Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Chứng chỉ tiền gửi là gì? Ưu và nhược điểm của hình thức đầu tư chứng chỉ tiền gửi

Bạn đang có một khoản tiền nhàn rỗi chưa biết làm gì và muốn đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi? Nhưng lại không hiểu rõ chứng chỉ tiền gửi là gì? Các đối tượng mua là ai? Nguyên tắc phát hành chứng chỉ tiền gửi là như thế nào? Thông qua bài viết dưới đây, ZaloPay sẽ giải đáp hết những thắc mắc đó cho bạn.

Chứng chỉ tiền gửi là gì?

Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit) là một loại giấy tờ có giá được phát hành bởi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài với mục đích huy động vốn từ các tổ chức hoặc cá nhân. Đây là hình thức tiết kiệm lĩnh lãi một lần trong một thời gian cố định và lãi suất có thể thay đổi tùy theo số tiền gửi hoặc độ dài của kỳ hạn. Nếu bạn rút tiền trước ngày đáo hạn, bạn có thể bị phạt.

Nguyên tắc phát hành chứng chỉ tiền gửi

Căn cứ theo Điều 11 Thông tư số 01/2021/TT-NHNN về quy định và nguyên tắc phát hành chứng chỉ tiền gửi có đề cập như sau:

  • Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành chứng chỉ tiền gửi cho người mua trực tiếp tại địa điểm giao dịch hợp pháp, thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng, ngân hàng nước ngoài.
  • Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng sẽ chủ động tổ chức các đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi, đảm bảo tuân thủ các tỷ lệ theo quy quy định. 
  • Chứng chỉ tiền gửi phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ.
Chứng chỉ tiền gửi thực hiện trực tiếp tại điểm giao dịch hợp pháp
Nguồn: afamilycdn.com

Đối tượng mua và phát hành chứng chỉ tiền gửi

Thực tế, không phải ai cũng đủ điều kiện mua chứng chỉ tiền gửi, và không phải đơn vị nào cũng được phép phát hành loại giấy tờ này. Để tránh bị lừa đảo, bạn cần kiểm chứng, đối chiếu với những thông tin sau đây:

Đối tượng phát hành chứng chỉ tiền gửi

Theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-NHNN, những đối tượng được phát hành chứng chỉ tiền gửi là các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, bao gồm:

  1. Ngân hàng thương mại.
  2. Ngân hàng hợp tác xã.
  3. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  4. Công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính.

Đối tượng được phép mua chứng chỉ tiền gửi

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 12/2021/TT-NHNN (đã sửa đổi, bổ sung) về đối tượng được phép mua chứng chỉ tiền gửi là các cá nhân, tổ chức Việt Nam (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) và cá nhân nước ngoài. Trong đó, các điều kiện cụ thể như sau:

  • Đối tượng mua phải đáp ứng phù hợp theo Luật Chứng Khoán, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng Khoán và những quy định pháp luật có liên quan.
  • Đối tượng mua giấy tờ có giá do công ty cho thuê tài chính, công ty tài chính phát hành phải là tổ chức Việt Nam hoặc nước ngoài.
  • Các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua chứng chỉ tiền gửi trong thời hạn dưới 12 tháng.
  • Đối với cá nhân mua chứng chỉ tiền gửi phải đáp ứng đủ điều kiện: 
  • Đủ 18 tuổi trở lên.
  • Người Việt Nam hoặc nước ngoài đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
  • Có đầy đủ giấy tờ chứng minh nhân thân.

Phân loại chứng chỉ tiền gửi

Hiện nay tại Việt Nam đang áp dụng ba loại giấy tờ như sau:

  • Chứng chỉ tiền gửi ghi danh: Là loại giấy tờ có giá phát hành ghi rõ tên người sở hữu trên giấy/sổ.
  • Chứng chỉ tiền gửi vô danh: Là loại có giá phát hành không ghi tên người sở hữu trên chứng chỉ/sổ. Quyền sở hữu lúc này sẽ thuộc về người đang nắm giữ chứng chỉ/sổ.
  • Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ: Đây là loại chứng chỉ không thể chuyển nhượng hay bán lại. Người sở hữu sẽ được hưởng lãi vào ngày đáo hạn. 

Các nội dung cần có trên chứng chỉ tiền gửi

Chỉ phát hành chứng chỉ tiền gửi hoặc chứng nhận quyền sở hữu chứng chỉ tiền gửi khi hồ sơ đáp ứng đầy đủ các nội dung sau:

  • Tên gọi chứng chỉ tiền gửi, ký hiệu, số seri phát hành.
  • Tên tổ chức phát hành.
  • Họ và tên, số thẻ căn cước (Chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực), địa chỉ người mua (nếu người mua là cá nhân).
  • Tên tổ chức mua, mã số doanh nghiệp/số giấy phép thành lập/số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, địa chỉ tổ chức mua (nếu người mua là tổ chức).
  • Mệnh giá, lãi suất.
  • Ngày phát hành, thời hạn, ngày đến hạn thanh toán, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán tiền gốc và lãi.
  • Các nội dung khác trong chứng chỉ do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.
  • Chữ kỹ của người đại diện hợp pháp cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành.
  • Chữ ký do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định.
Các nội dung cần có trên chứng chỉ tiền gửi

Ưu điểm và nhược điểm của kênh đầu tư chứng chỉ tiền gửi

Bên cạnh việc tìm hiểu về khái niệm chứng chỉ tiền gửi là gì thì bạn cần biết thêm ưu - nhược điểm của hình thức này. Từ đó, biết được đây có phải là phương án phù hợp với điều kiện, tình trạng hiện tại của cá nhân, tổ chức hay không.

Ưu điểm

  • Đây là hình thức đầu tư được phát hành bởi các ngân hàng và có Chính phủ đảm bảo nên rất ít rủi ro.
  • Tiền gốc và lãi sẽ được đảm bảo trong toàn bộ thời hạn chứng chỉ.
  • Mức lãi suất của chứng chỉ tiền gửi trong cùng một kỳ hạn sẽ cao hơn so với hình thức gửi tiết kiệm.
  • Bạn có thể dễ dàng chuyển nhượng, trao tặng hay bán đi tùy thuộc vào mục đích của mình.

Nhược điểm

  • Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm, nhưng chứng chỉ tiền gửi bị đánh giá có tính thanh khoản thấp hơn so với sổ tiết kiệm. 
  • Bạn sẽ không được tất toán trước kỳ hạn trong chứng chỉ, nếu rút trước sẽ có hình thức phạt theo điều kiện của từng ngân hàng. 
  • Tuy có thể chuyển nhượng quyền sở hữu, nhưng các loại giấy tờ chứng thực tương đối khó khăn. Và nếu bạn muốn đầu tư dài hạn thì mức lãi sẽ không cao. 

Có nên mua chứng chỉ tiền gửi không?

Hiện nay, các ngân hàng đang đưa ra nhiều mức lãi suất cao, cực kỳ hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi. Tuy nhiên, để đưa ra quyết định có nên mua chứng chỉ tiền gửi không, bạn nên cân nhắc dựa trên các ưu nhược điểm của hình thức này. Vì lợi nhuận càng cao sẽ đi kèm với rủi ro càng lớn, nên bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng, lựa chọn kênh đầu tư uy tín, phù hợp theo mục tiêu của mình.

chứng chỉ tiền gửi mang đến cơ hội thu được lợi nhuận hiệu quả

So sánh chứng chỉ tiền gửi và sổ tiết kiệm

Đọc tới đây chắc nhiều người sẽ thắc mắc “Ủa! vậy chứng chỉ tiền gửi có khác gì sổ tiết kiệm đâu?”. Tuy là hai hình thức này có nhiều điểm tương đồng nhưng khi đưa ra so sánh, bạn sẽ thấy được mỗi phương án đầu tư mang đến một lợi thế riêng. 

 Chứng chỉ tiền gửiSổ tiết kiệm
Lãi suấtMức lãi suất phụ thuộc vào kỳ hạn, thường có lãi suất cao hơn so với gửi tiết kiệm ngân hàng.Mức lãi suất phụ thuộc vào kỳ hạn và chính sách của từng ngân hàng.
Kỳ hạnPhụ thuộc theo từng đợt phát hành của ngân hàng, thường có kỳ hạn dài.Phụ thuộc vào nhu cầu của khách hàng, có kỳ hạn ngắn từ 1 - 3 tháng, trung hạn từ 6 - 9 tháng và dài hạn từ 12 tháng trở lên.
Tính thanh khoảnKhách hàng không được rút trước hạn, nếu có được rút thường phải đợi qua nửa kỳ hạn (tùy quy định của từng ngân hàng) và khi rút sẽ phải chịu phạt.Khách hàng có thể rút tiền trước hạn nhưng chịu mức lãi suất không kỳ hạn thấp.

Có thể thấy rằng, chứng chỉ tiền gửi là một hình thức đầu tư an toàn, có mức lãi suất cao, rất đáng để bạn tham khảo. Hy vọng với những thông tin ZaloPay đã chia sẻ có thể giúp bạn hiểu rõ về chứng chỉ tiền gửi cũng, từ đó đưa ra phương án phù hợp cho mình.

Tags:
#đầu_tư_tài_chính#học_đầu_tư_chứng_khoán#thị_trường_chứng_khoán

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay