Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Due Diligence là gì? Có bao nhiêu hình thức thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp?

Trước khi có ý định đầu tư vào một dự án hoặc doanh nghiệp, nhà đầu tư thường tiến hành nghiên cứu và rà soát rất kỹ càng. Và Due Diligence (DD) là một lĩnh vực quan trọng không thể thiếu trong đầu tư chuyên nghiệp. Vậy Due Diligence là gì và có những hình thức nào khi thực hiện Due Diligence? Hãy tìm hiểu thuật ngữ này qua những thông tin mà ZaloPay chia sẻ dưới đây.

Due Diligence là gì?

Due Diligence là gì?

Due Diligence là thẩm định chuyên sâu, đây là cuộc điều tra về một tổ chức hoặc một cá nhân nào đó trước khi tiến hành ký một hợp đồng. Hoạt động này giúp ta có những đánh giá về cơ hội cũng như rủi ro tiềm ẩn ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp, cá nhân trong tương lai. Thông thường Due Diligence sẽ có quy trình và tiêu chuẩn nhất định để đánh giá một cách đầy đủ và khách quan nhất.

Thời gian cho quá trình thẩm định thường diễn ra trong vòng 1 tháng. Tuy nhiên nó có thể thay đổi tùy vào độ phức tạp của giao dịch hoặc có thể được gia hạn trong các tình huống khẩn cấp.

Due Diligence bao gồm những hình thức nào?

Thẩm định tài chính

Due Diligence bao gồm những hình thức nào?

Thẩm định tài chính là việc tập trung rà soát và xác minh thông tin liên quan đến tài chính của tổ chức do họ cung cấp như mức thu nhập, tài sản, dòng tiền, các khoản vay, công nợ, thuế hay kế hoạch tài chính… Dựa vào đó, nhà đầu tư có thể đưa ra kết luận và đánh giá liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không.

Tuy nhiên, thực tế rằng, các nhà đầu tư sẽ không tự tiến hành thẩm định tài chính mà sẽ thuê đơn vị có uy tín để hỗ trợ thực hiện. 

Thẩm định thương mại

Quá trình thẩm định thương mại tập trung vào môi trường kinh doanh mà cá nhân hay tổ chức mục tiêu đang hoạt động. Bao gồm một số hoạt động như: đánh giá đối thủ cạnh tranh, khách hàng, các giả định trong sử dụng sản phẩm – hàng hóa hay dịch vụ trong quá trình xây dựng kế hoạch kinh doanh của họ. Thẩm định thương mại được coi là quá trình thẩm định bổ sung cho thẩm định tài chính vì nó giúp nhà đầu tư chỉ ra rõ tương lai phát triển của công ty.

Thẩm định pháp lý

Quá trình thẩm định pháp lý sẽ giúp nhà đầu tư tìm hiểu, rà soát những thông tin pháp lý. Từ đó, có thể đánh giá được những rủi ro pháp lý mà doanh nghiệp có thể gặp phải. Nhất là đối với các doanh nghiệp Startup đang cần thu hút đầu tư thì việc thẩm định lại càng quan trọng hơn.

Thẩm định pháp lý

Dưới đây là một số yêu cầu liên quan đến thẩm định pháp lý mà nhà đầu tư cần chú ý:

  • Hồ sơ thành lập và hoạt động của doanh nghiệp
  • Vốn và chủ sở hữu
  • Thân sự quản lý và cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp
  • Hợp đồng giao dịch
  • Hợp đồng giao dịch
  • Kiểm kê thuế và kế toán
  • Điều kiện, giấy phép kinh doanh,…

Thẩm định thuế

Hoạt động thẩm định thuế giúp nhà đầu tư hiểu rõ và lượng hóa được các rủi ro về thuế tiềm ẩn của cá nhân, tổ chức. Từ đó giúp họ đưa ra những quyết định rót vốn phù hợp. Due Diligence về khía cạnh thuế sẽ bao gồm các nội dung như sau:

  • Kiểm tra các tờ khai thuế của doanh nghiệp
  • Kiểm tra chứng từ liên quan về thuế
  • Phân tích, đối chiếu số liệu thuế
  • Đánh giá, nhận định các rủi ro tiềm ẩn của doanh nghiệp

Thẩm định hệ thống công nghệ thông tin

Thẩm định công nghệ thông tin được thực hiện bởi đội ngũ kỹ sư chuyên sâu để sẽ phân tích các rủi ro kỹ thuật. Từ khâu thiết kế, hiệu suất đến công năng sử dụng, thiết bị vận hành,… Qua đó chủ đầu tư có thể đưa ra các giải pháp và đánh giá hệ thống IT của doanh nghiệp.

Thẩm định tài sản trí tuệ

Mỗi tổ chức đều có tài sản sở hữu trí tuệ phục vụ cho hoạt động kinh doanh. Trong thẩm định tài sản trí tuệ, nhà đầu tư cần chú ý:

  • Bằng sáng chế. 
  • Bản quyền, thương hiệu và tên thương hiệu. 
  • Đang chờ bằng cấp sáng chế
  • Các khiếu nại đang chờ xử lý về vi phạm sở hữu trí tuệ.

Due Diligence quan trọng như thế nào trong thị trường tài chính?

Due Diligence quan trọng như thế nào trong thị trường tài chính?

Trong các dự án mua bán, đầu tư thì hoạt động thẩm định Due Diligence đóng vai trò quan trọng để đánh giá một doanh nghiệp. Bởi vì quá trình thẩm định có thể giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác và hiệu quả cũng như nắm rõ tiềm năng của doanh nghiệp. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam có rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có hoạt động tài chính hay pháp lý rõ ràng. Thậm chí, có doanh nghiệp còn làm giả số liệu, điều chỉnh số liệu để làm đẹp báo cáo.

Hướng dẫn thực hiện thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp

Quy trình thực hiện thẩm định tín nhiệm tại doanh nghiệp bao gồm 8 bước như sau: 

Hướng dẫn thực hiện thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp

Bước 1: Thu thập về vốn hóa của công ty 

Vốn hóa là dấu hiệu rõ ràng biểu hiện sự biến động của cổ phiếu, mức độ sở hữu cũng như quy mô thị trường tiềm năng của doanh nghiệp. Tìm hiểu về vốn hóa sẽ giúp nhà đầu tư xác định rõ công ty nào có doanh thu lớn, ít biến động. Hay công ty nào chỉ phục vụ ở một thị trường nhất định và có biến động mạnh về giá cổ phiếu. 

Bước 2: Cập nhật doanh thu, lợi nhuận và tiền ký quỹ 

Khi phân tích các báo cáo thu nhập như doanh thu, thu nhập ròng, lợi nhuận nhà đầu tư không thể chỉ quan tâm đến những số liệu cuối cùng mà cần phải phân tích các xu hướng trong doanh thu, tỷ suất lợi nhuận,… Nếu càng so sánh chi tiết giữa các năm, thì việc đưa ra những quyết định cuối cùng càng chính xác.

Bước 3: Phân tích về đối thủ cạnh tranh

Một tổ chức có thể đang phát triển mạnh ở hiện tại nhưng chúng ta không biết chính xác sự tăng trưởng, vị thế như thế nào nếu ta không hiểu về đối thủ cạnh tranh. Để làm được điều này, nhà đầu tư cần phải phân tích cũng như so sánh tỷ suất lợi nhuận từ 2-3 đối thủ trở lên. 

Bước 4: Tiến hành định giá 

Từ những phân tích và số liệu đã thu thập được, nhà đầu tư sẽ định giá được cá nhân hay tổ chức mà mình dự định đầu tư. Theo đó, những doanh nghiệp có tiềm năng và cơ hội phát triển lớn thì mức đầu tư sẽ càng cao.

Bước 5: Quản lý và phân quyền quản lý 

Sau khi định giá, quyền quản lý sẽ được thay đổi để hợp với định hướng phát triển trong tương lai. Trong một số tình huống, quyền quản lý sẽ phụ thuộc vào quyền sở hữu cổ phần. Tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ như nhà sáng lập vẫn tham gia quản lý dù nắm cổ phần ít hơn. 

Bước 6: Lập bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán sẽ xác định rõ các tài sản, khoản nợ phải trả, lượng tiền mặt khả dụng. Từ những phân tích trong bảng cân đối kế toán, nhà đầu tư sẽ nắm rõ được các khoản nợ xấu của doanh nghiệp theo mô hình và ngành nghề kinh doanh.

Bước 7: Lịch sử cổ phiếu doanh nghiệp

Ở bước này nhà đầu tư sẽ phân tích về sự biến động ngắn hạn và dài hạn của cổ phiếu. Tuy nhiên, mọi kết quả chỉ mang tính tương đối và không ảnh hưởng đến những biến động giá trong tương lai. 

Bước 8: Khả năng cổ phiếu trên thị trường bị loãng 

Nhà đầu tư cần chú ý đến lượng cổ phiếu mà doanh nghiệp đang sở hữu cũng như sự ảnh hưởng của nó đến hoạt động cạnh tranh trên thị trường. Từ đó, có sự đánh giá và đưa ra quyết định chính xác.

Bước 9: Kiểm tra rủi ro ngắn và dài hạn

Những lưu ý khi thực hiện Due Diligence

Những lưu ý khi thực hiện Due Diligence

Thông thường Due Diligence được thực hiện bởi một bên thứ ba nhằm đảm bảo tính khách quan của quá trình thẩm định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thẩm định cũng sẽ gặp phải những khó khăn nhất định. Sau đây một số lưu ý khi thực hiện Due Diligence:

  • Cần lập ra danh sách các thông tin mà doanh nghiệp cần phải cung cấp đầy đủ, rõ ràng và chính xác. Nếu không có dữ liệu thì việc thẩm định sẽ rất khó khăn và thiếu chính xác.
  • Cần có hợp đồng nêu rõ các nội dung sẽ thẩm định cũng như các nội dung sẽ nằm ngoài phạm vi công việc, nội dung không thuộc trách nhiệm. Các bên cần thỏa thuận rõ ràng phạm vi tiến hành Due Diligence. Đồng thời, tài liệu sẽ được cung cấp bởi công ty, nên bên thực hiện cũng sẽ không chịu trách nhiệm trong việc đảm bảo tính chính xác của dữ liệu được cung cấp.
  • Việc thẩm định chỉ mang tính thời điểm và đánh giá các dữ liệu quá khứ phần nhiều nhiều. Do đó, các báo cáo Due Diligence chỉ mang tính tương đối, không phản ánh các thông tin trong tương lai của doanh nghiệp.
  • Hoạt động Due Diligence có thể mất một tháng hoặc thậm chí dài hơn đối với những doanh nghiệp có cấu trúc phức tạp. Chính vì vậy, các bên cần có sự chuẩn bị về mặt thời gian để kịp thời đưa ra các quyết định mua bán đúng lúc.

Trong kinh doanh, việc đưa ra những quyết định mua bán hay đầu tư vào một doanh nghiệp thường tốn rất nhiều thời gian và công sức. Do đó việc thực hiện Due Diligence để đánh giá về các rủi ro cũng như tiềm năng của công ty là hết sức cần thiết. ZaloPay tin rằng bài viết với những thông tin được chia sẻ đã giúp bạn đọc có được góc nhìn cụ thể hơn về Due Diligence là gì, có những hình thức nào? Do đó, là một nhà đầu tư thông minh, hãy nắm rõ hoạt động Due Diligence trước khi ra quyết định rót vốn bạn nhé!

Tags:
#thong_tin_tai_chinh#đầu_tư_tài_chính#thuat_ngu_kinh_te#kinh_te_thi_truong

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay