Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Chi phí cơ hội là gì? Ví dụ - Cách áp dụng trong đầu tư và cuộc sống

Chi phí cơ hội là gì? Chi phí cơ hội là thuật ngữ thường dùng trong kinh tế học, biểu thị khoản chi phí phát sinh khi không có lựa chọn thay thế tốt nhất. Để hiểu rõ hơn về chi phí này, hãy cùng Zalopay tham khảo bài viết dưới đây.

Chi phí cơ hội là gì?

Chi phí cơ hội là gì? Chi phí cơ hội (Opportunity Cost) được hiểu là lợi ích mất đi của một lựa chọn tốt nhất khi bỏ lỡ. Cơ sở xác định chi phí cơ hội là nguồn lực khan hiếm. Trong bất kỳ lựa chọn nào đều sẽ có chi phí cơ hội bởi khi bạn đưa ra quyết định này đồng nghĩa với việc bạn đã bỏ qua các lựa chọn khác. Thông thường, chúng ta sẽ dựa trên lợi ích của cơ hội, tiềm năng phát triển… để đo lường giá trị và đưa ra quyết định. Giá trị chi phí không chỉ gói gọn trong phạm trù kinh tế mà còn là các giá trị về tinh thần, văn hóa…

>>> Tham khảo thêm:

Chi phí cơ hội là gì?

Chi phí cơ hội trong đầu tư cho biết điều gì?

Trong kinh doanh, chi phí cơ hội được xem là hành động đầu tư vào một phương án sinh lời cụ thể và bỏ lỡ những cơ hội khác có khả năng mang lại lợi nhuận lớn hơn trong tương lai. Như vậy, chi phí này cho biết những lợi ích tiềm năng giữa các sự lựa chọn, từ đó xem xét, đánh giá đâu là tốt nhất và phù hợp nhất với mục tiêu chiến lược của cá nhân hay doanh nghiệp. 

Vì tính tương đối và trừu tượng, chi phí cơ hội không được bao gồm trong các báo cáo tài chính nhưng nó vẫn được các tổ chức, cá nhân quan tâm nhằm đưa ra quyết định đầu tư tối ưu.

>>> Xem thêm: Đầu tư tài chính là gì? Các hình thức đầu tư hiệu quả, an toàn nhất

Cách tính chi phí cơ hội chuẩn xác nhất

Công thức tính chi phí cơ hội như sau:

OC = FO - CO

Trong đó:

  • OC là chi phí cơ hội.
  • FO là lợi nhuận của lựa chọn hấp dẫn mang lại.
  • CO là lợi nhuận lựa chọn của bạn mang lại.

Ví dụ cụ thể về chi phí cơ hội

Ở mỗi khía cạnh, chi phí cơ hội sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Ví dụ chi phí cơ hội trong kinh doanh

Giả sử, bạn đang có nhu cầu đầu tư vào 2 doanh nghiệp với số vốn là 10 tỷ để nhận tiền hoa hồng mỗi năm. Trong đó:

  • Doanh nghiệp A cam kết sẽ chi trả cho bạn 1 tỷ/năm tiền lời, thời gian vay là 3 năm;
  • Doanh nghiệp B cam kết sẽ chi trả 1.2 tỷ/năm tiền lời, đáo hạn từng năm.

Bạn chỉ có đủ số vốn cho 1 trong 2 doanh nghiệp đầu tư. Sau khi cân nhắc, bạn đã lựa chọn đầu tư vào doanh nghiệp A. 

Khi đó, chi phí cơ hội bạn mất đi là: FO - CO = 1.2 tỷ - 1 tỷ = 200 triệu VND. 

200 triệu VND là mức chênh lệch giữa khoản lợi nhuận mà 2 doanh nghiệp đưa ra. Như vậy, bạn đã mất cơ hội lợi nhuận là 200 triệu VND bằng cách chọn đầu tư vào doanh nghiệp A thay vì doanh nghiệp B.

Khi xem xét ở góc độ kinh tế học, ta thấy:

  • Nếu bạn đầu tư vào doanh nghiệp A, bạn được đảm bảo rằng sau 3 năm bạn sẽ thu về số tiền lời là 3 tỷ đồng. Tuy nhiên, thời gian chờ đợi sẽ ảnh hưởng đến giá trị đồng tiền. Giả sử, nếu bạn cần gấp số tiền này, bạn sẽ khó lấy lại được tức thì hoặc phải chịu phí do rút vốn trước hạn.
  • Nếu bạn chọn đầu tư cho doanh nghiệp B, số tiền lời thu được mỗi năm là 1.2. Tiền lời sẽ tăng lên là 3 tỷ 6 nếu bạn đầu tư vào đơn vị này trong vòng 3 năm.

Đối với hai lựa chọn này, chi phí cơ hội mà bạn phải bỏ ra là 1.8 tỷ (đặt trong trường hợp nguồn tiền đầu tư vào doanh nghiệp B không phát sinh lợi nhuận trong 2 năm tiếp theo).

Tham khảo thêm:

Ví dụ chi phí cơ hội trong cuộc sống

Trong cuộc sống, có không ít lần chi phí cơ hội đã được đặt ra tính toán. Chỉ là bạn chưa ý thức được sự tồn tại của giá trị này. Ví dụ, bạn lựa chọn giữa việc học đại học và đi làm sau khi học xong cấp 3:

  • Nếu đi làm luôn: bạn sẽ kiếm được tiền trang trải cuộc sống và lo cho gia đình. Tuy nhiên, với lao động phổ thông bạn khó nâng cao mức lương, đồng thời sự tiếp cận thông tin, kiến thức bị giới hạn.
  • Nếu học tiếp: bạn mất 2.5 - 6 năm trên giảng đường, không có tiền nhưng bù lại bạn có cơ hội kiếm được công việc tốt trong tương lai, mở mang đầu óc.

Trong trường hợp này, chi phí cơ hội là số tiền bạn kiếm được khi lựa chọn đi làm và số tiền học phí. Bên cạnh vấn đề tài chính, chi phí cơ hội này còn bao gồm thời gian, công sức và một số vấn đề liên quan khác.

Xem thêm: Mẹo giúp người trẻ sớm đạt được tự do tài chính

Tại sao cần tìm hiểu chi phí cơ hội?

Cuộc sống luôn khiến con người phải đứng trước những sự lựa chọn bởi chúng ta không có đủ nguồn lực để thực hiện mọi điều mong muốn. Sự khan hiếm luôn tồn tại khiến con người rơi vào tình trạng rối bời vì khó xác định phương hướng. Việc tìm hiểu chi phí cơ hội là gì giúp chúng ta đưa ra quyết định phù hợp hơn. 

Chúng ta cần dựa trên lợi ích của cơ hội, tiềm năng phát triển… để đo lường giá trị và đưa ra quyết định. Việc tính toán chi phí cơ hội là điều cực kỳ quan trọng đối với những nhà quản lý thường phải đưa ra quyết định lớn, ảnh hưởng đến sự phát triển của cả tập thể, công ty.

Ưu - nhược điểm của chi phí cơ hội

Mọi phương án đều có những ưu, nhược điểm riêng biệt. Chi phí cơ hội cũng không phải ngoại lệ.

Ưu điểm

Chi phí cơ hội giúp bạn nhìn nhận các vấn đề sau:

  • Nhận thức rõ cơ hội bị mất: chi phí cơ hội buộc bạn phải cân nhắc dựa trên giá trị thực tế. Nếu bạn chọn phương án này thì bạn sẽ đánh mất giá trị tương ứng. Khi đó, bạn sẽ phải tính toán để đưa ra quyết định có lợi cho mình.
  • So sánh giá trị tương đối của lựa chọn: chi phí cơ hội giúp bạn so sánh lợi ích tương đối của lựa chọn và đưa ra quyết định. Từ đó hình thành một thói quen tốt là luôn cân nhắc và so sánh các phương án một cách cẩn thận để có cái nhìn tổng quan về giá trị nhận được và đưa ra lựa chọn sáng suốt, tối đa hóa nguồn lực hiện có. 

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên, chi phí cơ hội vẫn tồn tại một số nhược điểm:

  • Tốn thời gian đo lường: việc xác định chi phí cơ hội cần nhiều thời gian để nghiên cứu, xem xét, so sánh mọi khía cạnh của vấn đề. Nếu bạn không thu xếp được thời gian thực hiện thì kết quả chi phí này không có giá trị sát với thực tế, từ đó có thể dẫn đến quyết định sai lầm và bị vụt mất những cơ hội hấp dẫn.
  • Khó khăn trong việc xác định chi phí kế toán: chi phí cơ hội là chi phí trong tương lai vậy nên khó định lượng kế toán. Thêm nữa, khoản chi phí này không được liệt kê vào bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp.
  • Căng thẳng, khó quyết định: khi tính toán chi phí cơ hội, bạn có thể đưa ra nhiều tiêu chuẩn và áp lực với mong muốn lựa chọn chính xác. Điều này có thể đem đến sự căng thẳng và phân vân khi đưa ra quyết định. Thực tế là những tiêu chuẩn phù hợp với mục tiêu và tình huống của bạn mới là tốt nhất và đem lại hiệu quả nhất. Vì thế, hãy thả lỏng và suy nghĩ về những mong muốn cá nhân trước khi bắt đầu bước tiếp theo.

>>> Tham khảo thêm: 

Ưu - nhược điểm của chi phí cơ hội

Phân biệt chi phí cơ hội và chi phí chìm

Song hành với khái niệm Opportunity Cost là gì, ta có khái niệm Sunk Cost. Theo đó, chi phí chìm (Sunk Cost) là chi phí mà bất kỳ phương án lựa chọn nào cũng đều phải có. Trong kinh doanh, chi phí chìm là chi phí thuê nhà xưởng mà bất kỳ doanh nghiệp nào sử dụng nhà xưởng để sản xuất, lưu kho đều cần. 

Dựa vào bảng phân tích dưới đây, chi phí cơ hội và chi phí chìm có những điểm khác nhau như sau:

So sánh

Chi phí chìm 

(Sunk Cost)

Chi phí cơ hội

(Opportunity Cost)

Khái niệmLà chi phí đã phát sinh nên không thể thay thế hoặc thu hồiLà chi phí bị mất đi khi lựa chọn cơ hội này và bỏ lỡ cơ hội khác tốt hơn
Phân loạiLà chi phí kế toán, được ghi nhận trong sổ sách kế toánKhông phải chi phí kế toán, không được ghi nhận trong bất kỳ sổ sách nào
Kiểm chứngDễ dàng kiểm chứng thông qua hồ sơ, chứng từKhó xác định vì không được thể hiện trên hồ sơ
Mức độ tác độngDễ dàng bị loại bỏ khi xem xét quyết định đầu tư bởi đây là chi phí trong quá khứ và không thể thu hồi

Doanh nghiệp phải xem xét chi phí này trước khi bắt đầu quyết định đầu tư

Có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của doanh nghiệp

Cách đo lườngĐo lường dựa trên mức chi phí đã chi trả trong lịch sử Đo lường dưới dạng khả năng tốt nhất đã bị bỏ qua

Một số loại chi phí khác

Ngoài hai loại chi phí trên, nhà đầu tư/doanh nghiệp cần xem xét thêm các loại chi phí sau trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh hoặc đầu tư:

  • Chi phí sản xuất: Đây là tổng giá trị mà doanh nghiệp cần phải trả để đáp ứng các nhu cầu sản xuất như nguyên liệu, thiết bị,...
  • Chi phí biến đổi: là sự thay đổi của mức giá nguyên liệu, chi phí vận chuyển,... trong suốt quá trình kinh doanh.
  • Chi phí kinh doanh: Gồm chi phí vận hành, thanh toán lương, trả tiền mặt bằng, nguyên vật liệu cho nhà cung cấp,...
  • Chi phí ẩn: Chi phí phát sinh khi bắt đầu các hoạt động kinh doanh và thường không được liệt một cách rõ ràng như các khoản khác.

Tuyệt chiêu nắm bắt cơ hội trong cuộc sống

Khi nhìn vào chi phí cơ hội, nhiều người sẽ cho rằng thật dễ để tính toán ra loại chi phí này. Nhưng trên thực tế, chi phí cơ hội khiến không ít cá nhân, doanh nghiệp hoang mang mỗi khi nhắc đến. Để hạn chế tình trạng này và giúp bạn nắm chắc cơ hội trong tay, dưới đây là trọn bộ bí kíp mà bạn nên tham khảo.

Cân nhắc vấn đề thật kỹ trước khi đưa ra quyết định

Cuộc sống luôn mang lại cho bạn nhiều lựa chọn cùng một lúc. Bạn cần bình tĩnh, tỉnh táo để tính toán chi phí cơ hội dưới góc độ khả năng hiện tại của mình. Hãy luôn nhớ rằng, một cơ hội tốt nhất phải là cơ hội phù hợp với điều kiện thực hiện mà bạn đang có.

Hiểu rõ mong muốn của bản thân

Cơ hội có rất nhiều nhưng bạn phải chọn dựa trên mục tiêu, mong muốn của bản thân bạn. Do đó, điều đầu tiên mà bạn nhất định phải làm là xác định rõ ràng và chi tiết các mục tiêu cá nhân. Khi đó, bạn sẽ biết cái gì đúng, cái gì sai, đâu mới là cơ hội mình muốn có và nắm bắt ngay lập tức. Nếu mục tiêu không rõ ràng, mọi thứ xuất hiện trước mắt bạn thật mơ hồ. Bạn sẽ dễ rối loạn và để cơ hội tốt vụt khỏi tầm tay.

>>> Xem thêm: 

Tính toán kỹ lưỡng chi phí cơ hội

Công thức tính chi phí cơ hội tuy đơn giản nhưng bạn cần dành nhiều thời gian để cân nhắc kỹ lưỡng. Mọi sự nóng vội đều không mang lại kết quả tốt cho mình. Hơn nữa, khi tính toán bạn sẽ hình dung rõ hơn về những giá trị được và mất để nhận thức được điều gì phù hợp nhất với mình để lựa chọn.

Xem thêm: 

Áp dụng chi phí cơ hội trong cuộc sống và đầu tư

1. Trong cuộc sống

Đối diện với bất kỳ vấn đề trong cuộc sống, bạn cần nắm rõ chi phí cơ hội để đưa quyết định phù hợp cho thời điểm hiện tại. Giả sử bạn có 2 đề xuất công việc tại 2 công ty khác nhau:

  • Công ty A: Lương 8 triệu, tiết kiệm thời gian di chuyển do gần nhà
  • Công ty B: Lương 10 triệu nhưng xa nhà hơn

Việc xác định những lợi ích, khó khăn cụ thể của từng phương án và sự tương thích với mục tiêu cá nhân sẽ giúp bạn nắm bắt cơ hội tốt nhất. Nếu mong muốn của bạn là mức lương cao để đáp ứng các chi phí hàng ngày thì có thể chọn công ty A. Ngược lại, nếu bạn ưu tiên công việc gần nhà thì có thể xem xét công ty A. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xem xét thêm về các cơ hội học hỏi chuyên môn, tiềm năng thăng tiến,... để đo lường và ra quyết định phù hợp.

Tham khảo thêm:

2. Trong đầu tư 

Đầu tư chứng khoán đang là kênh đầu tư được nhiều người tin tưởng lựa chọn. Để đầu tư sinh lợi, bên cạnh kiến thức phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp, việc nắm chắc chi phí cơ hội trong đầu tư là điều vô cùng quan trọng. Bởi chi phí đầu tư sẽ giúp bạn chọn lựa đúng doanh nghiệp và thời điểm đầu tư phù hợp.

Chi phí cơ hội ứng dụng trong đầu tư như sau:

Giả sử bạn có 200 triệu khoản tiền nhàn rỗi và bạn cân nhắc giữa 3 lựa chọn sau:

  • Đầu tư chứng khoán với tỷ suất sinh lời dự kiến là 15% - 20%/năm. Trước khi đầu tư, bạn cần nghiên cứu thị trường và chọn ra doanh nghiệp có tiềm năng phát triển.
  • Gửi tiết kiệm với lãi suất 7% - 8%/năm, độ rủi ro thấp, tính thanh khoản cao và không mất thời gian tìm hiểu nhiều.
  • Đầu tư chứng chỉ quỹ với lợi nhuận 8% - 10%, độ rủi ro trung bình, bạn chỉ cần nghiên cứu danh mục đầu tư là đủ.

Khi đó, chi phí cơ hội bỏ ra sẽ là:

  • Nếu chọn gửi lãi suất tiết kiệm hay chứng chỉ quỹ, bạn sẽ mất khoản lợi nhuận tiềm năng lên đến 30%/năm nếu đầu tư đúng dịp thị trường tốt.
  • Nếu đầu tư vào chứng khoán, bạn có cơ hội đạt được mức lãi đáng mơ ước là 30%/năm nhưng nếu rủi ro xảy đến, bạn sẽ mất cơ hội hưởng lãi suất khi gửi tiết kiệm hay chứng chỉ quỹ. Thêm nữa, việc đầu tư vào chứng chỉ quỹ khiến bạn tốn nhiều thời gian để tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích doanh nghiệp, thị trường.

>>> Xem thêm: 

Đăng ký “Tài khoản chứng khoán” trên Zalopay

Sau khi tính toán kỹ lưỡng và quyết định dấn thân vào thị trường chứng khoán, việc tiếp theo cần làm đó là đưa ra mục tiêu lợi nhuận cá nhân. Sau đó, bạn hãy tiếp tục xem xét chi phí cơ hội nhằm xác định đâu là nền tảng hỗ trợ giao dịch chứng khoán an toàn nhất, phù hợp với nhu cầu lợi nhuận và nguồn vốn hiện tại. 

Thay vì phải tự thân tìm kiếm và không chắc chắn về độ uy tín khi đầu tư, Zalopay đã cung cấp cho bạn một phương án tốt hơn và tiết kiệm thời gian hơn đó là sử dụng “Tài khoản chứng khoán” - sản phẩm của Công ty Cổ phần Chứng Khoán DNSE được tích hợp trên ứng dụng Zalopay nhằm đem đến trải nghiệm đầu tư an toàn cho tất cả mọi người.

Cùng điểm qua một số lợi ích tiềm năng khi lựa chọn “Tài khoản chứng khoán” trên Zalopay dưới đây:

  • Sử dụng dễ dàng, tiện lợi: Giao dịch mua bán trực tiếp trên Zalopay mà không cần tải thêm ứng dụng khác.
  • Quy trình đăng ký nhanh chóng: 100% online, không cần đến phòng giao dịch để nộp hồ sơ, thời gian duyệt chỉ từ 10 - 15 phút.
  • Bắt đầu từ số vốn nhỏ: Zalopay cho phép nhập môn đầu tư chỉ từ 01 cổ phiếu, vì vậy, các nhà đầu tư mới với số vốn nhỏ đều có thể tham gia. Hơn nữa, rủi ro và áp lực về tài chính cũng thấp hơn so với nền tảng khác.
  • An toàn, minh bạch: Được cung cấp và quản lý bởi Công ty chứng khoán DNSE. DNSE có nghĩa vụ tách bạch tiền gửi giao dịch chứng khoán hay tiền của khách hàng với tiền của công ty chứng khoán để đảm bảo an toàn, bảo mật cho nhà đầu tư.
  • Tự động cập nhật thị trường, khuyến nghị từ các chuyên gia DNSE: Nhà đầu tư có thể chủ động học hỏi, đánh giá dựa trên các khuyến nghị của chuyên gia để đưa ra quyết định đúng đắn, đáp ứng nhu cầu lợi nhuận cá nhân. 

Hướng dẫn đăng ký “Tài khoản chứng khoán” trên Zalopay:

  • Bước 1: Tải Zalopay về điện thoại. Truy cập ứng dụng, chọn biểu tượng “Tất cả”.
  • Bước 2: Chọn biểu tượng “Chứng khoán”.
  • Bước 3: Tại màn hình chính của TK chứng khoán, chọn “Đăng ký tài khoản".
Tìm tính năng Chứng khoán ngay trong ứng dụng Zalopay
  • Bước 4: Kiểm tra và bổ sung thông tin chi tiết, bấm “Tiếp tục”.
  • Bước 5: Nhập mã PIN Zalopay hoặc xác thực bằng sinh trắc học (Touch ID/ Face ID).
  • Bước 6: Hoàn thành đăng ký và chờ kết quả.
Kiểm tra các thông tin để hoàn tất đăng ký

>>> Tham khảo thêm:

Trên đây là thông tin đầy đủ, chi tiết về nội dung chi phí cơ hội là gìZalopay muốn chia sẻ với quý độc giả. Hy vọng với thông tin này, bạn đọc hiểu thêm về chi phí cơ hội và những giá trị mà chi phí mang lại. Từ đó, học cách tính toán và lựa chọn hướng đầu tư đúng đắn trong tương lai.

Tags:
#thuat_ngu_kinh_te#kinh_te_thi_truong#thị_trường_chứng_khoán#đầu_tư_tài_chính#thong_tin_tai_chinh

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay