Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư

Cách ghi sổ chi tiêu trong gia đình hiệu quả trong 1 tháng

Quản lý chi tiêu trong gia đình sao cho khoa học là điều mà không phải ai cũng làm được. Hằng ngày có rất nhiều thứ chúng ta cần phải chi tiêu cho gia đình, đòi hỏi bạn phải có kế hoạch chi tiết để tránh tình trạng thâm hụt ngân sách. Vậy bạn đã biết cách quản lý chi tiêu gia đình như thế nào để đạt hiệu quả cao chưa? ZaloPay sẽ hướng dẫn bạn cách ghi sổ chi tiêu trong gia đình và một số lưu ý khi quản lý chi tiêu qua bài viết sau đây.

Thế nào được gọi là chi tiêu trong gia đình?

Chi tiêu trong gia đình được hiểu là tất cả các khoản chi phí nhằm đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần cho các thành viên trong gia đình bao gồm chi phí về ăn mặc, đi lại, mua sắm, học tập, giải trí,...

Chi tiêu trong gia đình
Nguồn: businessempresarial.com.pe

Các khoản thuộc chi tiêu trong gia đình

Tùy vào mỗi gia đình sẽ có những khoản chi tiêu khác nhau và mức chi phí danh mục cũng không giống nhau. Nhìn chung, các khoản chi tiêu trong gia đình thường chia thành các nhóm sau:

  • Chi cho nhu cầu sinh hoạt: Thường chiếm tỷ trọng lớn trong bảng chi tiêu gia đình, đây là khoản chi cho các nhu cầu thường xuyên và cần thiết hằng ngày của các thành viên. Cụ thể, chi phí nhóm này thường là tiền ăn hằng ngày/ hàng tháng, tiền mua đồ dùng cá nhân,...
  • Chi cho dịch vụ: Đó là các khoản chi liên quan đến các loại hóa đơn như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền internet,... Các chi tiêu này thường chiếm khoảng 20%  trong bảng biểu chi tiêu của gia đình.
  • Chi cho các hoạt động phát triển bản thân, vui chơi giải trí: Đó là các khoản chi học phí cho con cái, mua khóa học tiếng Anh, tiền mua dụng cụ học tập cho con, tiền xem phim, đi du lịch, đi công viên,...
  • Chi cho các hoạt động xã giao: Những sự kiện như tiệc cưới, sinh nhật, lễ tết,... thường tốn kha khá chi phí, các khoản chi này thường được gộp vào nhóm chi tiêu xã giao. Nhiều người khi tính toán thu chi trong gia đình thường bỏ qua các khoản này, tuy nhiên đây là một thiếu sót nghiêm trọng, bởi các khoản này thường tiêu tốn một khá nhiều tiền.

Xem thêm: Tuyệt chiêu quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Chi phí cho các hoạt động xã giao

Hướng dẫn cách ghi sổ chi tiêu trong gia đình khoa học, dễ nắm bắt

Hàng ngày, hàng tháng sẽ có rất nhiều nhu cầu của gia đình cần được giải quyết, nếu bạn không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng thì rất khó quản lý nguồn tiền của mình. Do đó, việc lập sổ chi tiêu trong gia đình là điều vô cùng cần thiết giúp bạn quản lý ngân sách của gia đình tốt hơn.

Trên thực tế, tùy vào tình hình thực tế của mỗi gia đình mà sẽ có những cách ghi sổ chi tiêu khác nhau. Nhìn chung, khi ghi sổ chi tiêu trong gia đình, chúng ta cần:

Lên kế hoạch và ngân sách

Trước tiên bạn cần xác định được ngân sách mà gia đình dành cho việc chi tiêu hàng tháng, đồng thời lập kế hoạch chi tiết các khoản cần chi dựa trên số ngân sách này. Từ đó, bạn có thể hình dung được những gì cần chi tiêu và định hình được những khoản chi trong tháng sắp tới. Lên kế hoạch ngân sách càng chi tiết, bạn sẽ càng dễ dàng hơn trong việc quản lý chi tiêu.

Cách ghi sổ chi tiêu trong gia đình

 

Chuẩn bị và ghi sổ

Bạn hãy chuẩn bị một quyển sổ ghi chép để liệt kê thật chi tiết các khoản cần chi tiêu trong gia đình. Nên nhớ đừng bỏ qua bất kỳ khoản chi nào, dù là nhỏ nhất. Và bạn nên ghi chép chúng thành các cột như tên khoản chi, số tiền cần chi, thời gian chi và ghi chú cần thiết,..

Lưu ý:

  • Nên chia thành sổ chi tiêu lớn và sổ chi tiêu nhỏ để quá trình tổng kết đơn giản hơn, tránh nhầm lẫn hoặc gặp rắc rối bởi những con số không đồng bộ.
  • Tránh viết ra giấy rời vì như vậy rất dễ bị nhầm lẫn và khó so sánh đối chiếu giữa các tháng với nhau.

Lưu ý khi quản lý chi tiêu trong gia đình

Khi quản lý chi tiêu trong gia đình, bạn cần lưu ý:

  • Đặt mục tiêu tài chính: Bạn nên đưa ra một mục tiêu tài chính cụ thể, tốt nhất là xác định rõ ràng ngân sách cho từng tuần, từng tháng. Từ đó tạo nên “vòng tròn an toàn” cho các chi tiêu của gia đình.
  • Giới hạn chi tiêu: Việc thiết lập giới hạn chi tiêu và phân chia trách nhiệm cho từng cá nhân là điều rất cần thiết. Điều này nhằm giúp các thành viên trong gia đình có ý thức tiết kiệm hơn, đặc biệt hữu ích đối với những gia đình có thu nhập thấp.
  • Kiểm tra, theo dõi mỗi ngày: Dù là dùng sổ ghi chép, bạn cũng nên kiểm tra lại các khoản chi cuối ngày để biết được khoản nào đang sử dụng quá mức, từ đó có những điều chỉnh phù hợp.
  • Sử dụng các quy tắc tài chính: Để quản lý chi tiêu hiệu quả, bạn có thể tham khảo và áp dụng các quy tắc tài chính như: quy tắc 6 chiếc lọ, quy tắc 50/20/30,…
ghi sổ chi tiêu gia đình tiết kiệm hơn bằng tài khoản tích lũy trên zalopay

Hướng dẫn lập mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng

Trước khi lập bảng chi tiêu gia đình, bạn cần lập ra những hàng mục sau:

  1. Xác định những nội dung cần có trong bảng: nhu cầu thiết yếu, nhu cầu chi tiêu cá nhân và đầu tư tích lũy/tiết kiệm.
  2. Liệt kê đầy đủ các khoản thu và chi trong một tháng dự kiến
  3. Thời gian gắn với từng mục tiêu thu - chi

Có nhiều cách lập bảng chi tiêu gia đình, có thể thực hiện bằng online hoặc giấy. Dưới đây là một vài mẫu mà bạn có thể tham khảo:

Mẫu 1:

Mẫu bảng chi tiêu gia đình chuẩn có thể tham khảo
Nguồn:  timo.vn

Mẫu 2:

Mẫu tham khảo lập bảng chi tiêu cá nhân trong gia đình hiệu quả 2022
Nguồn:  timo.vn

Mẫu 3:

File hướng dẫn tạo mẫu tính toán chi tiêu trong gia đình hằng ngày mới nhất
Nguồn:  timo.vn

Mẫu 4: 

Mẫu sổ ghi chép chi tiêu trong gia đình dễ hiểu
Nguồn:  timo.vn

Mẫu 5: 

Mẫu ghi chép thu - chi trong gia đình hiệu quả
Nguồn:  timo.vn

Tiết kiệm tiền dễ dàng hơn với Tài khoản tích lũy trên ZaloPay

Bên cạnh ghi chép sổ chi tiêu trong gia đình một cách khoa học, bạn có thể tiết kiệm dễ dàng hơn với “Tài khoản tích lũy” của ZaloPay. Đây là một sản phẩm mới của ví điện tử ZaloPay, mang lại nhiều tiện ích cho người dùng:

  • Tài khoản được đảm bảo an toàn và uy tín nhờ được quản lý bởi Công ty quản lý quỹ ACB và lưu ký tại ngân hàng BIDV.
  • Chỉ với số tiền tối thiểu 10.000 bạn có thể tạo tài khoản tích lũy trên ZaloPay và đem về mức sinh lời lên đến 5%/năm.
  • Số tiền lời sẽ được cộng dồn vào tài khoản tích lũy mỗi ngày.
  • Đặc biệt, với tài khoản tích lũy của ZaloPay, bạn có thể dễ dàng chi tiêu, nạp và rút tiện lợi mà không tốn phí.

Bạn có thể tham khảo cách tạo Tài Khoản Tích Lũy tại đây.

Trên đây là hướng dẫn cách ghi sổ chi tiêu tiết kiệm và một số lưu ý khi thiết lập sổ chi tiêu cho gia đình. Bên cạnh việc ghi sổ chi tiêu cẩn thận và khoa học, bạn có thể tham khảo cách tạo Tài khoản tích lũy trên ZaloPay để quản lý chi tiêu dễ dàng hơn. Mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ cách ghi sổ chi tiêu và quản lý ngân sách của gia đình một cách hiệu quả nhất.

Tags:
#tài_khoản_tích_lũy#tiết_kiệm_tiền#quản_lý_chi_tiêu

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay