Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư

Momentum là gì? Cách tính và những ứng dụng của chỉ báo Momentum

Chỉ báo Momentum được sử dụng như một công cụ để xác định các điểm đảo chiều của xu hướng giá trên thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng. Biết cách sử dụng chỉ báo Momentum sẽ giúp nhà đầu tư nhìn nhận thị trường tổng quát cũng như dự đoán xu hướng giá. Những thông tin này rất hữu hiệu cho nhà đầu tư. Trong bài viết dưới đây ZaloPay sẽ cung cấp các thông tin liên quan Momentum là gì? Cách sử dụng chỉ báo này để xác định xu hướng giá.

Momentum là gì?

Chỉ báo Momentum (MOM) theo Tiếng Anh chuyên ngành có nghĩa là động lượng. Trong lĩnh vực forex, ta hiểu nó là sức mạnh của xu hướng. Theo đó, Momentum Indicator là chỉ báo có chức năng đo lường và đánh giá tốc độ thay đổi của giá. Thường được sử dụng trong phân tích kỹ thuật chứng khoán. Momentum phản ánh những thay đổi của giá cổ phiếu như giai đoạn tăng hoặc giảm giúp các nhà đầu tư thấy được xu hướng thị trường hiện tại. Từ đó, các nhà đầu tư biết được dấu hiệu giá sẽ tiếp tục tăng/giảm hay kết thúc và đưa ra quyết định giao dịch chính xác hơn. 

Đặc điểm của Momentum

  • Chỉ báo Momentum có thể được sử dụng trên bất kỳ khung thời gian nào. 
  • Đường Momentum dao động quanh đường 100 (mức trung bình trên biểu đồ giá). Đường động lượng càng xa đường 100 thì biến động của giá càng mạnh. 
  • Khoảng cách của đường động lượng so với đường 100 cho biết giá đang di chuyển nhanh như thế nào.
Chỉ số Momentum là gì

Công thức tính Momentum

Giá đóng cửa của các phiên giao dịch là yếu tố giúp xác định chỉ số động lượng. Công thức tính Momentum như sau:

Momentum = Price Close i – Price Close (i-n)

Hoặc:

Momentum = (Close i / Close (i-n)) x 100

Trong đó:

  • Price Close i là giá đóng cửa của phiên giao dịch thứ i.
  • Price Close i-n là giá đóng cửa của phiên giao dịch thứ i-n với n là khoảng thời gian xác định phụ thuộc vào chiến lược cụ thể của từng nhà đầu tư.

Trong tính toán, cũng có những trường hợp người ta tính giá trị của Momentum theo một cách đơn giản hơn, đó là Momentum = Close i – Closei-n , với cách tính này thì chỉ báo Momentum chỉ phản ánh về sự thay đổi trong độ lớn của giá, còn với cách tính đầu tiên thì chỉ báo Momentum phản ánh rõ hơn về tốc độ thay đổi của giá, biểu thị bằng %, gần với bản chất của động lượng hơn.

Ứng dụng của chỉ báo Momentum

Chỉ báo Momentum giúp xác định xu hướng của thị trường. Nhà đầu tư dựa vào chỉ báo này để xác định thị trường sẽ tiếp tục đi theo xu hướng hay xu hướng đang mất đà và bắt đầu đảo chiều. Chỉ báo này cho nhà đầu tư biết 3 loại tín hiệu như sau: 

  • Tín hiệu khi đường động lượng cắt đường 100. 
  • Báo hiệu khi đường động lượng cắt đường trung bình di động MA.
  • Tín hiệu phân kỳ/ hội tụ giữa đường giá và chỉ báo động lượng.
Ứng dụng của chỉ báo Momentum là gì
Nguồn: atpholdings.vn

Cách giao dịch với Momentum

Giao dịch khi đường Momentum cắt đường 100

Khi đường chỉ báo động lượng tăng và cắt qua đường 100, giai đoạn này cho thấy bên mua đang chiếm ưu thế và thị trường có khả năng tiếp tục tăng cao hơn. Tại thời điểm này, các nhà đầu tư có thể đặt lệnh mua theo xu hướng. Tương tự, khi đường Momentum quay đầu đi xuống và cắt đường 100 cho thấy bên bán đang có lợi, giá có khả năng tiếp tục giảm. Đây là một tín hiệu tiềm năng cho nhà đầu tư thực hiện lệnh bán. 

Tuy nhiên, các nhà đầu tư nên lưu ý rằng đường chỉ báo 100 và Momentum cắt nhau rất thường xuyên, các tín hiệu cũng khá yếu. Do đó bạn cũng nên xem xét các chỉ báo phân tích kỹ thuật khác bên cạnh việc sử dụng chỉ báo Momentum.

Giao dịch với đường Momentum là gì
Nguồn: kienthucforex.com

Giao dịch khi đường Momentum phân kỳ hoặc hội tụ đường giá

Hội tụ và phân kỳ là kiến thức liên quan hầu hết với các các chỉ số thông dụng như MA, động lượng, chỉ số sức mạnh tương đối (RSI),... Khi đường biểu diễn chỉ số cùng chiều với đường giá được gọi là hiện tượng hội tụ. Còn đường chỉ số di chuyển ngược chiều với đường giá được gọi là hiện tượng phân kỳ. Việc xác định phân kỳ hoặc hội tụ của đường Momentum và đường giá cũng tương tự như vậy: 

  • Sự phân kỳ xảy ra khi đường động lượng tạo đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước nhưng đường giá tạo đỉnh cao hơn đỉnh trước đó. 
  • Sự hội tụ xảy ra khi đường động lượng tạo đáy sau cao hơn đáy trước đó, nhưng đường giá lại tạo đáy sau thấp hơn đáy trước.

Khi có tín hiệu hội tụ hay phân kỳ của đường Momentum và đường giá sẽ cho nhà đầu tư biết rằng giá đang có xu hướng đảo chiều. Tuy nhiên, tín hiệu đảo này khá yếu do đó các nhà đầu tư không nên quá tin tưởng. Để tăng độ chính xác của cho giao dịch, tốt hơn hết các nhà đầu tư nên kết hợp với nhiều công cụ và chỉ báo khác.

Giao dịch với đường Momentum là gì
Nguồn: stircentury.com

Giao dịch khi đường Momentum cắt đường MA

Sự kết hợp của hai chỉ báo này giúp nhà đầu tư tìm ra điểm mà giá sẽ đảo chiều và bắt đầu một xu hướng mới. Trong trường hợp này, nhà đầu tư có thể kết hợp  với đường trung bình động MA trong các chu kỳ khác nhau. Theo các nhà đầu tư chuyên nghiệp, các chu kỳ 9, 14, 21 là phổ biến nhất. Chu kỳ càng dài thì độ chính xác càng cao. Theo đó:

  • Nếu đường động lượng tăng và cắt đường MA nhà đầu tư có thể vào lệnh mua. 
  • Nếu đường động lượng đi xuống cắt đường MA thì nhà đầu tư có thể thực hiện lệnh bán. 

Lưu ý tín hiệu này thường khá yếu do đó nhà đầu tư nên kết hợp với các tín hiệu khác để tăng độ chính xác. Sự kết hợp giữa Momentum và đường 100 là gợi ý hoàn hảo cho trường hợp này. 

Bài viết trên ZaloPay đã cung cấp thông tin Momentum là gì và công dụng của chỉ báo động lượng để xác định xu hướng giá. Hy vọng giúp nhà đầu tư phát hiện tín hiệu và áp dụng lệnh hiệu quả trong các giao dịch. Mặc dù Momentum là chỉ báo được nhiều nhà đầu tư tin tưởng nhưng vẫn nên kết hợp với các chỉ số để tăng xác suất chính xác.

Tags:
#đầu_tư_tài_chính#học_đầu_tư_chứng_khoán#thị_trường_chứng_khoán

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay