Trước khi tìm hiểu về chỉ số NASDAQ, ta cần phải biết NASDAQ có nghĩa là gì? Theo đó, đây là từ viết tắt của cụm từ National Association of Securities Dealers Automated Quotations System. Đây là một sàn giao dịch chứng khoán tại Mỹ, được thành lập bởi Hiệp hội Quốc gia các Thương nhân chứng khoán Hoa Kỳ vào năm 1971. Tính đến 2024, sàn giao dịch NASDAQ vẫn là nơi niêm yết của nhiều công ty công nghệ hàng đầu, phản ánh sức mạnh của nền kinh tế kỹ thuật số:
Sàn NASDAQ là gì? NASDAQ là sàn giao dịch có giá trị vốn hóa lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau sở giao dịch chứng khoán NYSE và Tokyo, với hình thức giao dịch phi tập trung (OTC). Cho đến thời điểm hiện tại, sàn đã quy tụ hơn 3400 công ty giao dịch công khai với hơn 90 thị trường dưới cấp quản lý. Sàn giao dịch chứng khoán đã có mặt trên 50 quốc gia và có đến 1.8 tỷ giao dịch trực tuyến được thực hiện mỗi ngày. Chính điều này đã khiến NASDAQ trở thành thị trường chứng khoán điện tử lớn nhất thế giới.
So với các sàn chứng khoán khác, phí niêm yết tại sàn này thấp hơn nhiều so với các sàn khác với mức giá 15000USD. Khi đến giao dịch tại sàn, nhà đầu tư được đầu tư cổ phiếu thuộc nhiều lĩnh vực như:
>>> Tìm hiểu thêm:
Chỉ số NASDAQ bao gồm các công ty đáp ứng một loạt tiêu chí nghiêm ngặt, đảm bảo tính minh bạch và độ tin cậy cao. Việc lựa chọn các công ty thành phần dựa trên các yếu tố sau đây:
Không vi phạm các quy định của sàn NASDAQ và không có nguy cơ phá sản mới được giữ trong chỉ số. Điều này đảm bảo sự an toàn cho nhà đầu tư và tính ổn định của chỉ số.
NASDAQ hiện là sàn giao dịch chứng khoán được nhiều công ty doanh nghiệp lựa chọn do có quy mô phát triển lớn và giá niêm yết rẻ. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tham gia sàn này. Điều kiện để giao dịch tại NASDAQ như sau:
Đây là những điều kiện tiên quyết mà bất kỳ doanh nghiệp nào muốn gia nhập thị trường đều phải đáp ứng. Trường hợp không thỏa mãn các điều kiện nêu trên, doanh nghiệp vẫn có thể tham gia thị trường trong điều kiện:
Nếu như các tiêu chí trên doanh nghiệp vẫn không thể đáp ứng được thì có thể cân nhắc niêm yết tại sàn NASDAQ Small Caps Market hoặc cổ phiếu Penny. Đây vẫn là hệ thống sàn của NASDAQ nhưng ở quy mô nhỏ hơn để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ tham gia giao dịch.
Có 3 lý do để chỉ số NASDAQ nhận được sự ưa chuộng trên sàn chứng khoán:
Dựa vào những đặc điểm trên, chỉ số NASDAQ đã và đang đóng vai trò quan trọng đối với nhà đầu tư. Việc hiểu rõ bản chất chỉ số NASDAQ là gì, phân tích giá trị đó sẽ giúp nhà đầu tư định hướng được sự dịch chuyển của giá cả các loại tài sản. Từ đó, họ có những lựa chọn đầu tư chính xác hơn, mang lại kết quả tích cực hơn.
Chỉ số NASDAQ được phân thành hai loại là NASDAQ 100 và NASDAQ Composite. Mỗi loại sẽ có những đặc tính riêng và nhà đầu tư cần nhận diện đúng bản chất của nó trong quá trình đầu tư.
NASDAQ Composite (NASDAQ) là chỉ số đo lường thay đổi của hơn 3000 cổ phiếu đang được giao dịch. Tại thị trường chứng khoán, có 7 loại chứng khoán có trong chỉ số:
Chỉ số NASDAQ Composite được tính theo công thức sau:
Giá trị NASDAQ Composite = (Trọng số của mỗi chứng khoán x Giá đóng cửa của chứng khoán)/ Ước số |
Chỉ số NASDAQ 100 được dùng để đo lường giá trị của 100 công ty tài chính lớn nhất được niêm yết trên sàn chứng khoán. Đa phần công ty này đều hoạt động trong lĩnh vực công nghệ, tài chính nên chỉ số này cũng được ngầm hiểu là thống số đại diện cho nền công nghiệp toàn cầu. Một số công ty công nghệ cao đứng đầu trên thế giới như Apple, Facebook, Microsoft cũng đang được theo dõi bởi chỉ số này.
Công thức tính chỉ số NASDAQ 100 như sau:
Giá trị NASDAQ 100 = (Trọng số của mỗi chứng khoán x Giá đóng cửa của chứng khoán)/ Ước số |
Tiêu chí đánh giá và lựa chọn công ty
Cả hai chỉ số đều chỉ bao gồm các công ty niêm yết trên sàn Nasdaq, nhưng tiêu chí đánh giá có sự khác biệt. NASDAQ Composite bao gồm nhiều loại chứng khoán như cổ phiếu phổ thông, chứng chỉ lưu ký của Mỹ (ADR), cổ phần thông thường, và các loại cổ phiếu khác như ủy thác đầu tư bất động sản (REITs).
Trong khi đó, NASDAQ 100 ưu tiên những công ty có giá trị cao, với yêu cầu khắt khe hơn về khối lượng giao dịch hàng ngày tối thiểu 200.000 cổ phiếu. Các công ty thuộc NASDAQ 100 phải có lịch sử báo cáo tài chính hàng quý và không có nguy cơ phá sản hay vi phạm quy định của sàn giao dịch.
Thành phần công ty và lĩnh vực hoạt động
NASDAQ Composite bao gồm các công ty thuộc nhiều lĩnh vực đa dạng, nổi bật là ngành công nghệ với tỷ lệ chiếm 46,40%, dịch vụ tiêu dùng 20,16%, chăm sóc sức khỏe 10,86%, và tài chính chiếm 5,89%.
Trong khi đó, NASDAQ 100 tập trung vào những lĩnh vực tương tự nhưng không bao gồm các công ty tài chính. Ngành công nghệ cũng chiếm tỷ trọng cao nhất trong NASDAQ 100, khoảng 54%, thể hiện sự tập trung của chỉ số này vào các doanh nghiệp công nghệ lớn và có ảnh hưởng.
Một số công ty nổi bật
NASDAQ Composite có danh sách dài các công ty, trong đó có 1347 Property Insurance Holdings, 2U, JOB, và nhiều công ty nhỏ khác thuộc các ngành công nghiệp đa dạng.
Đối với NASDAQ 100, các công ty nổi bật bao gồm Apple, Microsoft, Amazon, và Meta (Facebook) – những "ông lớn" không chỉ trong lĩnh vực công nghệ mà còn là những công ty có tác động lớn đến thị trường chứng khoán toàn cầu.
Trên đây là thông tin về chỉ số NASDAQ mà Zalopay muốn chia sẻ với các nhà đầu tư. Hy vọng với những nội dung trên đây, nhà đầu tư hiểu được chỉ số NASDAQ là gì, sàn NASDAQ là gì và lý do chỉ số này được các doanh nghiệp ưa chuộng nhiều như thế.
Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay