Tất toán là gì? Công thức tính phí phạt tất toán khoản vay trước hạn
Ngày: 15:00 - 11/09/2024
Tất toán là một thuật ngữ thông dụng, được sử dụng nhiều trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Vậy tất toán là gì? Có bao nhiêu hình thức tất toán? Hãy cùng Zalopay giải đáp những câu hỏi đó ngay trong bài viết sau đây!
Tất toán là một hành động được thực hiện vào giai đoạn chấm dứt hợp đồng hay kết thúc một cuộc giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng. Hiểu một cách đơn giản hơn, tất toán là thời điểm mà các khoản tiền được ghi trong hợp đồng hay khoản vay được ngân hàng hoặc khách hàng thanh toán đầy đủ cho bên còn lại để hoàn tất hợp đồng.
Ví dụ: Bạn gửi tiết kiệm tại ngân hàng theo hình thức có kỳ hạn trong 6 tháng. Sau 6 tháng, bạn nhận lại cả gốc lẫn lãi và kết thúc sổ tiết kiệm. Việc làm đó được gọi là tất toán sổ tiết kiệm. Hoặc khách hàng hoàn trả đầy đủ khoản tiền gốc và lãi vay vốn theo như hợp đồng được gọi là tất toán khoản vay.
Các khái niệm quan trọng về tất toán bạn cần lưu ý
Các nhu cầu tài chính với ngân hàng hiện nay đang có xu hướng tăng, vì thế việc nắm rõ các khái niệm liên quan là rất cần thiết để thực hiện các giao dịch một cách suôn sẻ. Một trong những nền tảng cơ bản đó là các khái niệm về tất toán như sau:
Ngày tất toán: Ngày cuối cùng trong hợp đồng quy định về việc phải hoàn trả hoặc thanh toán đầy đủ giữa ngân hàng và khách hàng. Nếu là gửi tiết kiệm thì đây là ngày được nhận tiền tiết kiệm cùng với tiền lãi.
Số tiền tất toán: Khoản tiền phải đóng khi đến hạn tất toán khoản vay hoặc tiền lãi nhận được khi tất toán sổ tiết kiệm.
Tất toán trước hạn: Việc hoàn tất nghĩa vụ thanh toán khoản nợ hoặc rút tiền gửi trước thời gian được quy định trên hợp đồng.
Phân loại hình thức tất toán
Có nhiều hình thức tất toán khác nhau. Trong đó, phải kể đến một số hình thức phổ biến sau:
Tất toán tài khoản tiết kiệm
Tất toán tài khoản tiết kiệm là hành động diễn ra khi bạn thực hiện rút tiền từ sổ tiết kiệm và được sự đồng thuận của ngân hàng. Có hai hình thức tất toán tài khoản tiết kiệm là tất toán tài khoản tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn:
Tất toàn tài khoản tiền gửi có kỳ hạn: Tất toán tài khoản tiền gửi có kỳ hạn thường sẽ được thực hiện khi đến thời gian đáo hạn của sổ tiết kiệm. Lúc này, bạn sẽ được nhận cả tiền gốc lẫn tiền lãi dựa trên lãi suất tiền gửi có kỳ hạn và yêu cầu đóng tài khoản.
Tất toán tài khoản tiền gửi không kỳ hạn: Với hình thức tất toán tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng có thể thực hiện rút tiền và yêu cầu đóng tài khoản bất cứ lúc nào. Quá trình tất toán cũng vì thế mà diễn ra vô cùng đơn giản và nhanh chóng, tuy nhiên lãi suất không kỳ hạn sẽ thấp hơn so với hình thức trên.
Tất toán khoản vay
Tất toán khoản vay được thực hiện vào thời điểm mà khách hàng hoàn tất việc trả nợ cho bên vay. Đối với hình thức này, bạn có thể thực hiện tất toán trước hạn. Nhưng nếu bạn tất toán khoản vay trước hạn, bạn sẽ phải đóng một mức phí, phụ thuộc vào thời gian bạn tất toán và quy định khác nhau của mỗi ngân hàng.
Công thức tính phí phạt tất toán khoản vay trước hạn
Công thức:
Phí phạt = Số tiền vay còn lại x Lãi suất x (Số tháng còn lại / 12)
Trong đó:
Số tiền còn lại: Khoản tiền chưa được thanh toán tại thời điểm tất toán.
Lãi suất: Mức lãi suất hiện tại được áp dụng tại thời điểm tất toán.
Số tháng còn lại: Khoảng cách từ thời điểm tất toán đến lúc đáo hạn theo hợp đồng là bao nhiêu.
Để hiểu công thức rõ hơn, bạn có thể tham khảo ví dụ dưới đây:
Giả sử: An đến ngân hàng vay 200 triệu trong vòng 12 tháng để mua xe máy, lãi suất là 10%/năm. Tuy nhiên, An đã quyết định tất toán khoản vay trước hạn sau 6 tháng. Vậy khoản phí phạt mà An phải trả là bao nhiêu?
Dựa trên công thức, ta có:
Số tiền còn lại = 100 triệu đồng.
Số tháng còn lại = 6 tháng
Phí phạt = 100 triệu x 10% x (6/12) = 5 triệu đồng.
Như vậy, bên cạnh trả toàn bộ số nợ gốc và lãi, An cần phải trả thêm mức phí phạt trước hạn là 5 triệu đồng.
Lưu ý:
Mức phí phạt có thể thay đổi tùy theo những điều khoản đã được ký kết trong hợp đồng vay vốn trước đó.
Trong trường hợp chậm tất toán khoản vay, người vi phạm cần bồi thường thiệt hại như đã quy định, đồng thời phạt chịu mức lãi suất trả chậm cao hơn mức lãi trước đó và không vượt quá 10%.
Cần đọc và nắm rõ các điều khoản về mức phí phạt trước khi đưa ra quyết định tất toán khoản vay.
Cần lưu trữ các giấy tờ, hợp đồng đã ký kết để đảm bảo giải quyết vấn đề khi có mâu thuẫn, bảo vệ lợi ích 2 bên.
Phân biệt tất toán và đáo hạn
Tất toán và đáo hạn là hai thuật ngữ khá phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể phân biệt được 2 khái niệm này. Sau đây là những điểm tương đồng cũng như khác biệt giữa tất toán và đáo hạn để bạn dễ dàng phân biệt:
Điểm giống nhau
Về cơ bản, điểm tương đồng của tất toán và đáo hạn là đều được thực hiện khi hoàn tất hợp đồng vay vốn. Còn đối với tiết kiệm, nếu bạn gửi tiết kiệm không kỳ hạn, thời gian đáo hạn sẽ được hiểu là khi bạn có nhu cầu tất toán tài khoản. Nếu bạn thực hiện gửi tiết kiệm không kỳ hạn, thời gian đáo hạn và tất toán sẽ giống nhau khi bạn rút cả vốn lẫn lãi vào ngày cuối cùng trong kỳ hạn của hợp đồng tiền gửi.
Đối với các khoản vay vốn, nếu tất toán là hoàn tất việc trả nợ và kết thúc khoản vay thì đáo hạn là khi bạn hoàn tất khoản vay và tiếp tục vay vốn
Đối với sổ tiết kiệm:
So sánh
Tất toán sổ tiết kiệm
Đáo hạn sổ tiết kiệm
Tính chất
Hợp đồng tiết kiệm kết thúc, bạn nhận đủ cả gốc lẫn lãi và yêu cầu đóng tài khoản.
Hợp đồng tiết kiệm được gia hạn tự động. Khoản tiền lãi của kỳ trước sẽ được cộng vào tiền gốc và toàn bộ số tiền sẽ tiếp tục được gửi tiết kiệm với kỳ hạn và lãi suất mới.
Thời điểm
Bất cứ khi nào
Ngày cuối của kỳ hạn gốc
Quy trình
Người gửi cần đến ngân hàng, cung cấp CMND/CCCD và sổ tiết kiệm để tiến hành các thủ tục tất toán.
Người gửi không cần thao tác gì, hệ thống sẽ tự động khi đến kỳ đáo hạn.
Sự lựa chọn
Người gửi được tự do lựa chọn thời điểm tất toán.
Người gửi chỉ được ra quyết định tiếp tục hoặc ngừng gia hạn khi đến ngày đáo hạn trong hợp đồng.
Thủ tục và quy trình tất toán
Mỗi ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ có những quy định về quá trình tất toán khác nhau. Để nắm rõ các giấy tờ cần thiết cho quy trình tất toán, bạn có thể truy cập vào website chính thức hoặc gọi đến tổng đài tư vấn của ngân hàng để được hỗ trợ và hướng dẫn cụ thể. Dưới đây là những giấy tờ cơ bản bạn cần chuẩn bị cho quá trình tất toán:
Hợp đồng cần tất toán (sổ tiết kiệm, hợp đồng vay).
Giấy tờ tùy thân (CMND/CCCD).
Một số giấy tờ khác (phụ thuộc theo quy định của từng ngân hàng).
Quy trình tất toán cơ bản sẽ bao gồm các bước sau:
Bước 1: Kiểm tra, tính toán khoản tiền vay hoặc tiền tiết kiệm, bao gồm tiền gốc, tiền lãi,... theo quy định của ngân hàng.
Bước 2: Yêu cầu tất toán, đối chiếu số liệu với ngân hàng và xác định khoản tiền tất toán.
Bước 3: Thực hiện rút tiền (đối với tiết kiệm) hoặc nạp tiền (đối với vay vốn) theo số liệu đã xác định trước đó.
Bước 4: Thanh lý hợp đồng, xác nhận đã hoàn thành quá trình tất toán. Đối với các khoản vay vốn, sau khi tất toán bạn cần giải ngân, xóa thế chấp tài sản.
Zalopay là ứng dụng thanh toán uy tín hàng đầu hiện nay, hợp tác cùng Infina để cung cấp dịch vụ Số dư sinh lời (tiền thân là Tài khoản tích lũy) ngay trên ứng dụng, giúp người dùng chạm đỉnh sinh lời chỉ với vài thao tác đơn giản. Khi tham gia Số dư sinh lời, bạn có thể rút tiền bất cứ lúc nào, tiền về tài khoản Zalopay ngay lập tức mà không cần hồ sơ hay đợi duyệt.
Bên cạnh đó bạn còn có thể trải nghiệm những lợi ích nổi trội sau:
Bắt đầu chỉ từ 10.000đ: Thay vì phải đợi đến khi có một khoản tiền lớn mới bắt đầu sinh lời trên đó, bạn có thể bắt đầu cùng Số dư sinh lời với khoản tiền chỉ với 10.000đ.
Sinh lời mỗi ngày với mức lãi suất 4.7%/năm: Số dư sinh lời có mức sinh lời hấp dẫn, lên đến 4.7%/năm (cập nhật mới nhất 9/2024), tiền lời được cộng dồn mỗi ngày sẽ tiếp tục sinh lời. Bên cạnh đó, người dùng có thể sử dụng khoản tiền này để thanh toán các tiện ích, dịch vụ ngay trên Zalopay.
Hoàn toàn miễn phí: Bạn không mất bất kỳ một chi phí nào khi sử dụng Số dư sinh lời.
Hệ thống bảo mật đạt chuẩn quốc tế: Zalopay là một trong số ít ứng dụng thanh toán trên thị trường được cấp chứng chỉ quốc tế về hệ thống bảo mật & quản lý an ninh thông tin ISO 27001.
Tiền gửi an toàn tại ngân hàng: Số dư sinh lời là sản phẩm của Real Stake Fintech (Infina) được tích hợp trên nền tảng ứng dụng Zalopay., Ưu thế của Số dư sinh lời so với các sản phẩm cùng dòng là 100% tiền gửi của khách hàng đều được ủy thác cho Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ ACB (ACBC) để gửi tiết kiệm tại các ngân hàng uy tín của Việt Nam như: VPBank, Bản Việt, ACB... mà không mang đi đầu tư vào các sản phẩm gây rủi ro như cổ phiếu, trái phiếu hay chứng chỉ quỹ. Sự minh bạch trong khai thác và quản trị dòng tiền của Số dư sinh lời giúp người dùng yên tâm khi tài sản được đảm bảo trong dòng vận hành của các doanh nghiệp tài chính uy tín.
Trên đây là những thông tin cơ bản về khái niệm tất toán, các hình thức tất toán cũng như quy trình thực hiện. Thông qua bài viết trên, Zalopay đã phần nào giúp bạn giải đáp được câu hỏi tất toán là gì. Đồng thời, bạn có thể trang bị thêm cho bản thân những kiến thức cần thiết.