Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Price Action là gì? Ứng dụng chiến lược giao dịch Price Action trong chứng khoán

Price Action (Hành động giá) là một phương pháp giao dịch sử dụng thống kê vào hoạt động giao dịch, cụ thể là chuyển động giá và khối lượng, để thử và dự đoán chuyển động của thị trường trong tương lai. Khi một nhà giao dịch nói về Price Action tức là đang đề cập đến sự biến động hàng ngày (hoặc hàng giờ, tùy vào khung thời gian giao dịch) về giá của một cổ phiếu cụ thể. Cùng Zalopay tìm hiểu chi tiết về phương pháp này trong bài viết sau.

Price Action là gì?

Price Action (Hành động giá) là sự chuyển động của giá chứng khoán được vẽ theo thời gian. Nhiệm vụ của hành động giá là hỗ trợ các nhà phân tích kỹ thuật theo sát các thực thể tham gia thị trường, nghiên cứu về  chiều hướng biến động giá của cổ phiếu, hàng hóa hoặc các biểu đồ tài sản khác.

Nhiều nhà giao dịch chứng khoán ngắn hạn hoàn toàn dựa vào hành động giá, sự hình thành và xu hướng ngoại suy để đưa ra quyết định giao dịch.

Price Action là gì

Nguyên lý của phương pháp Price Action là: Mọi chuyển động của giá đều chịu tác động từ các bên tham gia thị trường (người mua và người bán). Nguyên lý này dựa trên sự phân tích hành vi của bên mua và bên bán trên thị trường để tìm ra phe nào đang kiểm soát thị trường, từ đó dự đoán xu hướng biến động giá tiếp theo và đưa ra quyết định giao dịch.

  • Nếu phe mua đang kiểm soát thị trường (cầu lớn hơn cung) => giá sẽ có xu hướng tăng => nhà đầu tư có thể cân nhắc vào lệnh BUY.
  • Nếu phe bán đang kiểm soát thị trường (cung lớn hơn cầu) => giá sẽ có xu hướng giảm => Nhà đầu tư sẽ cân nhắc vào lệnh SELL.

Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài như chính trị, xã hội, kinh tế cũng cần được xem xét do có tác động trực tiếp đến các giao dịch trên thị trường. Mọi thông số về giá sẽ được  nhà giao dịch theo dõi trên biểu đồ hình nến vì chúng giúp hình dung rõ hơn về biến động giá  bằng cách hiển thị các vùng hỗ trợ và kháng cự, đường xu hướng, giá trị mở cửa, giá thấp nhất, giá cao nhất và giá đóng cửa. 

>>> Xem thêm: Phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán

Ưu và nhược điểm khi giao dịch theo phương pháp Price Action

Ưu điểm của phương pháp Price Action

Price Action là một phương pháp giao dịch đơn giản, được nhiều chuyên gia khuyên dùng bởi nhiều ưu điểm:

  • Tính đơn giản: Ưu điểm lớn nhất của phương pháp Price Action là việc đơn giản hóa quá trình phân tích đồ thị giá. Nhà đầu tư chỉ cần quan sát các cây nến và mẫu hình nến để phân tích và tìm ra các tín hiệu giao dịch có độ chính xác cao mà không cần sử dụng quá nhiều các chỉ báo khiến cho quá trình giao dịch trở nên rắc rối và phức tạp hơn.
  • Dễ hiểu, dễ sử dụng: Price Action xác định tín hiệu dựa trên các biểu đồ nến. Các tín hiệu giao dịch mà Price Action cung cấp rất dễ phát hiện, nên dù là người mới chưa có nhiều kinh nghiệm cũng có thể dễ dàng nhận ra và giao dịch theo. Đây là một phương pháp “cực kỳ đơn giản”, dễ học và dễ sử dụng cho các nhà đầu tư nhập môn.
  • Không có độ trễ như các chỉ báo khác: Khi quan sát Price Action, bạn có thể nhanh chóng nắm bắt các biến động của thị trường hàng ngày và kịp thời phản ứng với chúng. Ưu điểm này đánh bại các chỉ số khác bởi chúng luôn có độ trễ nhất định với diễn biến thực của thị trường.
  • Ứng dụng linh hoạt: Phương pháp price action áp dụng hiệu quả trong nhiều thị trường tài chính, khung thời gian khác nhau và thông thường không bị giới hạn bởi bất kỳ công cụ hay phần mềm phân tích cụ thể nào. 
  • Nâng cao tư duy cho các nhà đầu tư: Thay vì phụ thuộc vào các chỉ báo kỹ thuật  một cách máy móc thì việc ứng dụng Price Action đòi hỏi các nhà đầu tư phải quan sát nhạy bén hơn, tư duy nhiều hơn để nhận định thị trường, xác định được các điểm cắt lỗ hay điểm vào có lợi nhuận với độ chính xác cao.

>>> Tham khảo: Lệnh Stop Loss là gì? Những lưu ý khi đặt lệnh

Ưu điểm của phương pháp Price Action

Hạn chế của phương pháp Price Action

  • Việc diễn giải hành động giá thường mang tính chủ quan: Thông thường, khi phân tích một hành động giá, hai nhà giao dịch có thể đưa ra kết luận khác nhau. Một bên có thể thấy một xu hướng giảm giá trong khi bên còn lại có thể tin rằng hành động giá đó chỉ cho thấy một sự thay đổi tiềm năng trong ngắn hạn. Điều này còn tùy thuộc vào việc lựa chọn khung giờ giao dịch, cổ phiếu có thể có nhiều xu hướng giảm trong ngày trong khi vẫn duy trì xu hướng tăng hàng tháng.
  • Price Action không thực sự hoàn hảo: Hành động giá trong quá khứ của một mã chứng khoán không đảm bảo cho hành động giá trong tương lai. Cho dù với các giao dịch có xác suất cao thì vẫn mang tính đầu cơ. Muốn có được phần thưởng tiềm năng, nhà giao dịch phải chấp nhận rủi ro tương xứng. 
  • Không phản ánh thị trường toàn diện: Price action tập trung vào giá và bỏ qua các tin tức liên quan. Do đó, Price action không chỉ ra các vấn đề kinh tế vĩ mô hoặc phi tài chính ảnh hưởng đến chứng khoán một cách rõ ràng. Điều này có thể dẫn đến việc đưa ra những quyết định sai thời điểm, rủi ro cao hoặc đánh mất cơ hội sinh lợi nhuận.
  • Ứng dụng vào tự động hóa giao dịch không quá an toàn và yêu cầu nhiều thời gian của nhà đầu tư: Việc sử dụng Price Action trong khi đầu tư tuy có thể xác định điểm lệnh vào-ra nhưng không thể dự đoán chính xác những biến động bất thường ngoài dự đoán của giá. Để đảm bảo giao dịch mang lại hiệu quả cao đòi hỏi các nhà giao dịch phải dành thời gian theo dõi biểu đồ nhiều hơn. Điều này khá bất lợi cho những nhà đầu tư chỉ xem giao dịch như một công việc kiếm thêm thu nhập hoặc bán thời gian trong lúc nhàn rỗi.

Các công cụ phân tích Price Action trong đầu tư

Có 3 công cụ chính mà các nhà đầu tư cần quan tâm khi giao dịch theo phương pháp Price Action là: đường (vùng) kháng cự/hỗ trợ, mẫu hình nến và mô hình giá. Các công cụ này không có sẵn mà bạn phải tự xác định bằng cách quan sát các cây nến trên biểu đồ và tìm ra xu hướng của nó.

Dựa vào 1 cây nến

Người Nhật quan niệm thân nến là “tinh túy của chuyển động giá” (Trích: Tuyệt kỹ giao dịch bằng đồ thị nến Nhật - Steve Nison). Mỗi cây nến sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư 4 thông tin cơ bản: giá mở cửa, giá đóng cửa, giá cao nhất, giá thấp nhất của phiên giao dịch hình thành cây nến đó. Bằng cách nhìn vào chiều cao và màu thân nến, ta có thể thu được tín hiệu về việc phe mua hay phe bán đang kiểm soát thị trường. Cụ thể:

  • Màu sắc của thân nến: cho thấy kết thúc phiên giao dịch giá tăng (nến màu xanh)  hay giảm (nến màu đỏ).
  • Kích thước của thân nến: được dùng để đo lường động lượng (momentum) của thị trường. Nếu thân nến nhỏ dần, ta có thể đoán động lượng trước đó đang giảm sút. Nhịp giảm (hoặc tăng) càng mạnh thì thân nến càng dài, cho thấy đà giảm (hoặc tăng) ngày càng lớn.
  • Giá mở cửa và giá đóng cửa: cung cấp những thông tin về góc nhìn thị trường và nhận định khả năng chi phối cảm xúc của các nhà đầu tư trong suốt quá trình giao dịch. Họ có thể chờ giá đóng cửa để xác nhận sự bứt phá từ một điểm quan trọng trên đồ thị. 
  • Râu nến: Râu trên càng dài cho thấy lực bán càng mạnh và ngược lại nếu râu nến dưới càng dài thì chứng tỏ lực mua càng mạnh.

Trên đây đều là những yếu tố quan trọng đối với các nhà phân tích kỹ thuật.

công cụ phân tích Price Action trong đầu tư
Nguồn: soriaforcongress.com

>> Xem thêm: Cách giao dịch hiệu quả với mô hình nến Doji

Hỗ trợ và kháng cự

Hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá mà tại đó, xu hướng giá được kỳ vọng sẽ đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại, sau đó bứt phá tiếp tục xu hướng. Có thể nói đây là vị trí thích hợp nhất để vào lệnh mua bán. Các nhà giao dịch theo phương pháp Price Action thường sử dụng các đường (vùng) kháng cự hoặc hỗ trợ để định hình chiến lược giao dịch.

  • Nếu giá tăng và gặp vùng kháng cự sẽ có xu hướng đảo chiều đi xuống hoặc chững lại (khi lực bán đủ mạnh), nhà đầu tư cần xem xét vào lệnh bán cổ phiếu.
  • Nếu giá giảm và gặp vùng hỗ trợ sẽ có xu hướng đảo chiều đi lên hoặc chững lại (khi lực mua đủ mạnh), nhà đầu tư cần xem xét vào lệnh bán cổ phiếu.
  • Trong trường hợp vượt khu vực kháng cự, mô hình breakout (điểm phá vỡ) được hình thành và làm mức giá tăng mạnh. Ngược lại, khi vượt qua khu vực hỗ trợ thì mức giá sẽ giảm đi.
Vùng hỗ trợ và kháng cự
Nguồn: api.vcsc.com.vn

Mẫu hình nến

Nhà phân tích kỹ thuật theo dõi các tín hiệu giá cảnh báo họ những sự thay đổi về hành vi giá, tâm lý thị trường, từ đó dự đoán xu hướng của giá trong tương lai. Mẫu hình nến là những tín hiệu kỹ thuật đó, cũng là công cụ quan trọng trong phương pháp Price Action.

Những mẫu hình nến điển hình:

  • Các mẫu hình nến cơ bản: Nến cơ bản (Standard), Nến cường lực (Marubozu), Nến con quay (Spinning Top),…
  • Các mẫu hình nến đảo chiều tăng: nến Doji chuồn chuồn, nến búa (Hammer), nến búa ngược (Inverted Hammer), nến sao mai (Morning Star), nến nhấn chìm tăng, mẫu hình xuyên thấu (Piercing Pattern)…
  • Các mẫu hình nến đảo chiều giảm: nến Doji bia mộ, nến người treo cổ (Hanging man), nến nhấn chìm giảm, nến sao hôm (Evening Star), mẫu hình mây đen bao phủ (Dark Cloud Cover Pattern), Nến sao băng (Shooting star),...
  • Các mẫu hình nến tiếp diễn xu hướng: mô hình tăng giá ba bước (Rising Three Methods), mô hình giảm giá ba bước ( Falling Three Methods), mô hình nến Gap tăng Tasuki hay Upside Gap Tasuki…
Mẫu hình nến
Nguồn: finashark.vn

Mô hình giá

Mô hình giá là tập hợp các chuyển động giá trong một khoảng thời gian cụ thể mà khi nối các điểm giá lại với nhau sẽ tạo ra các hình dạng đặc biệt như mô hình hai đỉnh, mô hình hai đáy, mô hình vai đầu vai, cốc tay cầm, tam giác,… Mỗi mô hình sẽ cung cấp những tín hiệu khác nhau (tiếp diễn xu hướng hoặc đảo chiều).

Một số mô hình giá điển hình:

  • Mô hình giá đảo chiều: mô hình 2 đỉnh, mô hình 2 đáy, mô hình vai đầu vai, mô hình vai đầu vai ngược, mô hình 3 đỉnh, mô hình 3 đáy, mô hình kim cương,...
  • Mô hình giá tiếp diễn: mô hình tam giác, mô hình cờ đuôi nheo, mô hình hình chữ nhật, mô hình cái cốc và tay cầm thuận, mô hình lá cờ, mô hình lưỡng tính, mô hình cái nêm, mô hình cốc tay cầm ngược,...

Xem thêm: 5 bước đầu tư an toàn cho người mới bắt đầu

Chiến lược giao dịch hiệu quả với phương pháp Price Action

Price Action (Hành động giá) thường không được coi là một công cụ giao dịch như một chỉ báo, mà là nguồn dữ liệu cơ sở để tạo ra các chỉ báo kỹ thuật. Các nhà giao dịch theo xu hướng làm việc chặt chẽ với hành động giá, họ thường không quan tâm quá nhiều vào các phân tích cơ bản mà chỉ tập trung vào các mức hỗ trợ và kháng cự để đưa ra các dự đoán đột phá và chính xác nhất trong giao dịch.

Có nhiều chiến lược mà bạn có thể áp dụng để giao dịch hiệu quả với phương pháp Price Action. Trong bài viết này, Zalopay sẽ giới thiệu cho bạn về chiến lược giao dịch Price Action hiệu quả và thông dụng nhất, đó là giao dịch với Breakout và Retest.

Khi giá phá vỡ các vùng kháng cự/hỗ trợ quan trọng sẽ có xu hướng di chuyển mạnh mẽ theo hướng bứt phá. Chiến lược này sẽ được thực hiện như sau:

Bước 1: Quan sát biểu đồ giá (tốt nhất là sử dụng khung thời gian từ 15m đến 1D), sau đó xác định các vùng hỗ trợ, kháng cự của giá.

Bước 2: Chờ giá break-out khỏi vùng hỗ trợ/kháng cự thì vào lệnh. Để an toàn hơn, bạn có thể đợi giá sau khi break-out rồi quay lại test vùng hỗ trợ/kháng cự vừa bị phá thành công rồi mới vào lệnh (chiến lược retest).

  • Khi giá break-out khỏi vùng kháng cự và mạnh mẽ đi lên, trader có thể vào lệnh BUY.
  • Nếu giá phá vỡ vùng hỗ trợ mạnh và theo đà đi xuống thì có thể cân nhắc vào lệnh SELL. 
  • Mức target là khoảng cách giữa 2 vùng hỗ trợ và kháng cự.
  • Điểm cắt lỗ tùy thuộc vào khả năng chịu rủi ro của mỗi nhà đầu tư. 

Cách giao dịch theo Price Action cho nhà đầu tư mới

Bước 1: Xác định phong cách giao dịch cá nhân

Phương pháp này chỉ phù hợp với giao dịch trung và dài hạn, còn lướt sóng sẽ không hiệu quả do tín hiệu giao dịch từ giá trong ngày không quá nhiều để xác định.

Bước 2: Lên kế hoạch giao dịch 

  • Lựa chọn khung giờ giao dịch: Tín hiệu tốt nhất là các khung giờ lớn như D1, H4, H1 hoặc W1.
  • Lựa chọn tài sản giao dịch: Bất kỳ loại tài sản nào cũng có thể giao dịch như cổ phiếu, trái phiếu,...
  • Lựa chọn chiến lược phù hợp: xác định các vùng hỗ trợ, kháng cự, mô hình giá/mẫu hình nến như đã phân tích bên trên. 

Tham khảo:

Cách giao dịch theo Price Action cho nhà đầu tư

Bước 3: Quản lý hạn mức giao dịch tài chính và rủi ro

Nhà đầu tư cần xác định giới hạn chịu đựng nguồn vốn giao dịch của cá nhân để xác định thời điểm cắt lỗ hoặc chốt lời thích hợp, qua đó giảm rủi ro khi thị trường biến động bất thường.

Cách giao dịch theo Price Action cho nhà đầu tư

Mở “Tài khoản chứng khoán”, đầu tư thông minh cùng Zalopay

Bạn đang bắt đầu hành trình đầu tư? Bạn muốn tìm kiếm một nền tảng hỗ trợ giao dịch chứng khoán an toàn, uy tín để đầu tư dài hạn? Zalopay chính là ứng cử viên sáng giá để đồng hành với bạn trong suốt hành trình khám phá này. Với sản phẩm Tài khoản chứng khoán được cung cấp bởi DNSE, được tích hợp trên nền tảng Zalopay, hỗ trợ đầu tư chỉ từ 01 cổ phiếu để việc đầu tư chứng khoán trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Không chỉ hưởng lợi từ hệ sinh thái sẵn có trên Zalopay, người dùng còn có thể cập nhật thông tin thị trường, khuyến nghị đầu tư cùng các biến động tăng giảm của mức giá trong những phiên giao dịch gần nhất, từ đó áp dụng phương pháp Price Action để định hình xu hướng trong tương lai và đưa ra quyết định tối ưu nhất. 

Hướng dẫn đăng ký “Tài khoản chứng khoán” trên Zalopay:

  • Bước 1: Tải Zalopay về điện thoại. Truy cập ứng dụng, chọn biểu tượng “Tất cả”.
  • Bước 2: Chọn biểu tượng “Chứng khoán”.
  • Bước 3: Tại màn hình chính của TK chứng khoán, chọn “Đăng ký tài khoản".
Hướng dẫn đăng ký “Tài khoản chứng khoán” trên Zalopay
Tìm tính năng Chứng khoán ngay trong ứng dụng Zalopay
  • Bước 4: Kiểm tra và bổ sung thông tin chi tiết, bấm “Tiếp tục”.
  • Bước 5: Nhập mã PIN Zalopay hoặc xác thực bằng sinh trắc học (Touch ID/ Face ID).
  • Bước 6: Hoàn thành đăng ký và chờ kết quả.
Hướng dẫn đăng ký “Tài khoản chứng khoán” trên Zalopay
Kiểm tra các thông tin để hoàn tất đăng ký

>>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách chơi chứng khoán cho người mới hiệu quả, nhanh chóng thu lợi nhuận

Điều quan trọng khi tham gia vào thị trường đầu tư, các bạn cần nhớ là các dự đoán giao dịch được thực hiện bằng phương pháp sử dụng hành động giá, trên bất kỳ khung thời gian nào, đều mang tính chất đầu cơ. Bạn nên áp dụng nhiều công cụ cho việc dự đoán giao dịch của mình. Hy vọng những thông tin được Zalopay cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm về một phương pháp phân tích kỹ thuật để có hướng đầu tư sinh lợi nhuận hiệu quả.

Tags:
#thị_trường_chứng_khoán#học_đầu_tư_chứng_khoán#đầu_tư_tài_chính

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay