Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

CapEx là gì? Vận dụng chỉ số CapEx trong phân tích và đầu tư chứng khoán như thế nào?

Thuật ngữ CapEx được sử dụng rất nhiều trong phân tích định giá cổ phiếu. Đây là một trong những chỉ số giúp nhà đầu tư đưa ra những phán đoán chính xác về hiện trạng của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về CapEx là gì, đồng thời nắm rõ công thức tính để từ đó biết cách vận dụng chỉ số này một cách chính xác.

CapEx là gì?

CapEx là từ viết tắt của Capital Expenditure có nghĩa là chi phí vốn. Khoản chi phí này sẽ được doanh nghiệp sử dụng để đầu tư vào các tài sản cố định như: nhà máy, thiết bị máy móc,... Hoặc hiểu theo một cách khác, thì đây chính là khoản tiền mà doanh nghiệp dùng để mua dịch vụ, hàng hóa. Mục đích chính là để tạo ra lợi nhuận cho công ty, hay có thể để nâng cấp, duy trì những tài sản vật chất.

Thực tế, CapEx thường được dùng trong những dự án đầu tư mới của công ty, duy trì, mở rộng phạm vi hoạt động. Khoản chi phí này có thể được phục hồi theo thời gian thông qua khấu hao tài sản.

Chỉ số CapEx là gì
Nguồn: cdn.vietnambiz.vn

Ví dụ về CapEx

Để giúp bạn hiểu chính xác hơn về CapEx là gì bạn có thể xem ví dụ như sau: Giả sử bạn mua ô tô, chiếc ô tô này được sử dụng vào hoạt động của công ty. Vì ô tô dùng vào mục đích dành cho công ty, nên khoản tiền này sẽ được gọi là chi phí tài sản cố định. 

Ví dụ về chỉ số CapEx

Ý nghĩa của chỉ số CapEx trong đầu tư

Thông qua chỉ số CapEx, nhà đầu tư xác định được tình hình của một doanh nghiệp về việc chi tiêu cho việc sản xuất, duy trì và phát triển công ty. 

Chỉ số này có tỷ trọng lớn trong dòng tiền để đầu tư phát triển hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà nhà đầu tư có thể dựa vào CapEx để đánh giá quy mô, mức độ uy tín và tăng trưởng của doanh nghiệp.

Đối với những công ty có lợi thế về cạnh tranh, thông thường sẽ sử dụng một khoản chi phí trong lợi nhuận của hoạt động kinh doanh để tái đầu tư vào tài sản cố định. Việc này nhằm mục đích duy trì vị thế của doanh nghiệp, giữ được lợi thế cạnh tranh với các công ty khác trên thị trường.

Bên cạnh đó, khi biết được CapEx là gì, các nhà đầu tư thường so sánh chỉ số này để đánh giá mã cổ phiếu. Cụ thể có những trường hợp như sau:

  • Tỷ lệ CapEx/lợi nhuận sau thuế trong vòng đời của tài sản càng thấp càng cho thấy tính cạnh tranh của doanh nghiệp cao.
  • Tỷ lệ CFO/CapEx tỷ lệ thuận với năng lực tài chính của doanh nghiệp. Trong đó, CFO là dòng tiền hoạt động kinh doanh và chỉ số này sẽ cho thấy được khả năng đáp ứng trong việc đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp. 

Xem xét tỷ lệ CapEx sẽ giúp nhà đầu tư dự đoán được tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Theo đó, CapEx sẽ được chia làm 2 phần như sau:

  • CapEx duy trì: Là mức chi phí tối thiểu dùng để duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
  • CapEx tăng trưởng: Là mức đầu tư cho phép doanh nghiệp mở rộng quy mô, tạo ra năng lượng sản xuất để tăng trưởng và tiếp cận khách hàng.

Cách tính chỉ số CapEx

Để tính được chỉ số CapEx chính xác nhất, bạn cần:

  • Xác định chi phí khấu hao từ bảng báo cáo thu nhập.
  • Xác định số dư của mục hàng hóa, thiết bị, nhà máy (PP&E) từ bảng cân đối kế toán. Xác định chênh lệch số từ PP&E giữa kỳ trước và kỳ sau.

Áp dụng vào công thức tính chỉ số CapEx:

CAPEX = Δ PP&E + Khấu hao hiện tại

Trong đó: 

  • CapEx là chi phí đầu tư.
  • Δ PP&E là sự thay đổi trong bất động sản, nhà máy, thiết bị. 

Lưu ý: Khi tính toán CapEx, bạn cần xác định chi phí vốn đầu tư và tất cả các giá trị khác ở cùng một giai đoạn. 

Các nhà đầu tư có thể theo dõi chỉ số này trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp tại phần “Dòng tiền từ hoạt động đầu tư”.

Cách tính chỉ số CapEx

Chỉ số CAPEX bao nhiêu là tốt?

Để biết CapEx là gì và bao nhiêu là tốt thì cần đánh giá theo những yếu tố sau đây:

  • Năng lực tài chính: Cần đánh giá tương quan kế hoạch đầu tư CapEx và năng lực tài chính của doanh nghiệp, từ đó giúp nhà đầu tư tính được mức độ khả thi của dự án. Đối với một số dự án sẽ bị đứt gãy nếu như khả năng tài chính không đủ chi trả cho CapEx.
  • Giai đoạn phát triển của doanh nghiệp: Ở những giai đoạn đầu tư mới hay mở rộng quy mô dự án, doanh nghiệp sẽ cần dòng tiến lớn cho xây dựng, mua sắm hay nâng cấp nhà xưởng, thiết bị, máy móc. Tuy nhiên ở giai đoạn sản xuất ổn định thì CapEx sẽ chủ yếu là chi phí cho sửa chữa tài sản cố định.
  • Lợi nhuận sau thuế: Những doanh nghiệp cạnh tranh dài hạn thường chỉ sử dụng một phần nhỏ trong lợi nhuận sau thuế hàng năm cho CapEx để duy trì hoạt động và vị thế doanh nghiệp.
  • Biên lợi nhuận gộp: Đối với những doanh nghiệp sản xuất, đầu tư vào CapEx không chỉ để gia tăng sản lượng hàng hóa, mà còn nhằm cải thiện biên lợi nhuận gộp. Nếu cứ đầu tư liên tục vào CapEx mà biên lợi nhuận gộp không cải thiện, thì việc đầu tư không có hiệu quả. 

Trên thực tế, các nhà đầu tư thường so sánh chỉ số vốn với lợi nhuận sau thuế. Bạn có thể đánh giá dựa trên tổng CapEx mà doanh nghiệp đã sử dụng trong thời gian 7 - 10 năm, sau đó so sánh với tổng lợi nhuận sau thuế cùng kỳ. 

Trường hợp:

  • Tổng CapEx < 50% lợi nhuận sau thuế: Chỉ số này được đánh giá tốt, cho thấy doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh.
  • Tổng CapEx < 25% lợi nhuận sau thuế: Đây là chỉ số cực kỳ tốt với lợi thế cạnh tranh lớn, các nhà đầu tư nên cân nhắc. 

So sánh chi phí vốn (CAPEX) với chi phí hoạt động (OPEX)

Bên cạnh CapEx là gì còn có thuật ngữ OPEX cũng liên quan đến chi phí hoạt động đầu tư sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là hai chỉ số hoàn toàn khác nhau, và để tránh bị nhầm lẫn thì bạn hãy xem bảng so sánh dưới đây:

So sánh chi phí vốn CAPEX với OPEX
Nguồn: 25giay.vn
 CAPEXOPEX
Thời hạnThời gian đầu tư dài hạn, hướng đến việc duy trì sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai. CapEx được phục hồi theo thời gian dựa vào khấu hao.Thời gian đầu tư ngắn hạn, sử dụng hết trong cùng kỳ kế toán mà tài sản được mua.
Tỷ trọng chi phíCapEx chỉ chiếm một phần nhỏ trong chi phí của doanh nghiệp bỏ ra. Mục đích chính là để gia tăng đầu tư mở rộng quy mô sản xuất và phát triển trong tương lai.Opex chiếm một phần lớn trong chi phí mà doanh nghiệp sẽ bỏ ra để duy trì hoạt động. Các công ty thường cố gắng tiết kiệm, hoặc cắt bỏ nếu có thể, nếu không sẽ ảnh hưởng đến tính cạnh tranh.
Khấu trừCapEx vốn hóa và phân bổ theo thời gian sử dụng dự kiến theo từng loại tài sản.Opex sẽ khấu trừ hoàn toàn trong năm phát sinh.

Như vậy, CapEx là chỉ số được các nhà đầu tư dựa vào để đánh giá mã cổ phiếu có tiềm năng hay không. Dựa vào khoản chi phí vốn này mà sẽ nhận định và phân tích thị trường chứng khoán chính xác hơn. Hy vọng với những thông tin ZaloPay cung cấp trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về CapEx là gì để ứng dụng vào thực tế. 

Tags:
#đầu_tư_tài_chính#học_đầu_tư_chứng_khoán#thị_trường_chứng_khoán

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay