Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

IRR là gì? Ưu - nhược điểm và cách tính chỉ số IRR chính xác nhất

Trước khi đưa ra quyết định đầu tư cho một dự án, các nhà đầu tư sẽ dựa theo nhiều tiêu chí khác nhau để đánh giá hiệu suất sinh lời. Trong đó, IRR là một chỉ số tài chính và chứng khoán được quan tâm hàng đầu. Vậy IRR là gì? Công thức tính và ý nghĩa của chỉ số này là gì? Hãy cùng Zalopay tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Chỉ số IRR là gì?

IRR là gì? IRR là viết tắt của từ tiếng Anh “Internal Rate of Return”, được dịch ra là tỷ lệ hoàn vốn nội bộ. Nói một cách dễ hiểu, IRR chính là tỷ lệ nguồn lợi thu về so với số vốn ban đầu bạn bỏ ra. 

Ngoài ra, IRR còn là một công cụ phân tích tài chính hữu ích giúp các nhà đầu tư đặt tiền đúng chỗ để hạn chế rủi ro với việc nhận diện được khả năng sinh lời của một dự án hay một khoản đầu tư. Chỉ số IRR được dùng trong việc hoàn vốn nội bộ và không phụ thuộc vào các yếu tố khác như lạm phát hay chi phí vốn.

>> Xem thêm: Đầu tư tài chính là gì? Các hình thức đầu tư hiệu quả, an toàn nhất 

Chỉ số IRR là gì
IRR là gì? Là chỉ số thể hiện khả năng sinh lời của một dự án đầu tư (Nguồn: Internet)

Công thức tính chỉ số IRR

Chỉ số IRR được tính dựa trên phương trìnhbằng tổng giá trị hiện tại của dòng tiền trong tương lai trừ đi khoản đầu tư ban đầu bằng 0.

Công thức dưới đây biểu thị IRR là nghiệm của phương trình có giá trị NPV = 0

Công thức tính chỉ số IRR

Trong đó:

  • t: thời gian triển khai dự án
  • Co: là đại tổng chi phí đầu tư ban đầu của năm t = 0
  • Ct: dòng tiền thuần tính tại thời điểm t
  • IRR: tỷ lệ hoàn vốn trong nội bộ tại thời điểm cần tính
  • NPV: giá trị hiện tại của dòng tiền dự án
  • r: tỷ lệ chiết khấu

Giả sử, một công ty đang xem xét hai dự án. Ban quản lý phải quyết định có nên tiếp tục với một trong hai, cả hai hoặc không đầu tư. Tỷ lệ chiết khấu của dự án là 10%. Các mô hình dòng tiền cho mỗi dự án như sau: (đơn vị tính: nghìn đồng)

Dự án A

  • Chi phí ban đầu = 5.000
  • Năm thứ nhất = 1.700
  • Năm thứ hai = 1.900
  • Năm thứ ba = 1,600
  • Năm thứ tư = 1.500
  • Năm thứ năm = 700

Dự án B

  • Chi phí ban đầu = 2.000 
  • Năm thứ nhất = 400
  • Năm thứ hai = 700
  • Năm thứ ba = 500
  • Năm thứ tư = 400
  • Năm thứ năm = 300

Công ty phải tính toán IRR cho từng dự án. Chi phí ban đầu (thời gian = 0) sẽ là số âm. Cách tính IRR bằng cách sử dụng phương trình sau:

Dự án A:

0=1700(1+IRR)1+1900(1+IRR)2+1600(1+IRR)3+1500(1+IRR)4+700(1+IRR)5-5000

⇒ IRR_A = 16.61%

Dự án B:

0=400(1+IRR)1+700(1+IRR)2+500(1+IRR)3+400(1+IRR)4+300(1+IRR)5-2000

⇒ IRR_B = 5.23%

Với tỷ lệ chiết khấu 10%, ban quản lý nên tiến hành Dự án A và từ chối Dự án B.

Lưu ý: Vì bản chất nên IRR không thể dễ dàng tính toán. Phép thử và sai chính là cách duy nhất để tính IRR. Hoặc có thể tính IRR bằng phần mềm được lập trình để tính chỉ số ấy, và điều này có thể được thực hiện trong Excel.

Cách tính chỉ số IRR trong Excel

Hai cách để tính IRR trong Excel:

  • Cách 1: Sử dụng một trong hàm tính IRR có sẵn:

=IRR(values, [guess])

=NPV(rate,value1,[value2],...)

  • Cách 2: Chia nhỏ các dòng tiền thành phần và tính toán từng bước riêng lẻ, sau đó sử dụng các kết quả đó làm đầu vào cho công thức tính IRR.

Phương pháp thứ hai được sử dụng phổ biến hơn vì mô hình tài chính hoạt động tốt nhất khi nó minh bạch, rõ ràng và dễ kiểm toán. Dưới đây là một ví dụ đơn giản về phân tích IRR với các dòng tiền đã biết và cách nhau một năm. 
Ví dụ: Một dự án đầu tư có chi phí ban đầu thời điểm đi vào hoạt động sản xuất là 100 triệu. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của dự án trong 5 năm như bảng phân tích dưới. Yêu cầu tính IRR qua các năm của dự án.

Cách tính chỉ số IRR trong Excel
  • Trong bảng trên ta thấy chi phí đầu tư ban đầu là 100.000.000 đồng. Khi xét IRR thì giá trị này luôn mang dấu âm, vì đây là khoản tiền phải chi ra.
  • Lợi nhuận hàng năm của dự án là các số dương. Khi xét trong IRR thì giá trị này mang dấu dương, vì đó là khoản tiền thu về.

Công thức tính IRR qua các năm được tính như sau:

  • Năm thứ 1: =IRR(G5:G6) = -73%
  • Năm thứ 2: =IRR(G5:G7) = -32%
  • Năm thứ 3: =IRR(G5:G8) = -8%
  • Năm thứ 4: =IRR(G5:G9) = 6%
  • Năm thứ 5: =IRR(G5:G10) = 15%

Như vậy sau 4 năm, dự án sẽ có tính khả thi khi IRR là số dương.

Cách tính chỉ số IRR trong Excel

Chỉ số IRR có ý nghĩa như thế nào?

IRR là chỉ số không thể thiếu trong việc phân tích và đánh giá khả năng sinh lời của các khoản đầu tư tiềm năng. Điều này mang ý nghĩa quan trọng với cả doanh nghiệp và các nhà đầu tư:

Ý nghĩa của IRR với doanh nghiệp

  • So sánh các hạng mục đầu tư: Doanh nghiệp có thể sử dụng chỉ số này để so sánh và xếp hạng các khoản đầu tư theo thứ tự IRR từ cao đến thấp., tTừ đó quyết định dự án nào nên tập trung và dự án nào nên loại bỏ. 
  • Công cụ quản lý rủi ro: Không chỉ để đánh giá lợi nhuận, IRR cũng thể hiện được rủi ro cho dự án. Bằng cách tính toán IRR cho các kịch bản khác nhau (thay đổi doanh thu, chi phí, lãi suất...), doanh nghiệp có thể đánh giá mức độ nhạy cảm của dự án với những thay đổi này và từ đó có biện pháp quản lý rủi ro phù hợp.

>> Xem thêm: Lợi nhuận ròng là gì? Lợi nhuận ròng ảnh hưởng như thế nào đến các chỉ số tài chính? 

IRR không chỉ giúp doanh nghiệp đánh giá lợi nhuận mà còn góp phần đề phòng rủi ro (Nguồn: Internet)

Ý nghĩa của IRR với các nhà đầu tư

Bên cạnh đó, IRR cũng có ý nghĩa quan trọng để tính lợi nhuận có thể đạt được khi đầu tư vào 1 dự án. Vậy nên, nhà đầu tư có thể so sánh mức độ sinh lợi của các dự án để rót vốn một cách phù hợp, cụ thể:.

  • IRR lớn hơn hoặc bằng giá trị chiết khấu thì tính thực thi của dự án tốt, được đánh giá là dự án có tiềm năng và có thể sinh lợi nhuận.
  • IRR nhỏ hơn giá trị chiết khấu thì chúng thể hiện khả năng thu hồi vốn, dự án có nguy cơ sinh lời kém và không nên đầu tư.

>> Xem thêm: Tiền là gì? Tìm hiểu chức năng và cách đo lường tiền tệ 

Ý nghĩa của IRR với các nhà đầu tư
IRR có ý nghĩa quan trọng với cả doanh nghiệp và các nhà đầu tư (Nguồn: Internet)

Ưu và nhược điểm của chỉ số IRR

Ưu điểm của IRR

  • IRR không tính toán quá phức tạp và không phụ thuộc vốn. Hơn nữa, nó được tính theo tỷ lệ phần trăm giúp các nhà đầu tư có thể nhìn vào đây và đối chiếu, so sánh xem dự án nào sinh lợi hơn.
  • IRR được tạo ra với mục đích để xem lãi suất tối đa mà chủ dự án đầu tư có thể chấp nhận được. Từ đó đưa ra mức lãi suất phù hợp.
  • IRR giúp thuận tiện hơn trong việc đánh giá để đưa ra quyết định đầu tư chứng khoán. Bất kể là người đã hoạt động lâu năm hay người mới gia nhập vào thị trường chứng khoán cũng có thể thực hiện tính toán chỉ số này. Ngoài ra, vẫn có một vài trang web phân tích đầu tư chứng khoán có thể cung cấp thông tin này với khả năng chính xác cao mà bạn có thể tham khảo.
  • Thông qua IRR, nhà đầu tư có thể đánh giá và nhận định rằng dự án này có tiềm năng không.

>> Xem thêm: Top 9 kênh đầu tư sinh lời an toàn cho số vốn nhàn rỗi 2024 

Ưu và nhược điểm của chỉ số IRR
Ưu điểm của IRR là gì? Dễ tính toán và không phụ thuộc vốn (Nguồn: Internet)

Nhược điểm của IRR

  • Muốn tính được IRR phải tốn rất nhiều thời gian. IRR đôi khi không được tính toán dựa trên dữ liệu có thật của nguồn vốn mà sẽ sử dụng giả định. Điều này làm xảy ra sai lệch khi tính toán. 
  • IRR không phải lúc nào cũng tối ưu trong một dự án đầu tư. Ví dụ: trong trường hợp nguồn tiền không ổn định, vốn được lấy từ nhiều nguồn hay tỷ lệ chiết khấu có sự không đồng đều.
  • Nếu chỉ dựa vào chỉ số IRR thì sẽ bỏ qua dự án có quy mô lãi ròng lớn.
  • Trong một vài trường hợp IRR không thực sự hiệu quả như NPV. Do đó, hãy dùng phương pháp tính IRR nếu dự án có các điều kiện như: chung thời gian thực hiện, tỷ lệ chiết khấu và dòng tiền tương lai có phần giống nhau.
  • IRR dễ bị ảnh hưởng bởi chỉ số thời gian vì dự án ngắn hạn có giá trị IRR lớn khiến các nhà đầu tư bị đánh lừa rằng sẽ có tính khả thi cao. Tuy nhiên, điều này dẫn đến rủi ro hơn. Vậy nên, ngoài chỉ số IRR cao, hãy xem xét những biến số liên quan khác như: chỉ số dòng tiền, thời gian. 

>> Xem thêm: Có ít vốn nên đầu tư gì để "ăn chắc mặc bền", hiệu quả 2024?

Ưu và nhược điểm của chỉ số IRR
IRR có thể không hiệu quả trong một số trường hợp (Nguồn: Internet)

Câu hỏi thường gặp

IRR cao hay thấp sẽ tốt hơn?

Đối với nhà đầu tư, IRR là một công cụ để quyết định có nên tiến hành đầu tư cho một dự án hay không. Nếu chỉ số IRR dự kiến ​​càng cao thì dự án tạo ra nhiều lợi nhuận hơn cho công ty. Ngược lại, nếu IRR thấp hơn chi phí vốn, thì ban giám đốc nên sử dụng phương án tốt hơn để đầu tư.

Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp thì IRR không hoàn toàn thể hiện điều trên. Công ty có thể thích một dự án có IRR thấp hơn vì nó có những lợi ích vô hình khác như: đóng góp vào kế hoạch chiến lược lớn hoặc cản trở cạnh tranh. Và một công ty cũng có thể thích một dự án lớn với IRR thấp hơn so với một dự án nhỏ nhưng IRR cao vì dự án lớn hơn sẽ tạo ra dòng tiền cao hơn.

Chỉ số IRR bao nhiêu là tốt?

Một IRR tốt cho một khoản đầu tư vào công ty là khi chỉ số IRR của dự án bằng hoặc cao hơn chỉ số IRR chuẩn. Nghiên cứu của tổ chức Angel Resource Institute’s năm 2016 về lợi nhuận đầu tư chỉ ra rằng IRR chuẩn rơi vào khoảng 22% trên một quỹ đầu tư. Vì vậy, một IRR dự kiến ​​của một khoản đầu tư tốt sẽ ở mức bằng hoặc cao hơn 22% sẽ được coi là IRR tốt.

Trải nghiệm mở Tài khoản chứng khoán hoàn toàn miễn phí trên ứng dụng Zalopay

Bạn đang muốn thử sức đầu tư chứng khoán một cách an toàn với số vốn nhỏ? Sản phẩm “Tài khoản chứng khoán” trên ứng dụng Zalopay chính là giải pháp dành cho bạn. Tài khoản chứng khoán thuộc quyền sở hữu của Công ty Chứng khoán DNSE, được tích hợp trên ứng dụng Zalopay, giúp việc đầu tư chứng khoán trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn bao giờ hết chỉ từ 01 cổ phiếu.

Hãy tham khảo các bước mở Tài khoản chứng khoán ngay trên ứng dụng Zalopay:

  • Bước 1: Tải Zalopay về điện thoại. Truy cập ứng dụng, chọn biểu tượng “Tất cả”.
  • Bước 2: Chọn biểu tượng “Chứng khoán”.
  • Bước 3: Tại màn hình chính của TK chứng khoán, chọn “Đăng ký tài khoản".
Mở tài khoản chứng khoán trên Zalopay
  • Bước 4: Kiểm tra và bổ sung thông tin chi tiết, bấm “Tiếp tục”.
  • Bước 5: Nhập mã PIN Zalopay hoặc xác thực bằng sinh trắc học (Touch ID/ Face ID).
  • Bước 6: Hoàn thành đăng ký và chờ kết quả.
Mở tài khoản chứng khoán trên Zalopay

Xem thêm hướng dẫn chi tiết cách mua và bán chứng khoán trên Zalopay TẠI ĐÂY.

Trên đây là những thông tin và cách sử dụng chỉ số IRR được Zalopay tổng hợp. Hy vọng rằng sau khi đọc bài viết, bạn đọc đã hiểu IRR là gì và ý nghĩa của chỉ số này đối với doanh nghiệp và các nhà đầu tư như thế nào. Hãy theo dõi thêm những kiến thức đầu tư để giúp bạn lựa chọn được những dự án đầu tư tiềm năng nhất.

Tags:
#thị_trường_chứng_khoán#học_đầu_tư_chứng_khoán#đầu_tư_tài_chính

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay