Hứng Lộc Ví Vàng - Tết Triệu Tỷ Phú
Tham gia chương trình Tết Triệu Tỷ Phú, người chơi còn có cơ hội Nhân Đôi Lộc Vàng để nhận gấp đôi giải thưởng vào các ngày 14/01 - 21/01 - 22/01 - 23/01 và 24/01 (tức 23 và 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần, Mồng 1-2-3 Tết năm Quý Mão).
>>> Tham khảo thêm:
Đối với nhiều người, những hoạt động diễn ra trước Tết không chỉ là quá trình chuẩn bị mà còn mang đến cảm giác rộn ràng háo hức rất đặc biệt. Dù bạn ở vùng miền nào thì hoạt động ngày Tết truyền thống vẫn không thể thiếu những việc sau:
Tết Nguyên Đán là dịp lễ lớn nhất trong năm tại Việt Nam. Vào thời điểm này, hầu hết các cơ quan, doanh nghiệp cũng như các đơn vị kinh doanh đều tạm nghỉ để mọi người được sum vầy bên gia đình. Do đó, các hoạt động mua sắm Tết cần được thực hiện trước khi chợ và siêu thị đóng cửa để có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ nhất cho những ngày này.
Năm 2025, mùng 1 Tết Âm lịch (Ất Tỵ) rơi vào thứ Tư, ngày 29/01 Dương lịch. Do đó, từ giữa đến cuối tháng 12 năm Giáp Thìn nhà nhà đã bắt đầu lên kế hoạch cho việc mua sắm Tết. Các vật dụng cần thiết phải sắm để chuẩn bị cho hoạt động ngày Tết như các phụ kiện trang trí nhà cửa, thực phẩm, bánh kẹo, và đồ cúng lễ,..
Không khí mua sắm Tết náo nhiệt và rộn ràng là đặc trưng của mọi gia đình trong những ngày cận Tết. Tuy nhiên, việc chi tiêu Tết làm sao để mua sắm đủ đầy mà vẫn tiết kiệm luôn là thử thách đối với người "quản lý tài chính" trong mỗi gia đình. Để vượt qua thử thách này, bạn có thể tận dụng thời điểm các nhãn hàng tung ra nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, và chúng ta hoàn toàn có thể tranh thủ thời điểm này để mua sắm tiết kiệm hơn. Đặc biệt, khi thanh toán mua sắm Tết bằng Zalopay, bạn sẽ dễ dàng theo dõi chi tiêu và tận dụng được nhiều ưu đãi độc quyền từ các đối tác nhãn hàng và siêu thị lớn như Big C, Go!, Co.opmart, Bách Hóa Xanh, LOTTE Mart, AEON Mall,.... Đừng quên tải Zalopay ngay hôm nay để trải nghiệm việc thanh toán nhanh chóng, tiện lợi. Đây là một lựa chọn thông minh giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn có thể chuẩn bị một cái Tết đầy đủ, ấm cúng cho gia đình.
>>> Xem thêm: Bỏ túi 18 cách tiết kiệm tiền hiệu quả, quản lý tốt chi tiêu cá nhân và gia đình
Trong các hoạt động ngày Tết điển hình chắc chắn không thể bỏ qua việc dọn dẹp, trang trí nhà cửa. Bởi vì trong suốt một năm, con người trải qua cả những chuyện vui và buồn, những điều mà đôi khi không thể kiểm soát được. Theo quan niệm của người Việt, đồ vật gắn bó với con người không chỉ đơn thuần là vật dụng, mà còn có linh hồn, linh tính riêng biệt. Ai cũng mong muốn năm mới mọi thứ đều mới mẻ khang trang để vạn sự hanh thông, gặp nhiều may mắn. Do đó, nhà nhà đều dành những ngày cuối năm để tổng vệ sinh nhà cửa, bàn thờ gia tiên và trang trí bằng những loại hoa khác nhau như hoa đào, hoa mai hay chậu quất…
Hoạt động dọn dẹp nhà cửa đón Tết không chỉ là làm sạch không gian sống, mà còn mang ý nghĩa tượng trưng cho việc loại bỏ những điều không may mắn, xui rủi của năm cũ. Những món đồ cũ không còn sử dụng sẽ được bỏ đi, thay vào đó là những vật dụng mới, với niềm tin rằng sự tươi mới sẽ đem lại nhiều thuận lợi và hạnh phúc trong năm mới.
Một số vùng còn dựng cây nêu, treo câu đối đỏ,… giúp ngày Tết thêm phần rộn ràng, cầu mong một năm mới an khang, thịnh vượng.
>>> Xem thêm:
Từ ngày 23 đến 30 tháng Chạp hàng năm, việc viếng thăm và quét dọn mộ tổ tiên trở thành một nét văn hóa đặc trưng, sâu sắc trong lòng mỗi người Việt. Đây là lúc con cháu thể hiện lòng hiếu đạo và tri ân đối với những người đã khuất, mời vong linh ông bà tổ tiên về chung vui Tết với gia đình.
Phong tục này không chỉ là dịp để dọn dẹp, chăm sóc phần mộ mà còn mang ý nghĩa kết nối tâm linh giữa các thế hệ. Qua những nén nhang, mâm lễ đơn giản nhưng trọn vẹn, con cháu cầu nguyện cho tổ tiên được an nghỉ, đồng thời xin ban phúc lành, bình an cho năm mới sắp tới.
Hoạt động này thể hiện rõ đạo lý "uống nước nhớ nguồn", nhắc nhở mọi thành viên trong gia đình về trách nhiệm duy trì truyền thống và giữ gìn gia phong. Đây cũng là dịp để gia đình quây quần, ôn lại ký ức về những người đã khuất, từ đó tạo nên một không gian thiêng liêng, ấm áp trước thềm năm mới.
Bày mâm ngũ quả là một trong những hoạt động ngày Tết không thể thiếu của hầu hết mọi gia đình Việt. Quan niệm dân gian cho rằng Tết là dịp ông bà tổ tiên sẽ về sum vầy với con cháu nên ngoài việc dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, mâm ngũ quả ngày Tết phải luôn được chuẩn bị chu đáo để bày biện trên bàn thờ gia tiên.
Mỗi vùng miền sẽ có những ước định riêng về các loại trái cây bày trên mâm. Chẳng hạn như Tết miền Bắc sẽ chọn 5 loại quả với 5 màu sắc khác nhau tượng trưng cho ngũ hành, Tết miền Nam sẽ ưu tiên các loại quả như mãng cầu, đu đủ, dừa và xoài để cầu mong sung túc, may mắn sẽ đến trong năm mới. Mỗi vùng miền đều có phong tục bày trí mâm ngũ quả khác nhau tuy nhiên đều mang ý nghĩa cầu mong cho một năm mới hạnh phúc và may mắn.
Trong tuổi thơ của rất nhiều thế hệ người Việt, được cùng gia đình gói bánh chưng, bánh tét và trông nồi bánh mỗi dịp Tết trở thành ký ức sâu sắc và đầm ấm không thể nào quên. Bắt đầu từ ngày 27 tháng Chạp, không khí Tết như trở nên đầm ấm hơn khi cả gia đình lại được quây quần bên nhau, cùng làm ra những chiếc bánh, giúp phong vị Tết càng thêm đậm đà.
Ở miền Bắc, bánh chưng hình vuông mang ý nghĩa của đất, trong khi đó ở miền Nam, bánh tét có hình trụ tượng trưng cho trời. Dù hình dáng có khác nhau, nhưng nguyên liệu chính của cả hai loại bánh đều giống nhau: gạo nếp. Đây chính là biểu tượng cho nền văn minh lúa nước lâu đời của dân tộc Việt Nam, khắc sâu vào văn hóa và tâm hồn của người dân.
Truyền thống gói bánh chưng, bánh tét có nguồn gốc từ thời vua Hùng, và cho đến nay, phong tục này vẫn được gìn giữ và phát huy như một phần không thể thiếu trong văn hóa Tết. Mỗi gia đình đều chuẩn bị cho mình vài chục chiếc bánh, không chỉ để thờ cúng tổ tiên mà còn để gửi tặng bạn bè, người thân hoặc thưởng thức trong những ngày đầu năm mới.
>>> Xem thêm:
Khi những ngày cuối năm đến gần, không khí Tết rộn ràng tràn ngập khắp nơi, ta không thể không nhận thấy sự xuất hiện của chợ hoa với những chậu mai, chậu quất hay cành đào rực rỡ. Những bông hoa rực rỡ, chậu cây xanh tươi không chỉ làm đẹp không gian sống mà còn thổi bùng lên niềm vui và hy vọng cho một năm mới đầy hứa hẹn.
Tại miền Bắc, cành đào đỏ thường được chọn để cắm trên bàn thờ hoặc đặt trong nhà. Hoa đào với sắc đỏ tươi tắn không chỉ mang lại sự may mắn, mà còn thể hiện ước vọng cho một năm mới tràn đầy niềm vui. Bên cạnh đó, cây quất với nhiều trái vàng ươm cũng là một hình ảnh không thể thiếu, vì theo quan niệm, càng nhiều quả thì gia đình đó sẽ nhận được nhiều lộc trong năm mới.
Trong khi đó, tại miền Trung và miền Nam, cành mai vàng lại là lựa chọn phổ biến. Hoa mai vàng với mong muốn một năm mới đạt được thăng tiến, ngày càng giàu sang, giống như những vua chúa trong thời đại phong kiến. Mặc dù mỗi miền đều có những sắc hoa và mang lại ý nghĩa khác nhau, nhưng tất cả đều thống nhất với điểm chung: đó là đem lại sự may mắn, niềm vui và sự bình an, hạnh phúc cho gia đình trong năm mới.
Theo phong tục Việt Nam, cứ đến ngày 30 Tết là các gia đình lại chuẩn bị một mâm cơm cúng để tạ ơn trời đất và những người đã khuất phù hộ cho một năm suôn sẻ cũng như cầu mong một năm mới tốt đẹp hơn. Việc này nhằm đánh dấu kết thúc một năm cũ và mời ông bà tổ tiên, những người đã khuất về chung vui Tết cùng con cháu. Đây là hoạt động ngày Tết không thể thiếu ở bất cứ vùng miền nào, là dịp để người thân trong gia đình tụ họp, cùng nhau dùng bữa cơm cuối năm và trò chuyện về những điều đã qua.
Theo quan niệm dân gian, ngày 23 tháng Chạp hằng năm là ngày Ông Táo phải về trời để báo cáo những việc đã xảy ra trong một năm ở mỗi gia đình. Theo đó, các gia đình sẽ dọn dẹp bếp núc sạch sẽ, cúng cá chép để Ông Táo cưỡi về trời với hy vọng năm mới sẽ tiếp tục được phù hộ cho gia đạo bình an. Cá chép sau khi cúng sẽ được thả về với sông hồ, cũng là cách để thể hiện tấm lòng từ bi bác ái của người Việt.
Vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người Việt thường có thói quen bày mâm cúng để đón Giao Thừa. Lễ cúng Giao Thừa thông thường sẽ được thực hiện ở ngoài trời, tại cửa chính của ngôi nhà mình. Các gia đình sẽ chuẩn bị một mâm cúng gồm các món ăn truyền thống và hoa quả, nhằm tiễn đưa các vị thần linh cai quản năm cũ và đón chào các vị thần cho một năm mới tới.
Đây là tục lệ đã có từ lâu đời, nhằm cầu mong may mắn, bình an cho năm mới. Ngoài ra, tùy vùng miền mà mọi người có thể đi hái lộc đầu năm, đến viếng các đền chùa hoặc cùng gia đình chờ xem bắn pháo hoa với mong muốn một năm mới hạnh phúc, an yên. Những khoảnh khắc gia đình sum vầy bên nhau trong tiếng cười và tiếng pháo hoa nổ càng làm cho không khí Giao Thừa nhiều thêm vài phần ấm cúng và ý nghĩa.
Theo quan niệm dân gian, thời gian xông đất đầu năm được tính từ giao thừa. Ai đến nhà đầu tiên chính là người xông đất của gia đình. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến may mắn, tài lộc trong năm tới của gia chủ. Đó cũng là lý do nhiều gia đình nhờ người hợp tuổi đến xông đất vào dịp năm mới. Ngoài ra, nhiều gia đình cũng tự xông đất cho mình bằng cách về nhà sau giao thừa kèm cành lộc cầu may.
Việc xuất hành vào đúng phương hướng, cũng như thời điểm phù hợp được xem là điềm báo cho một năm mới thịnh vượng. Hướng xuất hành sẽ được tính từ nơi gia chủ đi tới địa điểm dự định. Và để mang lại may mắn, mọi người nên chọn một địa điểm cố định mà sẽ cần đến đó trước, rồi mới tiếp tục đến những nơi khác. Nên tham khảo lịch âm, từ đó xác định ngày và giờ hoàng đạo. Đồng thời, hướng xuất hành cũng cần được xem xét kỹ lưỡng nhất có thể, tùy thuộc vào tuổi của gia chủ để có thể chọn ra hướng xuất hành phù hợp, vì hướng tốt sẽ mang lại may mắn và tài lộc cho nguyên năm. Việc chú ý đến những yếu tố này sẽ giúp chúng t có một khởi đầu thuận lợi cho năm mới.
Đi chùa đầu năm cũng là hoạt động ngày Tết quen thuộc của nhiều gia đình. Mọi người thường ăn mặc trang trọng, đến đền chùa thắp nhang niệm phật để tâm hồn được thanh tịnh, mong cầu sức khỏe và hạnh phúc cho gia đình. Đây là hoạt động tâm linh ý nghĩa, đã được tiếp nối qua rất nhiều thế hệ.
Vào đêm giao thừa hoặc sáng mùng một Tết, người Việt thường hái lộc để cầu mong may mắn cho năm mới. Hái lộc đầu năm là việc bẻ cành cây (hay còn gọi là cành lộc) mang về nhà để nhận lấy may mắn cho những ngày đầu năm mới. Cành lộc có thể là một cành si, cành đề hoặc cành đa.... đây là những những loại có sức sống mạnh mẽ, quanh năm tươi tốt và nảy lộc. Nhằm thể hiện lòng kính trọng đối với thiên nhiên và mong ước về sự sinh sôi nảy nở, hứa hẹn cho một năm mới nhiều tài lộc.
Nguồn gốc của tục hái lộc có từ thời các vua Hùng, khi Vua Hùng đã tổ chức lễ tế trời đất và chia cành lộc cho các con. Họ được dạy rằng cành lộc sẽ giúp bảo vệ họ khỏi tai ương và mang lại may mắn trên con đường lập nghiệp. Từ đó, tục hái lộc trở thành một phong tục không thể thiếu trong Tết Nguyên Đán, mang lại niềm tin và hy vọng cho mỗi gia đình Việt.
>>> Xem thêm: Cách làm thiệp Tết 2025 đơn giản, dễ làm, ý nghĩa dành tặng người thân
Xin chữ đầu năm là một phong tục truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam mỗi dịp Tết đến Xuân về. Người dân thường rủ nhau đến các nơi xin chữ, với hy vọng mang lại sự tốt lành, hạnh phúc cho gia đình. Những câu đối và chữ được treo trong nhà không chỉ là trang trí Tết mà còn là biểu tượng cho những ước nguyện, mong muốn của mỗi thành viên trong gia đình.
Ngày nay, hoạt động xin chữ ngày càng trở nên phổ biến, thể hiện tinh thần cầu thị và niềm tin vào những điều tốt đẹp. Những chữ nghĩa không chỉ mang giá trị thẩm mỹ mà còn chứa đựng những bài học giáo dục sâu sắc, khuyến khích mọi người hướng đến sự thiện lành, thành công trong cuộc sống.
Vào ngày đầu tiên của năm mới, mọi người trong gia đình sẽ dậy thật sớm, chuẩn bị nhang đèn để đi thăm viếng mộ ông bà tổ tiên. Đây là cách để tưởng nhớ những người đã khuất, để con cháu biết đến nguồn cội gia đình, nhắc nhở thế hệ sau về đạo lý "chim có tổ, người có tông". Tảo mộ không chỉ là những mâm lễ đầy đủ mà hơn hết là tấm lòng chân thành của con cháu đối với ông bà, tổ tiên. Khi tham gia tảo mộ, có một số quy tắc cần lưu ý để thể hiện sự tôn trọng như sau:
Về các hoạt động trong ngày Tết, tục hóa vàng cũng là một trong những nghi lễ không thể thiếu. Thông thường, từ mồng 3 đến mồng 10 tháng Giêng, các gia đình sẽ đốt vàng mã để tiễn ông bà, tổ tiên về trời. Ngoài ra, lễ hóa vàng cũng được xem là lễ nghênh đón thần tài về với gia đình, cầu mong một năm mới làm ăn thuận lợi, tài lộc tấn tới.
Xuyên suốt những ngày Tết, tục lệ lì xì và chúc Tết người thân bạn bè là một trong những hoạt động trong ngày Tết ý nghĩa mà mọi người đều gìn giữ. Sau một năm bận rộn, đây chính là dịp để mọi người ghé thăm nhau, gửi những phong bao lì xì với lời cầu chúc may mắn, bình an đến con cháu và những người lớn tuổi trong gia đình.
Văn hóa lì xì ngày Tết đã trở thành một nét đẹp truyền thống của người dân Việt Nam. Qua những phong bao đỏ, mọi người trao nhau tài lộc, sự may mắn và thành công cho năm mới. Để hỗ trợ việc gửi lời chúc cho những người yêu thương ở xa, Zalopay đã triển khai dịch vụ lì xì online đơn giản và tiện lợi.
>>> Xem thêm
Tục lệ lì xì chúc Tết là hoạt động không thể thiếu mỗi khi Tết đến xuân về. Ngay cả khi không thể gặp gỡ trực tiếp để trao gửi những lời chúc tốt đẹp cùng phong bao lì xì may mắn dịp năm mới, bạn vẫn hoàn toàn có thể thể hiện thành ý qua Zalopay. Theo đó, người dùng có thể gửi lì xì online đính kèm phong bao lì xì được thiết kế đặc sắc cùng những câu chúc hay, ý nghĩa đến bạn bè, người thân dễ dàng thông qua Zalopay ngay trong ứng dụng chat Zalo. Với chỉ một cú chạm, việc gửi lì xì đến những người thân yêu, kể cả khi họ ở xa hàng ngàn cây số, trở nên dễ dàng và nhanh chóng. Gửi lì xì tiện lợi, nhắc lì xì tinh tế cho cá nhân hay nhóm chat công ty, hội bạn thân,... cực vui nhộn với tính năng lì xì ngẫu nhiên, lì xì bằng nhau. Người dùng chỉ cần ấn nhận, tiền lì xì sẽ được chuyển ngay về ví để sử dụng hoặc rút về ngân hàng liên kết vô cùng dễ dàng.
>>> Xem thêm:
Dù bạn ở nơi đâu trên đất nước Việt Nam thì những hoạt động ngày Tết này vẫn là một phần vô cùng ý nghĩa, mang đậm bản sắc dân tộc.. Hãy để tết xa cũng hóa gần với tính năng lì xì cùng Zalopay và còn rất nhiều tiện ích thú vị khác đang chờ bạn khám phá! Mở Zalopay ngày tết này và tìm hiểu những tính năng thú vị dành riêng cho bạn nhé!
Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay