Tài sản ròng là gì? Cách tính giá trị tài sản ròng trong đầu tư
Ngày: 17:32 - 01/10/2024
Khi tham gia vào thị trường tài chính, chắc hẳn bạn sẽ nghe đến thuật ngữ liên quan đến giá trị tài sản ròng. Vậy tài sản ròng là gì? Giá trị tài sản ròng có ý nghĩa như thế nào trong đầu tư? Hãy cùng Zalopay tìm hiểu rõ về khái niệm, cách phân loại và tính giá trị tài sản ròng phía dưới bài viết nhé!
Tài sản ròng (Net Asset) là tất cả tài sản hiện hữu (tài chính và phi tài chính như: tiền mặt, máy móc, hàng hóa, bất động sản,...) của chủ thể sau khi trừ những khoản nợ.
Tài sản ròng được xem là yếu tố phản ánh một cách chính xác nhất về tình hình tài chính của chủ thể. Đây là yếu tố quan trọng và cốt lõi giúp đánh giá khách quan về khả năng kinh tế, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó quyết định việc trả cổ tức, đầu tư và một số nghĩa vụ tài chính khác.
Giá trị tài sản ròng của một quốc gia bằng tổng giá trị tài sản ròng các chủ thể trong nền kinh tế như doanh nghiệp, cá nhân, chính phủ, qua đó thể hiện tiềm lực tài chính cùng hiệu quả các chính sách kinh tế của quốc gia đó.
Chủ thể của tài sản ròng bao gồm:
Chính phủ: Giá trị tài sản ròng thể hiện qua sức mạnh và khả năng cân đối tài chính của Chính phủ.
Doanh nghiệp: Giá trị tài sản ròng sẽ được thể hiện trên Báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Cụ thể ở khoản mục “Vốn chủ sở hữu” có mã số 400 trên Bảng cân đối kế toán. Nếu giá trị dương, công ty đang có tình hình kinh doanh tốt và ngược lại, giá trị âm là tín hiệu cần thiết của việc đề xuất một chiến lược phục hồi.
Cá nhân: Là tổng tài sản sở hữu của cá nhân trừ đi những khoản nợ chưa được thanh toán.bao gồm nhà, xe cộ, đất đai, tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,...
Tài sản ròng là thuật ngữ được dùng trong nhiều lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, việc không am hiểu và chưa nắm rõ ý nghĩa bản chất của giá trị tài sản ròng trong lĩnh vực chứng khoán dẫn đến có nhiều nhà đầu tư đưa ra quyết định, chiến lược không chính xác.
Tài sản ròng trong chứng khoán thông qua việc thể hiện tình hình tài chính để giúp các nhà đầu tư hình dung được giá trị thực của công ty/mã cổ phiếu trên thị trường, từ đó điều chỉnh hoạt động đầu tư sao cho thích hợp.
Các loại tài sản ròng của doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, tài sản ròng được chia làm 2 loại:
Tài sản ngắn hạn:
Là tài sản lưu động, thay đổi liên tục nhằm hỗ trợ việc sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. Tài sản này thường có chu kỳ dưới một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh và được tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính.
Thường dễ dàng thích nghi với sự biến động trong kinh doanh do không tốn quá nhiều chi phí lại dễ thu hồi.
Bao gồm: Tiền mặt và các khoản tương đương (tiền gửi ngân hàng), đầu tư (cổ phiếu ngắn hạn), khoản phải thu (phải thu nội bộ, khách hàng), tồn kho,...
Là tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên với chu kỳ trên một năm, dùng cho hoạt động kinh doanh dài hạn
Khó chuyển đổi thành tiền, thiếu tính linh động và có nguy cơ rủi ro về biến động giá trị.
Bao gồm: khoản phải thu dài hạn (phải thu của khách hàng, nội bộ, vốn kinh doanh tại đơn vị trực thuộc), tài sản cố định (máy móc, thương hiệu, bản quyền), bất động sản đầu tư, chứng khoán,...
Giá trị tài sản ròng là gì? Vai trò của giá trị tài sản ròng
Giá trị tài sản ròng là kết quả tổng giá trị tài sản của chủ thể đang nắm giữ trừ đi những khoản nợ phải thanh toán. Nói một cách đơn giản, giá trị tài sản ròng (Net Worth) là toàn bộ kết quả còn lại của chủ thế khi đã trừ những khoản nợ.
Trong thị trường tài chính, tài sản ròng là thuật ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chủ thể tài sản hay các tổ chức, cá nhân,...
Đối với bản báo cáo tài chính: Giá trị tài sản ròng và các chỉ số tài chính giúp doanh nghiệp đưa kế hoạch phù hợp cho các khoản nợ phải thanh toán.
Các đối tượng khác (như ngân hàng, nhà đầu tư, đối tác,...) sẽ dựa trên giá trị tài sản ròng để đưa ra những đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh, tiềm lực vốn có của doanh nghiệp hay mã chứng khoán.
Giá trị tài sản ròng được xem như một thước đo tiềm lực tài chính của một đất nước, doanh nghiệp hay chủ thế nhất định. Từ việc xác định giá trị tài sản ròng, chủ thể sẽ đưa ra những quyết định và chiến lược hợp lý.
Cách tính giá trị tài sản ròng
Theo như định nghĩa và ý nghĩa đã phân tích ở trên, giá trị tài sản ròng được tính như sau:
Giá trị tài sản ròng = Tổng tài sản sở hữu - Tổng nợ phải trả
Trong đó:
Tổng tài sản: các khoản đầu tư, tài sản cá nhân, tài sản lưu động, các khoản cho vay, vàng, đất đai, xe cộ, cơ sở vật chất,
Tổng nợ phải trả: các khoản vay ngắn hạn và dài hạn như vay thế chấp, vay tiền trả góp, vay tín dụng, vay cá nhân,...
Giá trị tài sản sở hữu (cố định và lưu động) và các khoản nợ. Nếu giá trị tài sản nhiều, nợ giảm thì giá trị tài sản ròng càng cao.
Hiệu suất kinh doanh và lợi nhuận càng cao, dòng tiền thu được sẽ càng lớn, từ đó tác động tích cực đến giá trị tài sản ròng.
Giá cả bình ổn, nền kinh tế vững mạnh thường làm tăng giá trị tài sản ròng.
Cổ đông thường đánh giá hiệu quả doanh nghiệp dựa trên hoạt động quản lý tài chính và chính sách cổ tức. Do đó, nếu cổ tức cao thì giá trị tài sản ròng sẽ tăng.
Khả năng quản lý rủi ro của doanh nghiệp hướng đến việc kiểm soát những bất lợi xảy ra trong kinh doanh, qua đó tránh làm giảm giá trị tài sản ròng.
Như vậy, bài viết trên Zalopay đã thông tin đến bạn xoay quanh những thắc mắc liên quan đến tài sản ròng là gì? Những loại tài sản ròng trên thị trường và ý nghĩa mà nó mang lại. Hy vọng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp bạn có những chiến lược và kế hoạch đầu tư hiệu quả.