỷ lệ ký quỹ giải chấp, do đó tài khoản ông A rơi vào trạng thái Call margin.
Nếu giá cổ phiếu tiếp tục giảm xuống còn 70.000 đồng/cổ phiếu, tổng tài sản ông A lúc này là: 70.000 x 1000 = 70.000.000 đồng, trong đó tài sản thực của ông A chỉ còn 20.000.000 đồng. Tỷ lệ ký quỹ của ông A lúc này là: 20.000.000/70.000.000 = 28,6%. Đây là mức thấp hơn tỷ lệ ký quỹ giải chấp, do đó tài khoản ông A bị Force Sell. Công ty chứng khoán buộc phải bán bớt cổ phiếu của ông A để đưa tỷ lệ ký quỹ về ngưỡng an toàn.
Nhà đầu tư bị Force Sell khi tài khoản có tỷ lệ ký quỹ giảm dưới ngưỡng xử lý do công ty chứng khoán đặt ra. Phần lớn nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do giá cổ phiếu mua thông qua Margin bị giảm mạnh.
Trước khi bị Force Sell, tài khoản của nhà đầu tư sẽ nhận được thông báo về việc tỷ lệ ký quỹ sắp chạm ngưỡng xử lý, khuyến khích nhà đầu tư bổ sung thêm vốn hoặc bán bớt cổ phiếu để nâng tỷ lệ ký quỹ lên mức quy định.
Sau mức thời hạn (thường là 3 ngày), nếu nhà đầu tư không thực hiện, công ty chứng khoán buộc phải bán cổ phiếu trong tài khoản của nhà đầu tư để đưa tỷ lệ ký quỹ về ngưỡng an toàn.
Dịch vụ vay Margin (vay vốn từ công ty chứng khoán) giúp nhà đầu tư tham gia giao dịch trên thị trường chứng khoán chỉ với một số vốn nhất định ban đầu. Đây là hình thức đầu tư mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhưng cũng đi kèm những rủi ro. Một trong số đó là tình trạng Force Sell. Để hạn chế việc tài khoản bị Force Sell, nhà đầu tư nên lưu ý những điểm sau:
Trong quá trình đầu tư và giao dịch trên thị trường chứng khoán, nhiều nhà đầu tư thường nhầm lẫn giữa Force Sell và Call Margin. Tuy nhiên, đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau như đã mô tả trong ví dụ ở trên. Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng có thể phân biệt Force Sell và Call Margin theo các tiêu chí trong bảng sau:
Call Margin | Force Sell | |
Thời điểm xuất hiện | Khi tỷ lệ ký quỹ của tài khoản giảm dưới tỷ lệ ký quỹ cảnh báo (thường là 40%) nhưng vẫn cao hơn tỷ lệ ký quỹ giải chấp do công ty chứng khoán quy định. | Khi tỷ lệ ký quỹ của tài khoản giảm dưới tỷ lệ ký quỹ giải chấp do công ty chứng khoán quy định (thường là 30%) |
Biện pháp can thiệp của công ty chứng khoán | Thông báo cho nhà đầu tư qua hình thức gọi điện, nhắn tin, gửi email… để khuyến khích nhà đầu tư bổ sung thêm vốn (bằng cách nạp tiền vào tài khoản) hoặc bán bớt cổ phiếu để đưa tỷ lệ ký quỹ về mức an toàn. | Chủ động bán các cổ phiếu trong tài khoản của nhà đầu tư để đưa tỷ lệ ký quỹ về mức an toàn. |
Hy vọng rằng, những kiến thức đầu tư hữu ích được ZaloPay tổng hợp trong bài viết đã giúp các bạn hiểu rõ về tình trạng Force Sell khi dùng dịch vụ vay Margin. Đây là cách thức đầu tư đầy hứa hẹn nhưng cũng mang nhiều rủi ro, do đó cần áp dụng một cách phù hợp và linh hoạt để tài khoản của mình không bị Force Sell các bạn nhé!
Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay