Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Tổ chức phi lợi nhuận là gì? Mục đích hoạt động của các tổ chức phi lợi nhuận là gì?

Phi lợi nhuận được hiểu là những tổ chức hoạt động vì lợi ích xã hội. Hiện nay có rất nhiều bạn trẻ tham gia vào các tổ chức phi lợi nhuận nhằm hướng đến những giá trị cao cho cộng động. Trong bài viết dưới đây, ZaloPay sẽ mang đến bạn đọc thông tin hữu ích về Phi lợi nhuận cũng như Tổ chức phi lợi nhuận ở Việt Nam mà bạn cần biết.

Phi lợi nhuận là gì?

Phi lợi nhuận hay còn gọi là Nonprofit chỉ những hoạt động hay các tổ chức không vì mục đích tạo ra giá trị thặng dư hay thu về các lợi nhuận, không phân phối các quỹ thặng dư cho các cổ đông mà sử dụng quỹ này để tài trợ cho các mục đích ban đầu, mang đến những giá trị cộng đồng cao và có ý nghĩa cho xã hội.

Phi lợi nhuận là gì?

Những người hoạt động trong lĩnh vực này chấp nhận khoản chi phí lớn để đổi lại những giá trị cao hơn mà họ hướng đến.

Tổ chức phi lợi nhuận là gì?

Khái niệm

Tổ chức phi lợi nhuận có tên viết tắt là NPO (Nonprofit Organization) là tổ chức hoạt động cộng đồng không vì lợi ích của các cá nhân trong tổ chức mà sẽ tạo ra lợi ích cộng đồng hay một cá nhân cần được hỗ trợ, làm từ thiện.

Lợi nhuận sẽ không phải mục tiêu cuối cùng của các tổ chức phi lợi nhuận như những doanh nghiệp khác, các tổ chức này sẽ được Sở thuế vụ Hoa Kỳ (IRS) miễn thuế vì giá trị tổ chức mang lại có ý nghĩa lớn trong cộng đồng.

Tổ chức phi lợi nhuận có thể là một tổ chức phi chính phủ, nhưng tổ chức phi chính phủ thì không hẳn là một tổ chức phi lợi nhuận vì nó có ý nghĩa rộng lớn hơn. Bởi đó có thể là tổ chức toàn cầu nhưng sẽ hoạt động độc lập và không liên quan đến chính phủ nào.

Để trở thành một tổ chức phi lợi nhuận, được miễn thuế và công nhận, tổ chức đó cần phải đáp ứng những điều kiện bắt buộc.

Tổ chức phi lợi nhuận là gì?
Nguồn: niceoffice.com

Những điều kiện để trở thành tổ chức phi lợi nhuận 

  • Tổ chức phi lợi nhuận được thành lập với mục đích chính: từ thiện, khoa học, giáo dục, tôn giáo.
  • Tổ chức được thành lập không vì lợi ích của những cá nhân hay tư nhân nào.
  • Tổ chức có cơ quan chủ quản được bầu cử dân chủ.
  • Khi bắt đầu thành lập phải có những điều luật nêu rõ mục đích của tổ chức cũng như cách điều hành.
  • Những điều kiện trên phải được chứng thực, nộp đầy đủ giấy tờ với cơ quan thuế để tổ chức phi lợi nhuận có được quyền miễn thuế.

Các hình thức tổ chức phi lợi nhuận

Các hình thức tổ chức phi lợi nhuận
Nguồn: niceoffice.com

Theo giáo sư Khoa Chính sách công và Luật thuộc Đại học Duke - Hoa Kỳ, tổ chức phi lợi nhuận tồn tại dưới nhiều hình thức và sẽ được phân loại từng khu vực.

1. Hình thức hợp tác xã

Hình thức này do các cá nhân tập hợp thành. Mỗi thành viên đều có một phiếu bầu, sẽ được hưởng lợi ích của tổ chức. Hợp tác xã có chung những quy định, văn hoá rõ ràng khi theo đuổi các mục tiêu chung về kinh tế - văn hoá - xã hội.

2. Tổ chức từ thiện

Tổ chức từ thiện phải đăng ký theo dạng công ty từ thiện khi hoạt động dưới hình thức từ thiện. Tổ chức từ thiện sẽ được miễn thuế hoàn toàn, tất cả nguồn nhân lực, lợi nhuận kiếm được phải phục vụ cho các hoạt động từ thiện với mục đích đề ra ban đầu, có thể được tổ chức như quỹ uỷ thác, công ty hay các hiệp hội.

3. Tổ chức phi chính phủ (NGO)

Tổ chức phi chính phủ được nhà nước hoặc các tổ chức quốc tế tài trợ, hoạt động một cách độc lập và không liên quan đến chính phủ của bất kỳ quốc gia nào.

4. Tổ chức cá nhân

Tổ chức cá nhân hoạt động cũng giống như tổ chức từ thiện. Tuy nhiên, tổ chức cá nhân sẽ có một nguồn cung cấp tài chính. Doanh thu của tổ chức đến từ các khoản đầu tư và tài trợ.

5. Tổ chức hữu nghị anh em

Tổ chức phi lợi nhuận dưới hình thức hữu nghị anh em được thành lập dựa trên niềm tin, sở thích và mục tiêu chung của những thành viên.

6. Doanh nghiệp xã hội

Hình thức này có thể bán những sản phẩm với mục đích gây quỹ cho các dự án vì cộng đồng. Những khoản doanh thu thặng dư sẽ được tái đầu tư vào doanh nghiệp xã hội để thực hiện mục tiêu cộng đồng.

7. Quỹ tương hỗ

Đây là hình thức gây quỹ từ chính các thành viên trong quỹ. Đa phần sẽ là dạng tổ chức tài chính, trong đó lợi nhuận thu về được tái đầu tư vào quỹ nhằm mục đích duy trì cũng như phát triển tổ chức.

8. Phòng thương mại

Đây là tổ chức do nhóm doanh nhân tập hợp lại, với mục đích thúc đẩy các hoạt động hợp tác, đầu tư, thương mại. Hình thức này thường được gây quỹ từ các doanh nghiệp địa phương. 

Đặc thù của những tổ chức phi lợi nhuận

Tổ chức phi lợi nhuận sẽ có những đặc thù đặc trưng khác với những tổ chức hoạt động vì lợi nhuận:

  • Lợi nhuận từ nguồn quỹ sẵn có hay xin được sẽ được dùng để tổ chức các hoạt động phục vụ lợi ích cho cộng động.
  • Tổ chức phi lợi nhuận có thể tạo ra được lợi nhuận. Nguồn quỹ này sẽ được tổ chức giữ lại và tích lũy cho những chương trình khác trong tương lai. Nguồn lợi này sẽ không đưa về cho các nhà đầu tư hay cổ đông.
  • Tổ chức phi lợi nhuận phát triển các hoạt động cung cấp những dịch vụ, sản phẩm cho cộng đồng, do đó, mục tiêu đánh giá kết quả hoạt động chắc chắn sẽ không dựa vào lợi nhuận. 

Mục đích hoạt động của các tổ chức phi lợi nhuận là gì?

Mục đích hoạt động của các tổ chức phi lợi nhuận là gì?

Các tổ chức phi lợi nhuận đầu tư và hướng mục tiêu hoạt động cung cấp các giá trị có ích cho cộng đồng. Tổ chức này chấp nhận chi phí lớn để đổi lại những giá trị khác họ hướng đến chứ không đơn thuần vì lợi nhuận. 

Tổ chức phi lợi nhuận mong muốn tạo ra môi trường bổ ích, lành mạnh và là cầu nối giữa các tầng lớp trong xã hội.

Trong một số doanh nghiệp lợi nhuận sẽ có những bộ phận, dự án phi lợi nhuận. Dự án này thường hoạt động độc lập, có bộ phận chuyên trách, hoạt động với mục đích truyền thông, cộng đồng.

So sánh tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức lợi nhuận

Từ những phân tích đầy đủ trên có thể thấy được sự khác biệt rõ ràng giữa 2 khái niệm tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức lợi nhuận:

 Tổ chức lợi nhuậnTổ chức phi lợi nhuận
Ý nghĩaMục đích tạo lợi nhuận.Mục tiêu vì xã hội.
Động cơTừ lợi nhuận của tổ chức và cá nhân trong tổ chức.Dùng lợi nhuận phục vụ các hoạt động cộng đồng.
Hình thức tổ chứcCông ty hoặc hộ kinh doanh.Quỹ xã hội, quỹ từ thiện, hay các Tổ chức phi chính phủ,...
Quản lýChủ doanh nghiệp.Người được uỷ thác, uỷ ban, cơ quan quản lý.
Nguồn lợi nhuậnCung ứng các sản phẩm, dịch vụ.Đóng góp.
Hình thành vốnVốn góp của các chủ sở hữu.Tiền từ những nguồn đóng góp, đăng ký, tài trợ,...

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin mà ZaloPay cung cấp đến bạn đọc. Hy vọng đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát về Tổ chức phi lợi nhuận cũng như các Tổ chức phi lợi nhuận ở Việt Nam.

Tags:
#thong_tin_tai_chinh#đầu_tư_tài_chính#kinh_te_thi_truong#thuat_ngu_kinh_te

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay