Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Mẹo quản lý chi tiêu gia đình 1 con nhỏ hợp lý, hiệu quả

Chi tiêu gia đình 1 con nhỏ là một trong những vấn đề khó khăn đối với các cặp vợ chồng trẻ trong cuộc sống hiện đại. Sự có mặt của thành viên mới cộng thêm việc chưa có kinh nghiệm quản lý chi tiêu sẽ khiến nhiều gia đình rơi vào cảnh “thiếu trước hụt sau”. Để giảm áp lực tài chính, bạn cần có kế hoạch chi tiêu hợp lý. Sau đây, Zalopay sẽ bật mí một số mẹo quản lý chi tiêu hiệu quả nhất cho gia đình 1 con nhỏ.

Chi phí cố định và các mẹo chi tiêu gia đình 1 con nhỏ

Sự ra đời của một thiên thần nhỏ là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn của những người làm bố, làm mẹ. Để đảm bảo cho con một cuộc sống đầy đủ, được phát triển toàn diện, các bố mẹ cũng cần chi rất nhiều khoản tiền khác nhau. Vậy nên, học cách chi tiêu gia đình 1 con nhỏ là điều rất cần thiết. Tham khảo các khoản chi và mẹo chi tiêu hiệu quả sau:

Chi phí ăn uống

Với gia đình có 1 con nhỏ, chi phí ăn uống chiếm một phần không nhỏ, khoảng từ 20 - 30% thu nhập. Khi có con, gia đình sẽ có thêm người, đồng thời việc lựa chọn thức ăn cho con nhỏ cũng cần đảm bảo đầy đủ dưỡng chất và chất lượng hơn. Theo đó, chi phí ăn uống cũng sẽ tăng nhiều hơn so với thời điểm chưa có con. Để tiết kiệm khoản chi phí này, bạn có thể áp dụng một số mẹo sau:

  • Ưu tiên nấu ăn tại nhà thay vì ăn ngoài hàng quán.
  • Dành một khoảng không gian để trồng thêm rau sạch.
  • Đặt mua thực phẩm ở quê để đảm bảo ngon, rẻ, chất lượng.

>> Xem thêm: Bỏ túi 18 cách tiết kiệm tiền hiệu quả, quản lý tốt chi tiêu cá nhân và gia đình 

Tự nấu ăn tại nhà để tiết kiệm chi phí ăn uống cho gia đình (Nguồn: Internet)

Chi phí sinh hoạt

Bên cạnh chi phí ăn uống, chi phí sinh hoạt cũng chiếm một tỷ lệ tương đương trong tổng thu nhập. Khi gia đình có thêm thành viên, đồng nghĩa với việc chi phí sinh hoạt tăng lên đáng kể. Thông thường, chi phí sinh hoạt trong một gia đình 1 con nhỏ bao gồm tiền điện, nước, điện thoại, internet, xăng xe,... Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm chi tiêu gia đình 1 con nhỏ bằng những cách sau:

  • Sử dụng điện, nước tiết kiệm, tắt điện và nước khi không sử dụng.
  • Tận dụng các thiết bị chiếu sáng bằng năng lượng mặt trời.
  • Sử dụng các ứng dụng liên lạc miễn phí, hạn chế các cuộc gọi viễn thông.
  • Cần có kế hoạch mua sắm cụ thể, chỉ nên mua những thứ cần thiết.
  • Tận dụng các chương trình giảm giá, voucher ưu đãi khi mua sắm, sử dụng dịch vụ.
  • Tải Zalopay và sử dụng tài khoản Zalopay để thanh toán các hóa đơn, nhận ngay nhiều ưu đãi để tiết kiệm thêm một khoản chi phí.

>> Xem thêm: Tiết kiệm là gì? Các mức độ tiết kiệm hướng đến tự do tài chính 

Cần có sự phân bổ chi phí sinh hoạt hợp lý (Nguồn: Internet)

Tiền nuôi con

Chi tiêu gia đình 1 con nhỏ không thể không tính đến chi phí nuôi con. Ở mỗi giai đoạn phát triển của con, bố mẹ cần bỏ ra những khoản chi phí khác nhau và khoản chi phí này có sự thay đổi liên tục. Một số khoản chi nuôi con có thể kể đến như: đồ ăn, sữa, bỉm, quần áo, đồ chơi, thuốc men, thực phẩm chức năng, dịch vụ y tế,...

Để quản lý chi tiêu hợp lý, bạn có thể áp dụng một vài mẹo sau:

  • Chỉ nên mua sắm những món đồ thực sự cần thiết với con.
  • Không mua quần áo mới quá nhiều, ưu tiên quần áo rộng rãi, chất liệu co giãn để bé mặc thoải mái và lâu dài hơn.
  • Sữa, bỉm chỉ mua vừa đủ, lựa chọn sản phẩm phù hợp với điều kiện kinh tế.
  • Thanh lý những đồ đã qua sử dụng nhưng vẫn còn mới, chất lượng như xe đẩy, xe tập đi, đồ chơi, quần áo,...
  • Ưu tiên tiêm chủng mở rộng, tiêm dịch vụ với những mũi tiêm cần thiết, có thể sử dụng các ưu đãi để giảm thiểu chi phí.
  • Tận dụng các chương trình ưu đãi khi mua sắm.

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách chi tiêu tiết kiệm cho người thu nhập thấp 

Chi phí nuôi con nên cân nhắc những khoản cần thiết, số lượng vừa đủ (Nguồn: Internet)

Chi phí phát sinh

Ngoài những khoản chi phí ăn uống, sinh hoạt, nuôi con, chi tiêu gia đình 1 con nhỏ cũng sẽ có những khoản chi phí phát sinh, chẳng hạn như:

  • Nghỉ ngơi, giải trí.
  • Quan hệ xã hội.
  • Ma chay, hiếu hỉ.
  • Sửa chữa đồ đạc, sửa xe.
  • Từ thiện.

Các khoản chi phí này không cố định mà thay đổi tùy theo tình hình thực tế. Để tiết kiệm những khoản chi này, bạn có thể thực hiện các cách sau:

  • Đặt hạn mức chi tiêu phù hợp.
  • Nếu tháng này không có khoản phát sinh có thể tiết kiệm cho tháng sau.
  • Ưu tiên những khoản chi cần thiết để tránh thâm hụt.

>> Xem thêm: Cách tiết kiệm tiền hiệu quả, dễ thực hiện để quản lý chi tiêu cho người trẻ 

Các khoản chi phát sinh cần được dự trù ngân sách phù hợp (Nguồn: Internet)

Một số phương pháp, nguyên tắc tài chính có thể áp dụng

Để quản lý chi tiêu gia đình 1 con nhỏ hiệu quả, trước tiên bạn cần thiết lập các khoản chi cần thiết rồi phân bổ ngân sách phù hợp. Sau đây là một số phương pháp, nguyên tắc tài chính mà bạn nên áp dụng:

Phương pháp Kakeibo

Kakeibo là một cách tiết kiệm tiền của người Nhật từ những thói quen hàng ngày. Theo đó, bạn cần dùng sổ tay và bút để ghi chép cụ thể các hoạt động chi tiêu, tiết kiệm của gia đình. Cách này sẽ giúp bạn có thêm thời gian để nhìn nhận lại các khoản chi, suy nghĩ và điều chỉnh thói quen chi tiêu cho phù hợp.

Với phương pháp này, trước tiên bạn cần xác định thu nhập của gia đình trong 1 tháng và trích ra một khoản để tiết kiệm, khoản còn lại chia đều cho các khoản cần chi trong tháng đó. Bạn có thể suy ngẫm lại các khoản chi tháng trước để rút kinh nghiệm, cân đối các khoản chi tháng sau hợp lý hơn.

>> Xem thêm: 14 mẹo chi tiêu tiết kiệm cho cá nhân, gia đình dễ thực hiện 

Phương pháp Kakeibo giúp quản lý chi tiêu hiệu quả (Nguồn: Internet)

Nguyên tắc 6 cái lọ

Nguyên tắc 6 cái lọ là phân chia thu nhập vào 6 cái lọ với những mục đích sử dụng khác nhau. Cụ thể:

  • Lọ 1: Các khoản chi cần thiết (55% thu nhập).
  • Lọ 2: Tiết kiệm dài hạn (10% thu nhập).
  • Lọ 3: Quỹ giáo dục (10% thu nhập).
  • Lọ 4: Hưởng thụ (10% thu nhập).
  • Lọ 5: Quỹ tự do tài chính (10% thu nhập).
  • Lọ 6: Quỹ từ thiện (5% thu nhập).

Mỗi gia đình có thể cân đối các quỹ để phù hợp với nhu cầu và điều kiện tài chính nhưng không được vượt quá hạn mức đề ra. Các khoản chi không hết hoặc có thêm khoản thu nhập phát sinh, bạn có thể bổ sung vào quỹ tiết kiệm cho gia đình.

>> Xem thêm: Quy tắc 6 chiếc lọ - Bí quyết quản lý tài chính thông minh 

Quản lý chi tiêu theo nguyên tắc 6 cái lọ (Nguồn: Internet)

Quy tắc 50-30-20

Quy tắc 50-30-20 trong chi tiêu gia đình 1 con nhỏ có nghĩa là phân chia thu nhập hàng tháng thành ba phần với tỷ lệ lần lượt là 50%, 30% và 20%:

  • Chi tiêu thiết yếu (50%): Bao gồm các khoản chi như tiền nhà, tiền ăn, điện nước, học phí, y tế, bảo hiểm,...
  • Chi tiêu cá nhân (30%): Bao gồm các chi phí như mua sắm, ăn uống, du lịch,... để tận hưởng cuộc sống.
  • Tiết kiệm và đầu tư hoặc trả nợ (20%): Chia đều khoản tiền cho 3 mục đích này hoặc ưu tiên 1 mục đích nào đó để phù hợp với nhu cầu của gia đình.

Quy tắc 50-30-20 không quy định cứng nhắc mà chỉ mang tính chất tham khảo để phân bổ chi tiêu hợp lý. Gia đình 1 con nhỏ có thể điều chỉnh tỷ lệ mỗi hạng mục chi tiêu để phù hợp hơn với hoàn cảnh cụ thể.

>> Xem thêm: Bỏ túi 7 phương pháp quản lý chi tiêu cá nhân hợp lý và hiệu quả

Tiết kiệm tiền với nguyên tắc 50-30-20 (Nguồn: Internet)

Phương pháp Konmari

Phương pháp Konmari cũng là một cách tiết kiệm tiền của người Nhật. Theo phương pháp này, mỗi gia đình có thể tiết kiệm tiền bằng lối sống giản đơn. Bạn có thể loại bỏ những đồ vật không sử dụng đến, chỉ giữ lại những thứ cần thiết và sắp xếp gọn gàng. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát chi tiêu, tránh mua sắm những thứ không cần đến.

Từ nguyên tắc trên, gia đình 1 con nhỏ nên bắt đầu tiết kiệm tiền bằng cách sắp xếp đồ đạc theo các danh mục như giày dép, quần áo, sách vở,... thanh lý, cho/tặng hoặc vứt bỏ những thứ không sử dụng nhiều. Đồng thời, mọi thứ nên được sắp xếp gọn gàng ở những nơi dễ tìm.

>> Xem thêm: Vì sao phải tiết kiệm điện năng? 8 biện pháp tiết kiệm điện hiệu quả

Quản lý chi tiêu theo phương pháp Konmari của người Nhật (Nguồn: Internet)

Sinh lời từ số tiền nhàn rỗi với “Số dư sinh lời” trên Zalopay

Ngoài việc áp dụng các phương pháp và nguyên tắc tài chính, hãy thử ngay tính năng Số dư sinh lời ngay trên ứng dụng Zalopay (tên gọi cũ Tài Khoản Tích Lũy). Đây là một hình thức sinh lời trực tuyến với một số ưu điểm nổi bật như:

  • Tham gia dễ dàng chỉ từ 10.000 VNĐ: Bạn có thể bắt đầu sinh lời từ số tiền đợi tiêu mỗi ngày chỉ với 10.000đ cho lần đầu tiên và không giới hạn cho những lần tiếp theo.
  • Kiếm tiền” thụ động: Khi tham gia Số dư sinh lời, bạn sẽ được hưởng mức sinh lời lên đến 4.7%/năm.
  • Linh hoạt sử dụng khi cần: Bất kể khi nào bạn cần thanh toán đều có thể sử dụng khoản tiền từ Số dư sinh lời để chi trả cho các dịch vụ, thanh toán hóa đơn 24/7  mà không bị mất tiền lời đã nhận.
  • Thao tác đơn giản: Mở ứng dụng Zalopay, chọn biểu tượng “Số dư sinh lời” để đăng ký tài khoản với những thao tác vô cùng đơn giản, nhanh chóng.

Hãy tải Zalopay về điện thoại để xem thông tin chi tiết về đăng ký tài khoản Số dư sinh lời

Số dư sinh lời tăng lợi suất với 4.7%/năm trên Zalopay

Biết cách quản lý chi tiêu, làm chủ đồng tiền sẽ giúp mang lại cho bạn sự tự do tài chính. Trên đây là những chia sẻ về cách chi tiêu gia đình 1 con nhỏ mà bạn có thể tham khảo và áp dụng. Đừng quên sử dụng Zalopay để chi tiêu thông minh, tiết kiệm hiệu quả, an toàn ngay từ hôm nay nhé!

Tags:
#thong_tin_tai_chinh#đầu_tư_tài_chính#tin_mới_nhất

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay