Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư

Suy thoái kinh tế là gì? Những nguyên nhân và hậu quả mà suy thoái kinh tế mang lại

Suy thoái kinh tế là sự tụt giảm hoạt động kinh tế. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây ra tổn thất lớn cho quốc gia nói chung và mỗi doanh nghiệp, cá nhân nói riêng. Vậy đâu là nguyên nhân và dấu hiệu của suy thoái kinh tế? Bài viết hôm nay, ZaloPay sẽ giúp bạn hiểu rõ về suy thoái kinh tế là gì và các vấn đề liên quan để chủ đề này.

1. Suy thoái kinh tế là gì?

Suy thoái kinh tế là sự tụt giảm GDP liên tục

Suy thoái kinh tế (Economic/recession downturn) theo định nghĩa trong kinh tế học vĩ mô sẽ được hiểu là sự suy giảm của tổng sản phẩm quốc nội thực tế (GDP)

Tuy nhiên hiểu một cách đơn giản hơn về suy thoái kinh tế là gì, thì đây là tình trạng tụt giảm hoạt động kinh tế của cả nước. Thời gian để xác định suy thoái kinh tế là tình trạng suy giảm này phải kéo dài hai hoặc nhiều hơn hai quý liên tiếp trong năm. 

Theo đó, suy thoái kinh tế luôn là một bài toán khó mà mỗi quốc gia đều phải tìm ra lời giải để có cách khắc phục nhanh chóng. Bởi nếu để tình trạng này kéo dài thì có thể biến thành khủng hoảng kinh tế và tệ hơn là sự sụp đổ kinh tế. Hậu quả để lại chính là những bất ổn trong đời sống, công việc của mỗi người, gây ra sự tụt dốc thương mại toàn cầu. 

2. Nguyên nhân dẫn tới suy thoái kinh tế

Thực tế nguyên nhân dẫn tới suy thoái kinh tế vẫn đang là vấn đề được các nhà lý thuyết và người làm chính sách tranh luận. Mặc dù đa số đều đồng tình rằng nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là sự kết hợp giữa yếu tố nội sinh theo chu kỳ và những cú sốc từ bên ngoài. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều tranh luận khác diễn ra giữa các học thuyết kinh tế để tìm ra nguyên nhân thực sự, cụ thể như sau:

  • Chủ nghĩa Keynes cho rằng các yếu tố ngoại sinh như: chiến tranh, thời tiết, giá dầu có thể là nguyên nhân dẫn đến suy thoái nhất thời hoặc sự tăng trưởng kinh tế ngắn hạn.
  • Trường phái kinh tế học Áo lại giữ cho mình quan điểm rằng suy thoái kinh tế xuất hiện là do lạm phát cung cấp tiền tệ. Đặc biệt trường phái này đánh giá thời kỳ suy thoái chính là động lực tích cực kích thước cơ chế tự điều chỉnh tự nhiên của thị trường. Đồng thời, suy thoái sẽ giúp điều chỉnh lại động lực đang bị sử dụng không có hiệu quả tại giai đoạn lạm phát hoặc “tăng trưởng”.
  • Thuyết Chu kỳ kinh doanh lại lấy ví dụ hiện đại để giải thích cho nguyên nhân dẫn đến suy thoái kinh tế. Những học thuyết này chỉ ra sự suy thoái là phản ứng tự nhiên khi thị trường xuất hiện nhiều cú sốc không lường trước được có ảnh hưởng tiêu cực đến với nền kinh tế.    

Một số học thuyết khác cho rằng suy thoái lại phụ thuộc vào yếu tố tài chính. Những thuyết học này cho rằng chính sự bùng nổ của tín dụng, cùng các rủi ro về tài chính trong thời gian nền kinh tế tăng trưởng chính là một sự thắt chặt của tín dụng trước thềm suy thoái.

 Yếu tố ngoại sinh là một nguyên nhân gây suy thoái kinh tế

3. Những dấu hiệu nhận biết suy thoái kinh tế

Từ định nghĩa về suy thoái kinh tế là gì, bạn có thể thấy tình trạng này được ghi nhận khi có sự tụt giảm về hoạt động kinh tế trong hai quý liên tiếp và phản ánh rõ nhất thông qua chỉ số GDP và các chỉ số hàng tháng khác. Cụ thể hơn thì suy thoái kinh tế sẽ biểu hiện rõ ràng thông qua chỉ số về việc làm, sản xuất công nghiệp, thu nhập thực tế (tiền lương) và thương mại.

  • Việc làm: Ít việc làm hơn, số lượng người thất nghiệp tăng cao. 
  • Chi tiêu: Hệ quả của việc ít việc làm sẽ kéo đến khả năng chi tiêu sẽ giảm xuống, nhu cầu mua sắm sẽ tụt giảm khiến các doanh nghiệp không giữ vững doanh thu.
  • Tiền lương: Ít việc cũng đồng nghĩa với việc tiền lương ít đi.
  • Nợ nần: Tình trạng thất nghiệp nhiều, thiếu việc hay công việc chỉ thu về mức lương thấp hơn hóa đơn dẫn đến nợ nần tăng cao.

Bất động sản: Dựa theo ví dụ về sự sụt giảm của tỷ lệ thất nghiệp của Úc đạt 10% thì giá nhà có thể giảm tới 20%, điều này là tin xấu cho những ai chưa kịp trả khoản vay nhà.

Suy thoái kinh tế làm nhu cầu mua sắm tụt giảm

4. Chu kỳ suy thoái kinh tế

Chu kỳ suy thoái kinh tế là những biến động của GDP thực tế, diễn ra theo quy trình 3 pha: Suy thoái - phục hồi - hưng thịnh. Tuy nhiên nhiều người lại có quan điểm và chỉ quan tâm rằng suy thoái là quy trình với hai pha chính là suy thoái và phục hồi. Và khi nền kinh tế đang trong chu kỳ suy thoái có thể ảnh hưởng nghiêm trọng cho các doanh nghiệp đang hoạt động. 

5. Ảnh hưởng của suy thoái đến nền kinh tế

Suy thoái kinh tế  xuất hiện sẽ dẫn tới những ảnh hưởng lớn về mặt kinh tế, cụ thể như sau

  • Đồng tiền mất giá: Lạm phát sẽ tăng cao khiến cho đồng tiền mất giá một cách nghiêm trọng. Điều này chính là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng kinh tế không chỉ diễn ra ở một nước mà sẽ kéo theo thêm nhiều quốc gia khác thông qua các lĩnh vực hoạt động xuất - nhập khẩu.
  • Thương mại toàn cầu tụt dốc: Thước cân cung - cầu đều bị giảm mạnh, các sản phẩm tiêu dùng cá nhân, khoản đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh - sản xuất của các công ty cũng giảm sút. Điều này ảnh hưởng đến tình hình xuất nhập khẩu vật liệu, hàng hóa cơ bản. 
  • Giá nguyên vật liệu thô giảm: Có thể thấy rõ nhất thông qua việc giá dầu giảm mạnh mỗi khi suy thoái kinh tế.

Vận tải biển bị trì trệ: Do vấn đề không được thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu đường biển dẫn đến tình trạng ùn tắc, trì trệ, khiến hàng hóa các khan hiếm càng đắt đỏ thêm. Cộng thêm tình trạng các doanh nghiệp phải bù lỗ, đền bù hợp đồng đắt đỏ.

Suy thoái kinh tế dẫn đến lạm phát

6. Hậu quả của suy thoái kinh tế

Khi nền kinh tế bị suy yếu, mỗi quốc gia đều sẽ gánh chịu những hậu quả nhất định. Trong đó, các vấn đề nổi cộm mà bạn sẽ nhìn thấy một cách rõ nét nhất gồm những điều sau:

  • Tình trạng thất nghiệp gia tăng: Mặc dù chính phủ sẽ luôn đưa ra các gói kích cầu cho nền kinh tế, những tác động của sự suy thoái sẽ làm gia tăng số người bị thất nghiệp. Ngay cả với những nước kém phát triển, nước đang phát triển cũng vẫn diễn ra tình trạng này. Điều này sẽ kéo theo các vấn đề khác liên quan đến chính trị, xã hội.
  • Thị trường chứng khoán lao đao: Các chỉ số trên sàn giao dịch luôn là những con số biết nói, nó sẽ phản ánh một cách rõ nét tình hình kinh tế của mỗi quốc gia. 

Tình trạng nợ nần gia tăng: Tình trạng thất nghiệp và kinh tế không phát triển nhưng hóa đơn vẫn có thể tăng lên. Nếu thời gian suy thoái kéo dài thì con số nợ nần sẽ càng tăng cao.

Thất nghiệp gia tăng khi suy thoái kinh tế kéo dài

7. Những ngành nên đầu tư khi nền kinh tế bị suy thoái

Có một vấn đề thú vị khi tìm hiểu về suy thoái kinh tế là gì đó chính là không phải tất cả thị trường toàn cầu đều sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng đi xuống. Mặc dù cung - cầu đều sụt giảm, các hoạt động kinh doanh bị đình trệ nhưng vẫn có một số ngành nghề khó có thể cắt giảm hoàn toàn. Điều này có thể dễ dàng quan sát thông qua bảng điện tử giao dịch chứng khoán khi chỉ số của những ngành này không bị sụt giảm. Theo đó các lĩnh vực bạn có thể cân nhắc đầu tư khi diễn ra suy thoái kinh tế như: Y tế, điện nước, nguyên liệu cơ bản, năng lượng, tiện ích,... 

Lý do bạn nên đầu tư vào những ngành nghề thiết yếu kể trên, là bởi khi suy thoái kinh tế, nhu cầu con người sẽ giảm thiểu các hạng mục chi tiêu hưởng thụ xa xỉ. Thay vào đó, sẽ chỉ tập trung vào các hạng mục cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày. Do vậy đây chính là những gợi ý có thể sinh lời ổn định mà bạn có thể tham khảo nếu muốn đầu tư vào thời điểm suy thoái này. 

8. Những cuộc suy thoái kinh tế thế giới 

Suy thoái kinh tế thế giới khi đi qua luôn để lại những tổn hại lớn mà khó có thể quên được. Cùng ZaloPay điểm lại những cuộc suy thoái kinh tế thế giới để nhìn lại chặng đường phát triển kinh tế trong những năm gần đây:

Những cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới

Cuộc đại suy thoái 1929 - 1933

Vào năm 1929 là thời điểm mà các sàn giao dịch vô cùng nhộn nhịp nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn tăng và sản xuất thì giảm. Tổng GDP giảm đến 26% và tỉ lệ đầu cơ mặc định cao nhất là 15,4%.

Cuộc suy thoái năm 1980 - 1982

Năm 1980 xảy ra hai cuộc suy thoái lớn làm rung chuyển nền kinh tế. Sự kiện đầu tiên diễn ra do một phần thay đổi trong chế độ ở Iran và tình trạng giá dầu tăng mạnh. Sự kiện thứ hai bắt đầu từ năm 1981 và kéo dài đến 16 tháng ngay sau khi Cục Dữ Liệu Liên bang tăng lãi suất để ngăn chặn lạm phát. Tổng GDP giảm xấp xỉ 2,5% và tỷ lệ đầu cơ mặc định cao nhất khoảng 2%.

Cuộc suy thoái toàn cầu năm 2007 - 2009

Suy thoái năm 2007 vẫn là một nỗi ám ảnh tồi tệ nhất kể sau khi cuộc Đại suy thoái năm 1929. Thời điểm này bất động sản dường như vỡ trận làm kìm hãm ngành tài chính, tín dụng và thế chấp. Ước tính GDP giảm 4,3% và tỷ lệ đầu cơ mặc định cao nhất là 4,1%.

Cuộc suy thoái năm 2022

Sau đại dịch Covid, tình hình kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề. Những dấu hiệu về đồng USD mạnh lên, động lực kinh tế của Mỹ ngày một suy yếu và ngày một chững lại. Theo báo cáo mới nhất của Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế dự kiến GDP toàn cầu trong năm 2023 sẽ giảm xuống còn 2,7%.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến suy thoái kinh tế, về những dấu hiệu, nguyên nhân và ảnh hưởng của hiện tượng này. Hy vọng qua bài viết trên, ZaloPay đã giúp bạn trang bị cho mình kiến thức về suy thoái kinh tế là gì, nguyên nhân gây nên tình trạng này cũng như giúp bạn có thêm sự chuẩn bị khi gặp trường hợp này.

Tags:
#kinh_te_thi_truong#thuat_ngu_kinh_te#đầu_tư_tài_chính#thong_tin_tai_chinh#thị_trường_chứng_khoán#học_đầu_tư_chứng_khoán

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay