Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Lệnh MP là gì? Cách sử dụng lệnh MP trong chứng khoán

Khi giao dịch chứng khoán trên sàn, việc mua/bán sẽ được thực hiện với nhiều loại lệnh khác nhau. Trong đó, lệnh MP (còn được gọi là lệnh thị trường) là loại lệnh được sử dụng phổ biến. Vậy lệnh MP là gì? Cách sử dụng lệnh MP như thế nào? Hãy cùng ZaloPay tìm hiểu chi tiết dưới nội dung bài viết sau đây.

Lệnh MP là gì? Ví dụ về lệnh MP trong chứng khoán

Lệnh MP (từ viết tắt của Market Price) hay lệnh thị trường là loại lệnh được nhà đầu tư thực hiện việc mua/bán chứng khoán với mức giá tốt nhất trên thị trường. Trong đó, nhà đầu tư có thể tiến hành đặt lệnh mua ở mức giá thấp nhất và đặt lệnh bán ở mức giá cao nhất tại thời điểm đặt lệnh. Một cách dễ hiểu, lệnh MP cho phép mua/bán cổ phiếu ở bất cứ mức giá cao/thấp tại thời điểm giao dịch.

Lệnh MP là gì

Trong các loại lệnh giao dịch, lệnh MP sẽ được ưu tiên khớp trước tiên. Khi có lệnh LO (lệnh giới hạn) đối ứng, lệnh thị trường sẽ khớp ngay khi đặt lệnh trên hệ thống. Lưu ý, nhà đầu tư không thể đặt lệnh MP nếu chưa có lệnh LO đối ứng.

Lệnh MP thực hiện theo nguyên tắc khớp lệnh như sau:

  • Khi đặt lệnh MP trên hệ thống, thị trường mua sẽ hiển thị giá bán thấp nhất, thị trường bán hiển thị mức giá cao nhất. 
  • Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh thị trường chưa được hiển thị hết thì lệnh MP sẽ được xem là lệnh mua với mức giá bán cao hơn và bán với mức giá mua thấp hơn.
  • Nếu khối lượng đặt lệnh của lệnh MP chưa khớp hết, khi lệnh đối ứng đã hết, lúc này hệ thống sẽ tự động chuyển lệnh thị trường mua thành giới hạn mua. Với mức giá khớp cuối cùng của lệnh thị trường mua thực hiện trước đó.
  • Trong trường hợp giá khớp cuối cùng là giá trần với lệnh mua, giá sàn với lệnh bán. Khi đó, lệnh MP sẽ chuyển thành lệnh LO mua với mức giá trần/lệnh LO bán với mức giá sàn.

Để hình dung rõ hơn, sau đây là một ví dụ cụ thể về lệnh MP trong chứng khoán: 

Một nhà đầu tư A tiến hành đặt lệnh MP với 200 cổ phiếu CTG (Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam). Ban đầu, nhà đầu A khớp lệnh được 100 cổ phiếu CTG ở mức giá thấp nhất thời điểm giao dịch là 22.500 đồng/cổ phiếu. Khi đó, 100 cổ phiếu còn lại chưa được khớp lệnh sẽ được tiếp tục với mức giá 22.600 đồng/cổ phiếu đang chờ sẵn. Nhà đầu tư A sẽ tiếp tục mua với mức giá thấp nhất hiện tại là 22.600 đồng/cổ phiếu. 

Phân loại lệnh MP trên thị trường

Trong giao dịch mua/bán trên thị trường chứng khoán, lệnh MP được chia thành 3 loại lệnh và áp dụng trên sàn HNX với đặc điểm như sau:

  • Lệnh MP khớp và hủy (MAK): Lệnh thị trường được thực hiện khớp một phần, khối lượng cổ phiếu đặt lệnh còn lại sẽ bị hủy ngay sau khi lệnh được khớp.
  • Lệnh MP khớp hoàn toàn và hủy (MOK): Lệnh thị trường nếu không được khớp lệnh toàn bộ khối lượng đặt lệnh thì sẽ được hủy ngay lập tức.
  • Lệnh MP giới hạn (MTL): Lệnh sẽ được diễn ra khi lệnh thị trường ban đầu không được khớp hoàn toàn, khối lượng đặt lệnh còn lại sẽ được chuyển thành lệnh LO. Khi đó, hệ thống sẽ áp dụng quy định hủy, sửa với lệnh LO đối ứng.
Phân loại lệnh MP trên thị trường

Đặc điểm của lệnh MP

Lệnh thị trường là loại lệnh được sử dụng phổ biến trên nhiều sàn giao dịch chứng khoán với các đặc điểm như sau:

  • Đối với nhà đầu tư nước ngoài, trong trường hợp hết room thì lệnh MP chỉ được khớp một phần, phần còn lại sẽ bị hủy.
  • Lệnh MP chỉ được thực hiện khi có lệnh LO của cùng mã cổ phiếu đối ứng. Lệnh sẽ bị hủy ngay lập tức khi không có mã đối ứng.
  • Lệnh MP là loại lệnh được ưu tiên trước nhất so với tất cả các lệnh còn lại khi mua/bán trên sàn.
  • Giao dịch liên tục với lệnh MP là một công cụ làm tăng tính thanh khoản cho thị trường chung.
Đặc điểm của lệnh MP

Ưu điểm - nhược điểm của lệnh MP 

Lệnh MP hay bất cứ loại lệnh nào đều có những ưu, nhược điểm riêng mà nhà đầu tư cần hiểu và nắm rõ để đưa những chiến lược và quyết định đầu tư phù hợp.

Ưu điểm:

  • Lệnh MP là công cụ giúp tăng tính thanh khoản cho thị trường.
  • Đặt lệnh dễ dàng khi nhà đầu tư chỉ cung cấp khối lượng cổ phiếu muốn mua mà không cần phải nhập mức giá.
  • Giao dịch một cách nhanh chóng khi lệnh thị trường là loại lệnh được ưu tiên. Nhà đầu tư đặt lệnh MP đúng thời điểm sẽ có cơ hội mua/bán cổ phiếu thu được lợi nhuận từ chênh lệch giá.

Nhược điểm:

  • Lệnh MP có thể gây biến động giá bất thường và ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường chung.
  • Khi sử dụng lệnh MP, nếu biến động giá trái ngược với dự đoán ban đầu sẽ gây bất lợi cho nhà đầu tư nhỏ lẻ khi sử dụng loại lệnh này.
  • Lệnh MP phù hợp và được sử dụng nhiều bởi những nhà đầu tư lớn hơn là nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Ưu điểm - nhược điểm của lệnh MP

Cách đặt lệnh MP trong chứng khoán

Lệnh MP được nhà đầu tư ví như một hình thức “đua lệnh” trên thị trường chứng khoán với khả năng giao dịch một cách nhanh chóng. Để sử dụng lệnh này một cách hiệu quả, nhà đầu tư cần nắm rõ các bước đặt lệnh MP như sau:

Bước 1: Mở và đăng nhập tài khoản chứng khoán trên ứng dụng hoặc website của công ty chứng khoán trong phiên giao dịch.

Bước 2: Đặt lệnh cho mã cổ phiếu mà bạn muốn mua/bán.

Bước 3: Nhập khối lượng cổ phiếu muốn mua/bán, tại mục mức giá chọn “MP”.

Bước 4: Lệnh sẽ được khớp với mức giá bán cá nhất và mức giá mua thấp nhất tại thời điểm giao dịch.

Lệnh MP là lệnh được sử dụng khi nhà đầu từ muốn mua/bán cổ phiếu bằng mọi giá trong phiên giao dịch. Vì vậy nên sử dụng lệnh thị trường khi bạn đã thật sự tự tin với dự đoán rằng giá cổ phiếu sẽ tăng hay giảm. Ngoài ra, thị giá của cổ phiếu sẽ giảm khi có quá nhiều lệnh MP được đặt lệnh bán.

Cách đặt lệnh MP trong chứng khoán

Như vậy, bài viết trên ZaloPay đã giúp nhà đầu tư có thêm những thông tin, kiến thức hữu ích xoay quanh lệnh MP. Hy vọng bài viết đã có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc “Lệnh MP là gì?”, từ đó có được nhưng chiến lược và quyết định đầu tư phù hợp.

Tags:
#thị_trường_chứng_khoán#học_đầu_tư_chứng_khoán#đầu_tư_tài_chính

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay