Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Lợi tức là gì? Tất tần tật kiến thức về lợi tức cho nhà đầu tư mới

Lợi tức là thuật ngữ thường gặp trong lĩnh vực kinh doanh đầu tư hoặc tài chính - ngân hàng. Vậy lợi tức là gì? Có bao nhiêu loại lợi tức? Hãy cùng ZaloPay tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Lợi tức là gì?

Lợi tức là gì

Nguồn gốc và bản chất của lợi tức chính là sự thay đổi của dòng lưu chuyển đồng tiền từ người cho vay đến người đi vay và ngược lại. 

Đứng trên khía cạnh người cho vay, lợi tức xuất hiện khi nhượng quyền sử dụng tài sản cho người khác trong một khoảng thời gian nhất định và thu về lại phần giôi dư ra do cho mượn. Đứng trên khía cạnh người đi vay thì họ phải trả lợi tức + tiền gốc cho người cho vay để lấy quyền nhượng tài sản mang đi kinh doanh, sản xuất để thu lợi nhuận. 

Như vậy, lợi tức chính là một phần trong lợi nhuận của người đi vay (sản xuất, kinh doanh, đầu tư). Nói rộng ra hơn, nguồn gốc của lợi tức chính là giá trị thặng dư do người lao động thực hiện trong quá trình sản xuất, kinh doanh tạo ra lợi nhuận cho người đi vay.

Để hiểu rõ khái niệm lợi tức hiện đại, cần phân tích ở 2 phương diện: 

- Trong lĩnh vực kinh tế, lợi tức là thuật ngữ dùng để chỉ những khoản lợi nhuận có thể thu được khi kinh doanh, sản xuất, đầu tư hoặc đơn thuần là tiền lãi thu được sau khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng

Ví dụ 1: Bạn gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng 100.000.000 đồng, trong thời hạn 6 tháng, với lãi suất 12%/năm. Sau 6 tháng bạn thu lại được 106.000.000 đồng, trong đó 100.000.000 là số tiền gốc và 6.000.000 đồng là số tiền lãi mà bạn nhận được → Vậy 6.000.000 đồng là lợi tức mà nhận được khi gửi tiết kiệm ngân hàng.

- Trong đầu tư chứng khoán, lợi tức là thu nhập từ việc nắm giữ một chứng khoán. Nó bao gồm lãi suất hoặc cổ tức cộng phần lãi (hoặc trừ đi phần lỗ) do giá chứng khoán tăng (hoặc giảm) trong một thời gian nhất định so với giá mua ban đầu. 

Ví dụ 2: Công ty A (mã chứng khoán là ABC) đã chốt danh sách cổ đông và quyết định trả cổ tức bằng tiền mặt với tỉ lệ 10%. Như vậy, với 1 cổ phiếu ABC thì cổ đông sẽ được nhận: 10% x 10.000 đồng = 1.000 đồng/1 CP (tại Việt Nam, tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền của doanh nghiệp sẽ dựa trên mệnh giá gốc của cổ phiếu, tương ứng 10.000 đồng/1 CP). Ngoài ra, giá cổ phiếu tăng 20% so với giá mua ban đầu, thì lãi suất bạn thu được là 2.000 đồng/1 CP → Như vậy, lợi tức thu được từ đầu tư chứng khoán của bạn sẽ là: 1.000 + 2.000 = 3000 đồng/1 CP.

Xem thêm: Đầu cơ là gì? Sự khác nhau giữa đầu cơ và đầu tư như thế nào?

Phân biệt và cách tính các loại lợi tức trên thị trường hiện nay

Cách tính lợi túc là gì

Lợi tức theo chiết khấu ngân hàng

Thông thường, mệnh giá khi bán trái phiếu kho bạc sẽ cao hơn giá mà nhà đầu tư mua vào. Mức chênh lệch của hai số tiền này cũng chính là lợi nhuận mà nhà đầu tư sẽ được hưởng. Và khoản lợi nhuận đó chính là lợi tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng. Tuy nhiên, để tính được lợi tức thì phải chuyển khoản chênh lệch đó sang tỷ lệ phần trăm hàng năm. 

Lợi tức trên cơ sở chiết khấu ngân hàng mặc định một năm là 360 ngày để tính lợi nhuận cho nhà đầu tư. Ngoài ra, giá trị lợi tức không tính đến tỷ suất lãi kép (lãi kép chính là lãi thu được từ lãi) và giả định rằng bạn không có lựa chọn đầu tư nào khác.

Công thức tính:

YBD = (D/F) x (360/t)

Trong đó:

  • YBD: lợi tức theo chiết khấu ngân hàng
  • D: giá trị chiết khấu (giá trị chiết khấu = giá bán ra – giá mua vào)
  • F: mệnh giá (giá bán ra)
  • t: số ngày còn lại tính đến thời điểm đáo hạn

Ví dụ: Bạn mua trái phiếu kho bạc có mệnh giá là 200.000 đồng với giá mua vào là 150.000 đồng. 300 ngày tiếp theo, trái phiếu sẽ đến thời điểm đáo hạn. Lúc này, khoản lợi tức mà bạn nhận được từ trái phiếu đó sẽ là:  [(200.000 – 150.000)/200.000] x (360/300) = 0,3 = 3%. 

Công thức tính lợi tức là gì
Nguồn: accgroup.vn

Lợi tức theo thời gian nắm giữ

Lợi tức theo khoảng thời gian nắm giữ chỉ được tính trên cơ sở thời gian nắm giữ. Vì vậy trong công thức tính, bạn không cần xác định chính xác số ngày còn lại cho đến khi đáo hạn như trong công thức tính lợi tức theo chiết khấu ngân hàng. 

Lợi tức theo thời gian nắm giữ chưa được quy đổi thành lợi nhuận một năm, đây là điểm khác biệt so với hầu hết các cách tính lợi tức khác dựa trên cơ sở thời gian hàng năm. Ngoài ra, các khoản lãi và tiền giải ngân được giả định sẽ thanh toán tại thời điểm đáo hạn.

Công thức:

HYP = (P1 - P0 + D1) / P0

Trong đó:

  • HYP: lợi tức theo thời gian nắm giữ 
  • P1: số tiền nhận được khi đáo hạn
  • P0: giá mua của khoản đầu tư
  • D1: Số tiền lãi được nhận

Ví dụ: Bạn mua 100.000.000 đồng tiền cổ phiếu của công ty X vào năm 2020. Đến năm 2021, công ty chia cổ tức cho bạn là 5.000.000 đồng. Và đến năm 2022, bạn quyết định bán số cổ phiếu này đi với giá là 120.000.000 đồng. Như vậy, khoản lợi tức theo thời gian nắm giữ mà bạn nhận được sẽ là: (120 – 100 + 5)/100 = 0.25 = 25%.

Lợi tức theo hiệu dụng năm

Lợi tức theo hiệu dụng năm là loại lợi tức được dùng để tính các khoản lợi nhuận từ các cơ hội đầu tư có sẵn, thay thế cho phương pháp tính lãi kép và có tính chính xác cao hơn.

Công thức:

EAY = (1+HPY) ^ ((365/t) – 1)

Trong đó:

  • EAY: lợi tức theo hiệu dụng năm
  • HPY: lợi tức nhận được trong lúc đầu tư
  • t: số ngày còn lại tính đến thời điểm đáo hạn

Ví dụ: Bạn mua 100.000.000 đồng tiền cổ phiếu của công ty X với mức chi trả cổ tức là 10%/năm. Bạn dự định bán số cổ phiếu này trong vòng 200 ngày tới. Như vậy, khoản lợi tức theo hiệu dụng năm bạn nhận được là: (1+10%)^(365/200) – 1 18.9%. 

Lưu ý: Đối với trường hợp thua lỗ, cách tính vẫn không thay đổi. Lỗ trong thời gian nắm giữ cần được cho vào khi tính lợi tức theo hiệu dụng năm. Bạn vẫn cộng 1 với HPY (mang giá trị âm), ví dụ: [1 + (-0,5)]^(365/t).

Công thức tính lợi tức là gì - theo hiệu dụng năm

Lợi tức theo thị trường tiền tệ

Lợi tức theo thị trường tiền tệ còn được gọi là lợi tức tương đương chứng chỉ tiền gửi. Chỉ số này giúp ta so sánh lãi từ một công cụ thị trường tiền tệ với lợi tức được viết trên trái phiếu kho bạc. 

Công cụ thị trường tiền tệ đã niêm yết giá trên cơ sở 360 ngày. Vì vậy lợi tức theo thị trường tiền tệ cũng sử dụng số 360 trong công thức tính thay vì 365.

Công thức:

MMY = (360/YBD) / (360 – t x YBD)

Trong đó:

  • MMY: lợi tức theo thị trường tiền tệ
  • YBD: lợi tức trên cơ sở chiết khấu của ngân hàng 
  • t: số ngày còn lại tính đến thời điểm đáo hạn

Ví dụ: Bạn đầu tư trái phiếu kho bạc với khoản lợi tức theo chiết khấu ngân hàng là 20%. Trong 200 ngày tới, trái phiếu này sẽ đến thời điểm đáo hạn. Như vậy, khoản lợi tức theo thị trường tiền tệ trong trường hợp này là: (360/20%) / (360 – 200 x 20%) = 5,625%.

lợi tức theo thị trường tiền tệ là gì

Ý nghĩa của lợi tức đối với doanh nghiệp

Mọi doanh nghiệp đều cần lợi tức để duy trì và phát triển. Lợi tức của doanh nghiệp bao gồm lợi nhuận thu được sau các hoạt động kinh doanh, trừ giá thành của toàn bộ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ và thuế. Ngoài ra lợi tức cũng bao gồm một số khoản lợi nhuận thu được từ các hoạt động tài chính của doanh nghiệp như: mua bán trái phiếu, cổ phiếu, ngoại tệ, tiền lãi gửi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh, lãi do góp vốn liên doanh,…

Vì vậy trong kinh doanh, lợi tức có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Nó là công cụ phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong suốt 1 năm. Dù vậy, trên thực tế lợi tức vẫn chưa phản ánh được hiệu quả của số vốn đã bỏ ra. Nên để xác định khả năng sinh lời, lợi tức thường được ưu tiên so sánh với số vốn cho vay.

Hy vọng qua chia sẻ của ZaloPay, bạn đã hiểu được lợi tức là gì và có ý nghĩa như thế nào đối với các doanh nghiệp. Từ đó có thêm được kiến thức bổ ích, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư trong thời gian tới.

Tags:
#thị_trường_chứng_khoán#học_đầu_tư_chứng_khoán#đầu_tư_tài_chính

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay