Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Chỉ số EBIT là gì? Ý nghĩa và công thức tính EBIT trong báo cáo tài chính

Trong chứng khoán, chỉ số EBIT được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm. Bởi vì, chỉ số này có thể phản ảnh được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. Từ đó, nhà đầu tư có thể dễ dàng đưa ra chiến lược đầu tư hiệu quả nhất. Vậy để hiểu EBIT là gì và cách tính chỉ số này như thế nào, hãy cùng Zalopay tham khảo qua bài viết dưới đây.

Tham khảo thêm:

Chỉ số EBIT là gì?

Chỉ số EBIT là gì?
EBIT là khoản lợi nhuận của doanh nghiệp đã bao gồm thuế và lãi vay (Nguồn: Internet)

Chỉ số EBIT là viết tắt của từ “Earnings Before Interest and Taxes”. Đây là khái niệm chỉ phần lợi nhuận mà một doanh nghiệp sẽ nhận được khi chưa trừ đi các khoản thuế và lãi vay, trong đó:

  • Thuế (Taxes): là các khoản liên quan đến thuế của doanh nghiệp. Xác định các doanh nghiệp có ưu đãi về thuế hay không? 
  • Lãi vay (Interest): liên quan đến cấu trúc vốn. Trong các doanh nghiệp, nguồn vốn không chỉ đến từ 1 nguồn mà có thể đi vay từ nơi khác. Và điều này dẫn tới cấu trúc vốn sẽ bị thay đổi.

Việc bỏ qua 2 yếu tố này đã làm cho quá trình đánh giá về tiềm năng phát triển cũng như khả năng sinh lời của doanh nghiệp trở nên thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, nhà đầu tư có thể so sánh hiệu suất kinh doanh của các công ty khác nhau một cách dễ dàng dựa trên chỉ số ebit và đưa ra phương án rót vốn hiệu quả.

Tham khảo thêm: Chi phí cơ hội là gì? Áp dụng chi phí cơ hội trong đầu tư và cuộc sống

Cách tính chỉ số EBIT

Công thức tính chỉ số EBIT là:

EBIT = Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động

Tuy nhiên, trong các bản báo cáo tài chính của các doanh nghiệp, phần chi phí lãi vay lại thuộc mục chi phí tài chính, dẫn tới việc tính toán chi phí hoạt động gặp nhiều khó khăn. Do vậy mà hình thành nên một công thức thay thế hữu dụng hơn:

EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay

Hoặc doanh nghiệp có thể áp dụng công thức sau:

EBIT = Lợi nhuận sau thuế + Thuế doanh nghiệp + Chi phí lãi vay

Ví dụ minh hoạ: Một doanh nghiệp có doanh thu từ hoạt động kinh doanh là 200 tỷ, chi phí kinh doanh là 100 tỷ, chi phí lãi vay là 4 tỷ, khoản lợi nhuận trước thuế là 96 tỷ. Thuế doanh nghiệp là 18,2 tỷ.

Như vậy, lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế doanh nghiệp = 96 - 18,2 = 77,8 tỷ.

Áp dụng công thức trên, ta có:

  • EBIT =  Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động = 200 - 100 = 100 tỷ
  • EBIT =  Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay = 96 + 4 = 100 tỷ
  • EBIT = Lợi nhuận sau thuế + Thuế doanh nghiệp + Chi phí lãi vay = 77,8 + 18,2 + 4 = 100 tỷ

>>> Tham khảo thêm bài viết liên quan: Lợi nhuận ròng là gì? , Lợi nhuận gộp là gì?

Cách tính chỉ số EBIT
Cách tính chỉ số EBIT (Nguồn: Internet)

Chỉ số EBIT có ý nghĩa gì?

Chỉ số EBIT có ý nghĩa rất quan trọng đối với các nhà đầu tư. Cụ thể

  • Chỉ số EBIT được các nhà đầu tư sử dụng nhiều trong việc phân tích hiệu suất và tiềm năng phát triển dựa trên hoạt động cốt lõi của một doanh nghiệp. Đánh giá xem liệu trong tương lai, công ty sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn hay tình hình hoạt động kinh doanh sẽ càng ngày đi xuống. Từ đó, những nhà đầu tư có thể đưa ra được quyết định và chiến lược đúng đắn.
  • Phản ánh năng lực kiểm soát và điều tiết chi phí tài chính của doanh nghiệp. Liệu doanh nghiệp đang sử dụng các nguồn vốn và chi phí một cách phù hợp hay là đang sử dụng một cách thiếu khoa học.
  • Giúp nhà đầu tư so sánh được tiềm năng phát triển của 2 hoặc nhiều doanh nghiệp cùng lĩnh vực. Từ đó, họ có thể đưa ra được phương án đầu tư phù hợp.
  • Kết hợp với các chỉ số P/E, ROA, ROE, ROS,... nhằm đánh giá chính xác sức khỏe tài chính của doanh nghiệp.
Chỉ số EBIT có ý nghĩa gì?
Ý nghĩa chỉ số EBIT (Nguồn: Internet)

Chỉ số EBIT được áp dụng vào trường hợp nào?

Mô hình Dupont 5 nhân tố

Các nhà đầu tư sử dụng mô hình Dupont 5 nhân tố để phân tích và đánh giá hiệu quả cùng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cốt lõi của công ty.

5 yếu tố của mô hình Dupont bảo gồm:

  • Hệ số gánh nặng thuế (Tax Burden): = lợi nhuận sau thuế / lợi nhuận trước thuế

Hệ số này càng cao chứng tỏ rằng mức thuế mà doanh nghiệp đóng cho nhà nước càng nhỏ và ngược lại.

  • Hệ số gánh nặng lãi vay (IB): = lợi nhuận trước thuế / EBIT

Hệ số này được dùng để đánh giá khả năng kiểm soát khoản vay và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nếu hệ số càng cao (mức cao nhất bằng 1) chứng tỏ doanh nghiệp kiểm soát tốt các khoản vay và ngược lại nếu hệ số càng nhỏ thể hiện doanh nghiệp quản lý khoản vay chưa tốt, có thể dẫn đến rủi cho các cổ đông.

  • EBIT Margin = EBIT / doanh thu thuần 

Đây là chỉ số biểu thị mức độ biên lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được nhưng chưa trừ đi thuế và lãi vay. Do vậy, EBIT Margin cho biết cứ một đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp có thể tạo ra bao nhiêu lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Chỉ số số càng cao (trên 15% trong thời gian dài) thì lợi nhuận càng lớn, ngược lại nếu chỉ số càng nhỏ thì lợi nhuận biên càng thấp.

  • Hệ số vòng quay tổng tài sản: = Doanh thu / Tổng tài sản, 

cChỉ số này thể hiện một đồng tài sản có thể tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu hệ số vòng quay càng cao thì hiệu quả sử dụng tài sản tốt và ngược lại nếu hệ số càng thấp thì hiệu quả sử dụng nguồn vốn vẫn còn yếu kém.

Chỉ số này càng cao chứng tỏ rằng khả năng sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại.

Đánh giá khả năng thanh toán lãi vay bằng EBIT

Đánh giá khả năng thanh toán lãi vay bằng EBIT
EBIT giúp đánh giá khả năng thanh toán lãi của doanh nghiệp (Nguồn: Internet)

Ngoài việc đánh giá các hoạt động kinh doanh, EBIT còn có tác dụng trong việc đánh giá khả năng thanh toán lãi vay. Với công thức như sau:

Khả năng thanh toán lãi vay = EBIT / Chi phí lãi vay 

Đây là một chỉ số vừa quan trọng và vừa rất có ích đối với các nhà đầu tư. Bởi vì, với chỉ số này các nhà đầu tư có thể biết được tình hình hoạt động của công ty và đánh giá được khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 

Để đánh giá được khả năng thanh toán, nhà đầu tư cần dựa vào kết quả được tính bởi công thức trên. Nếu kết quả càng cao thì tính thanh toán càng mạnh, ngược lại nếu tính thanh toán lãi vay thấp sẽ dẫn tới việc vay nợ nhiều hơn và có thể đứng trước tình trạng vỡ nợ.

Tham khảo thêm:

Định giá cổ phiếu bằng chỉ số EBIT

Định giá cổ phiếu bằng chỉ số EBIT
EBIT giúp định giá và so sánh các cổ phiếu cùng lĩnh vực (Nguồn: Internet)

Tại Việt Nam, hình thức định giá bằng EV/EBIT không được phổ biến nhưng trên thế giới chúng lại rất được ưa chuộng. 

Để định giá cổ phiếu bằng hình thức này, chúng ta cần sử dụng công thức sau:

EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay

EV = (PxQ) + Vn + Vd + L + G - T

Quy ước:

  • EV: giá trị doanh nghiệp
  • P : Giá cổ phiếu
  • Q :Số lượng cổ phiếu đang lưu hành
  • Vn: vay ngắn hạn 
  • Vd: vay dài hạn 
  • L: Lợi ích cổ đông thiểu số 
  • G: Giá trị thị trường của cổ phiếu ưu đãi 
  • T: Tiền và các khoản tương đương tiền.

Thông thường, EV/EBIT < 10 được xem là một chỉ số tốt nên nhà đầu tư có thể dựa vào đó để so sánh các cổ phiếu cùng lĩnh vực. Tuy nhiên trong trường hợp khác, nếu chỉ số EV/EBIT > 10 thì cũng chưa chắc đã xấu, vậy nên các nhà đầu tư cần phải dựa trên những yếu tố khác liên quan đến EV và EBIT để có cái nhìn khách quan hơn.

Xem thêm: Hướng dẫn cách mua cổ phiếu và đầu tư cho người mới bắt đầu

EBIT có liên kết với EPS không?

EPS (Earnings per share) hay còn gọi là lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu đang được lưu hành trên thị trường (lưu ý: đây là lợi nhuận sau thuế, nghĩa là phần lợi nhuận này đã trừ đi các khoản thuế liên quan)

EPS = [(EBIT – I)(I – t) – PD]/NS

Trong đó:

  • t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
  • I: Lãi trả hàng năm
  • NS: Số cổ phiếu thường
  • PD: Cổ tức ưu đãi cổ phần

Từ công thức trên, ta thấy được giữa EBIT và EPS có mối quan hệ thuận với nhau. Cụ thể:

  • Khi chỉ số EBIT tăng thì dẫn tới chỉ số EPS cũng tăng theo
  • Khi chỉ số EBIT giảm thì chỉ số EPS cũng giảm theo

Điều này rất có ích đối với các nhà đầu tư trong việc sử dụng làm đòn bẩy tài chính. Nếu lợi nhuận tạo ra từ các tài sản cổ phiếu và, cổ phiếu ưu đãi lớn hơn lãi vay thì đồng nghĩa với việc nhà đầu tư đang sử dụng đòn bẩy tài chính có hiệu quả. Điều này được đánh giá cao bởi các nhà đầu tư và gia tăng cơ hội huy động vốn. Ngược lại, nếu lợi nhuận từ các loại tài sản đó nhỏ hơn lãi vay thì đồng nghĩa với việc đòn bẩy tài chính chưa được sử dụng tốt. 

Xem thêm: Chỉ số ROE là gì?

Các chỉ số liên quan đến EBIT

EBIT khi kết hợp với các chỉ số khác có thể đem lại cái nhìn tổng quan về hiệu suất và tình hình tài chính doanh nghiệp.

EBT (Earnings Before Tax)

EBT = EBIT - Chi phí lãi vay

Đây là khoản lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp và không tính chi phí lãi vay. Nhà đầu tư quan sát chỉ số tài chính EBT có thể đánh giá toàn diện hoạt động sản xuất và khả năng sinh lời trên các lĩnh vực, từ đó đưa ra phương án đầu tư phù hợp.

EBITDA

EBITDA = EBIT + Khấu hao + Hao mòn

Hoặc: EBITDA = Lợi nhuận sau thuế + Thuế TNDN + Chi phí lãi vay + Khấu hao

Trong đó:

  • Khấu hao: Sự mất giá của máy móc, thiết bị khi sử dụng.
  • Phí hao mòn: Sự giảm dần về giá trị của tài sản vô hình: bằng sáng chế, quyền thương hiệu.

EBITDA (Earnings Before Interest, Taxes, Depreciation and Amortization) là chỉ số biểu thị lợi nhuận trước lãi vay, thuế, khấu hao và hao mòn. Đây là yếu tố phản ánh chính xác nhất năng lực sinh lời và chủ yếu được sử dụng để so sánh lợi nhuận giữa các ngành, các công ty với nhau hay dự đoán tiềm năng tăng trưởng trong tương lai có bền vững hay không.

Trên đây là những chia sẻ của Zalopay về khái niệm EBIT là gì, cách tính như thế nào và những thông tin liên quan. Hy vọng rằng, những kiến thức đó có thể hỗ trợ bạn trong việc lựa chọn những cổ phiếu tiềm năng để đầu tư.

Tags:
#thuat_ngu_kinh_te#kinh_te_thi_truong#thị_trường_chứng_khoán#học_đầu_tư_chứng_khoán#đầu_tư_tài_chính#thong_tin_tai_chinh

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay