Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

11 Cách chi tiêu Tết tiết kiệm và bảng chi tiêu mẫu hợp lý

Cứ mỗi dịp Tết đến, nhà nhà lại tất bật với hàng trăm thứ cần phải sắm sửa và tính toán các khoản chi cho hoạt động vui chơi, lì xì, quà biếu,...vào dịp đầu năm. Nếu không có kế hoạch mua sắm và chi tiêu khoa học, bạn có thể sẽ rơi vào tình trạng “cháy túi” sau Tết. Vậy phải làm thế nào để vui Tết như ý mà không lo “cháy túi”? Cùng Zalopay trang bị những kinh nghiệm mua sắm, chi tiêu Tết tiết kiệm và hợp lý trong bài viết sau đây.

Hứng Lộc Ví Vàng - Tết Triệu Tỷ Phú

Tham gia chương trình Tết Triệu Tỷ Phú, người chơi còn có cơ hội Nhân Đôi Lộc Vàng để nhận gấp đôi giải thưởng vào các ngày 14/01 - 21/01 - 22/01 - 23/01 và 24/01 (tức 23 và 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần, Mồng 1-2-3 Tết năm Quý Mão).

Tham Gia Ngay
box-cta-thumbnail

11 Cách giúp bạn chi tiêu Tết cho gia đình tiết kiệm hiệu quả

1. Lập kế hoạch mua sắm chi tiêu Tết hợp lý

Lập kế hoạch chi tiêu Tết giúp bạn quản lý ngân sách hiệu quả và tránh lãng phí. Hãy liệt kê các món đồ cần mua vào sổ tay hoặc ứng dụng ghi chú, tập trung vào những thứ thiết yếu như thực phẩm, quà Tết và đồ trang trí, đồng thời cắt giảm các mặt hàng không cần thiết.

Để tránh mua sắm quá tay, hãy chia danh sách thành ba nhóm: cần mua, có thể mua và không cần thiết. Kiên trì tuân thủ danh sách và hạn chế bị ảnh hưởng bởi các chương trình khuyến mãi sẽ giúp bạn chi tiêu hợp lý, tiết kiệm và đảm bảo Tết đủ đầy mà không lo áp lực tài chính.

>> Xem thêm: Những câu đối chúc Tết hay xuân Ất Tỵ 2025

Lập kế hoạch mua sắm đồ và chi tiêu Tết hợp lý (Nguồn: Internet)

Lập kế hoạch mua sắm Tết để chi tiêu khoa học

2. Không nên mang quá nhiều tiền khi đi mua sắm

Khi mua sắm Tết, bạn chỉ nên mang theo số tiền vừa đủ hoặc nhiều hơn một chút so với dự định để tránh chi tiêu quá đà. Nếu chỉ mua ít sản phẩm, hạn chế dùng giỏ hoặc xe đẩy, vì tự cầm hàng trên tay sẽ giúp bạn cân nhắc kỹ hơn trước khi mua. Ngoài ra, chia việc mua sắm thành nhiều đợt nhỏ sẽ giúp bạn kiểm soát ngân sách tốt hơn và tránh chi một khoản lớn cùng lúc.

>> Xem thêm: Gợi ý những lời chúc Tết bạn thân ý nghĩa dịp xuân 2025 Ất Tỵ

3. Săn sale và tận dụng mua đồ chương trình khuyến mãi

Cuối năm là thời điểm lý tưởng để mua sắm với nhiều chương trình giảm giá hấp dẫn. Hãy lên danh sách những món đồ cần mua và ưu tiên chọn các thương hiệu uy tín để đảm bảo chất lượng. Tham gia các chương trình “giờ vàng” hoặc flash sale để săn giá tốt, đồng thời so sánh giá tại nhiều nơi để tránh “bẫy” khuyến mãi. Đừng quên kiểm tra hạn sử dụng khi mua thực phẩm để đảm bảo an toàn cho gia đình.

>> Xem thêm: 20+ trò chơi dân gian đặc sắc ngày Tết cổ truyền Việt Nam

4. Ghi chép lại các khoản chi tiêu trước và trong Tết

Ghi chép chi tiêu là bước quan trọng để bạn quản lý tài chính gia đình hiệu quả trong dịp Tết. Việc này giúp bạn nắm rõ các khoản đã chi, phát hiện những hạng mục không cần thiết để cắt giảm kịp thời, tránh lãng phí ngân sách.

Trước khi mua sắm, hãy xác định tổng ngân sách Tết và trừ đi các chi phí cố định sau Tết như đóng tiền điện, nước, tiền học phí,... Số tiền còn lại sẽ được phân bổ cho các khoản chi tiêu trước và trong Tết. Cách làm này không chỉ giúp bạn kiểm soát tốt chi tiêu mà còn đảm bảo có một khoản dự phòng, tránh tình trạng thiếu hụt tài chính sau Tết.

Lên ngân sách mua sắm, chi tiêu trước và trong Tết
Ghi chép lại các khoản chi tiêu trước và trong Tết (Nguồn: Internet)

5. Áp dụng quy tắc "72 giờ"

Với quy tắc "72 giờ" sẽ giúp bạn kiểm soát ham muốn mua sắm trong dịp Tết. Thay vì vội vàng chi tiền, hãy dành 72 giờ suy xét xem món đồ đó có thực sự cần thiết không. Trong thời gian này, bạn có thể so sánh giá, kiểm tra khuyến mãi ảo hoặc đọc đánh giá sản phẩm. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, nếu vẫn thấy cần mua thì quyết định chi tiền lúc này sẽ hợp lý và chắc chắn hơn.

6. Tận dụng đồ trang trí Tết cũ

Trong dịp đầu năm, người Việt thường có xu hướng sắm mới hoàn toàn các vật dụng trang trí trong nhà. Tuy nhiên, nếu phải thay mới tất cả thì có thể sẽ rất tốn kém, trong khi có những món đồ bạn có thể tận dụng lại cho dịp Tết năm nay như những chiếc lọ hoa, bình hoa giả, những tấm liễng, câu đối,...Việc này có thể sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền kha khá để sử dụng cho các mục đích chi tiêu khác.

Tận dụng lại các đồ trang trí Tết cũ năm trước (Nguồn: Internet)
 

Sẽ có rất nhiều thứ cần mua để chuẩn bị cho ngày Tết được trọn vẹn và đủ đầy nhất. Tuy nhiên nếu chi tiêu không kiểm soát thì bạn rất dễ bị “thâm hụt” ngân sách. Do vậy, trước khi mua sắm Tết, bạn cần xác định được nguồn ngân sách dành cho mua sắm và chi tiêu Tết là bao nhiêu. Với số tiền hiện có, bạn có thể làm phép tính trừ ra các khoản cần chi tiêu sau Tết như đóng tiền điện, tiền nước, tiền học phí cho con,..số tiền còn lại sẽ là ngân sách cho bạn chi tiêu những ngày trước và trong Tết. Từ đó, giúp bạn cân chỉnh mua sắm và chi tiêu Tết tiết kiệm hơn.

7. Lì xì Tết thế nào cho đúng?

Lì xì dịp năm mới vốn là một phong tục tốt đẹp của người Việt, với mong muốn mang lại ý nghĩa và may mắn cho người nhận. Đừng đặt nặng vấn đề là phải lì xì bao nhiêu tiền vì ý nghĩa của một món quà không đo bằng tiền mà cốt là ở tấm lòng của người tặng. 

Do đó, bạn nên tính sẵn ngân quỹ cho việc lì xì là bao nhiêu và có giải pháp cân đối số tiền cho mỗi người, như vậy sẽ giúp bạn chủ động trong việc lì xì và tiết kiệm hơn trong chi tiêu ngày Tết.

>> Xem thêm: Đâu mới là con số ý nghĩa bạn nên lựa chọn để lì xì dịp Tết Ất Tỵ 2025?

tính sẵn ngân quỹ cho việc lì xì để chi tiêu trong Tết tiết kiệm hơn

8. Không nên "vung tay quá trán" ở các cuộc vui

Những ngày Tết rộn rã sẽ không thể thiếu những buổi tiệc tùng, quán xá. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý là không nên “vung tay quá trán” cho các cuộc vui vì sau Tết còn có rất nhiều khoản phí cần thanh toán. Hãy tinh tế trong việc lựa chọn các món ăn, các địa điểm vui chơi sao cho phù hợp với túi tiền, không cần quá cầu kỳ vì không khí đoàn tụ mới là điều đáng trân trọng.

>> Xem thêm: Những điều kiêng kỵ tuyệt đối không nên làm trong 3 ngày đầu năm để cả năm may mắn

9. Hạn chế ăn ngoài hàng quán

Vào các ngày Tết, bạn nên ưu tiên tự nấu ăn tại nhà để tiết kiệm chi tiêu, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phù hợp khẩu vị gia đình. Hạn chế ăn ngoài không chỉ giúp tránh tình trạng giá cả tăng cao mà còn giảm tiếp xúc nơi đông người, đảm bảo an toàn sức khỏe.

Hạn chế ăn ngoài hàng quán để tiết kiệm chi tiêu dịp đầu năm

10. Tự làm thực phẩm ngày Tết 

Tự tay làm các món như bánh, mứt hay đồ ăn vặt sẽ giúp bạn kiểm soát số lượng phù hợp, tránh lãng phí và tiết kiệm chi tiêu. Bên cạnh đó, nấu nướng và ăn uống tại nhà không chỉ đảm bảo vệ sinh, hợp khẩu vị mà còn giúp gia đình quây quần bên nhau, tránh tốn kém khi giá cả hàng quán tăng cao dịp Tết.

>> Xem thêm: Những đặc trưng nổi bật phong tục đón Tết miền Nam diễn ra như thế nào?

11. Giữ lại một khoản tiết kiệm

Tiết kiệm một khoản riêng cho những ngày sau Tết là điều cần thiết để tránh áp lực tài chính. Ngoài chi phí mua sắm các đồ dùng cần thiết, bạn nên cân đối ngân sách để có khoản dự phòng. Điều này giúp bạn không rơi vào tình trạng phải vay mượn đầu năm và đảm bảo tài chính ổn định cho cuộc sống sau Tết.

Nên giữ lại một khoản tiết kiệm sau Tết (Nguồn: Internet)

Vì sao cần phải lập kế hoạch chi tiêu trong Tết hợp lý?

Mặc dù thu nhập 10 triệu không quá lớn, nhưng vào dịp Tết, nhu cầu chi tiêu tăng cao khiến nhiều người dễ rơi vào tình trạng chi tiêu vượt quá khả năng. Việc không kiểm soát tài chính trong Tết dễ dẫn đến việc vay mượn và thâm hụt ngân sách. Do đó, lập kế hoạch chi tiêu hợp lý giúp bạn duy trì tài chính ổn định, tránh tiêu quá mức và hình thành thói quen tiết kiệm, đảm bảo một cái Tết vừa đủ và thoải mái.

Vì sao bạn cần phải lập kế hoạch mua sắm chi tiêu Tết hợp lý (Nguồn: Internet)

Bảng chi tiêu Tết siêu tiết kiệm với lương thưởng 10 triệu

Dưới đây là bảng chi tiêu Tết siêu tiết kiệm giúp bạn tận dụng hiệu quả lương thưởng 10 triệu đồng, đảm bảo có một cái Tết vui vẻ mà không lo vượt ngân sách.

Khoản tiền

Mức chi tiêu

Nội dung

Khoản 1: Chuẩn bị Tết30 – 40% mức thu nhập1. Các món đồ cần thiết cho ngày Tết: Lên danh sách mua sắm và mua sớm để tránh giá cao cận Tết.
2. Lì xì và quà biếu Tết gia đình, người thân: Lập danh sách và phân bổ chi tiêu hợp lý, ưu tiên người thân thiết.
3. Tiền đi lại di chuyển: Lên kế hoạch di chuyển về quê hoặc thăm gia đình, chọn phương tiện phù hợp và đặt vé sớm.
Khoản 2: Chi tiêu cho bản thân10 – 20% mức thu nhậpChi tiêu cho bản thân như mua sắm đồ dùng cá nhân, tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch ngắn ngày.
Khoản 3: Tiết kiệm dự phòngKhoản còn lạiDành một khoản tiết kiệm cho các tình huống khẩn cấp hoặc chi phí sau Tết, giúp tránh bị động tài chính.

>> Xem thêm: Tết nên tặng quà gì? 12+ quà Tết ý nghĩ và độc đáo cho gia đình, bạn bè

Mua sắm và thanh toán chi tiêu siêu tiết kiệm dịp Tết Nguyên Đán với Zalopay

Zalopay là một trong những nền tảng thanh toán được ưa chuộng hàng đầu Việt Nam hiện nay, không chỉ cho phép chuyển tiền nhanh chóng mà còn hỗ trợ thanh toán nhiều dịch vụ tiện ích. Thay vì dùng tiền mặt để mua sắm Tết, bạn có thể mua sắm và thanh toán online qua Zalopay trong dịp Tết này một cách tiện lợi và tiết kiệm hơn nhờ các mã giảm giá được cung cấp bởi ZaloPay và nhiều đơn vị hợp tác khác như Big C/GO!, Tiki,...

Mua sắm chi tiêu Tết nhanh chóng khi thanh toán qua Zalopay

Mua sắm đồ đạc, quà bánh, trang trí nhà cửa là việc rất cần thiết để chuẩn bị cho một năm mới 2025 rộn ràng. Tuy nhiên đừng quên lưu lại những bí quyết trên đây để việc mua sắm chi tiêu Tết trở nên tiết kiệm hơn. Đồng thời bạn có thể mở tài khoản trên Zalopay để thu hút may mắn, tiền tài trong những ngày đầu năm mới và trải nghiệm tiện ích mua sắm, thanh toán dễ dàng cũng như nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn nhé.

Tags:
#tet_viet_nam#ví_vàng_ZaloPay

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay