Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Những đặc trưng nổi bật phong tục đón Tết miền Nam diễn ra như thế nào?

Mỗi một vùng miền trên đất nước ta lại có cách đón năm mới rất khác nhau. Bạn đã bao giờ có cơ hội đón Tết ở miền Nam chưa? Bạn đã biết gì về phong tục đón Tết của người miền Nam? Hãy cùng Zalopay khám phá những đặc trưng nổi bật của Tết miền Nam trong bài viết để cảm nhận phong vị Tết ở đây có gì khác biệt nhé!

Hứng Lộc Ví Vàng - Tết Triệu Tỷ Phú

Tham gia chương trình Tết Triệu Tỷ Phú, người chơi còn có cơ hội Nhân Đôi Lộc Vàng để nhận gấp đôi giải thưởng vào các ngày 14/01 - 21/01 - 22/01 - 23/01 và 24/01 (tức 23 và 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần, Mồng 1-2-3 Tết năm Quý Mão).

Tham Gia Ngay
box-cta-thumbnail

>>> Có thể bạn quan tâm:

Những đặc trưng nổi bật trong văn hóa, phong tục Tết ở miền Nam

Khi nhắc đến ngày Tết miền Bắc, mọi người thường nghĩ ngay đến bánh chưng xanh và câu đối đỏ thì miền Nam cũng có những đặc trưng rất riêng. Đặc sắc nhất phải kể đến những yếu tố sau:

Chưng hoa mai vàng

Hoa mai là biểu tượng nổi bật cho văn hóa, phong tục Tết ở miền Nam

Miền Nam chưng hoa mai vàng trong ngày Tết đầu năm

Trong văn hóa dân gian Việt Nam, hoa mai vàng được xếp vào bộ tứ quý cùng tùng, cúc và trúc, tượng trưng cho sự phú quý và thanh cao. Hơn nữa ngày Tết ở miền Nam, hoa mai vàng đã trở thành biểu tượng của may mắn, thịnh vượng và hạnh phúc. Những cánh mai rực rỡ nở đúng dịp đầu xuân báo hiệu một năm mới an vui, thuận lợi.

Vì vậy, từ đầu tháng Chạp, các gia đình thường tỉa lá để mai nở đẹp vào Tết hoặc chuẩn bị một chậu mai vàng trang trí, với hy vọng mang đến một khởi đầu an lành và sung túc.

>> Xem thêm: 

Nấu bánh cổ truyền và trưng bày mâm cỗ ngày Tết

Nấu bánh chưng, bánh tét là nét đẹp truyền thống ngày Tết của người Việt. Bánh chưng miền Bắc hình vuông, bánh tét miền Nam hình trụ, mang ý nghĩa trường tồn và sức sống bền bỉ. Người miền Nam thường gói bánh tét với nhiều biến tấu như lá dứa, đậu đen hay nước cốt dừa, tạo hương vị và màu sắc đặc biệt.

Mâm cỗ đặc trưng tết miền nam không thể thiếu bánh tét
Người miền Nam nấu bánh Tét cổ truyền vào dịp Tết

Đặc biệt hơn mâm cỗ Tết miền Nam được chuẩn bị chu đáo, nổi bật với các món nguội như bánh tét, bánh tráng, thịt kho tàu và canh khổ qua nhồi thịt chính là những món ăn tượng trưng cho mong ước vượt qua khó khăn. Để cân bằng vị giác, các món ăn kèm như củ kiệu và rau củ ngâm chua ngọt không thể thiếu.

Hơn nữa, mâm cơm ngày Tết không chỉ thể hiện lòng thành kính tổ tiên mà còn là dịp sum họp gia đình, mang đến khởi đầu ấm cúng và đủ đầy cho năm mới.

>> Xem thêm: 

Mâm cỗ đoàn viên đặc trưng cho Tết miền Nam
Mâm cỗ  đầu xuân dịp Tết miền Nam của người Việt

Bày mâm ngũ quả

Ngày Tết cổ truyền ở cả 3 miền đều không thể thiếu mâm ngũ quả. Nếu như người miền Bắc lựa chọn 5 màu tượng trưng cho ngũ hành thì theo phong tục ở miền Nam, mâm ngũ quả bắt buộc phải có 4 loại quả mãng cầu, đu đủ, dừa và xoài.

Bởi cách đọc của các loại quả này có thể được hiểu là “Cầu vừa đủ xài” như một lời cầu mong năm mới no đủ, sung túc. Ngoài ra, mọi người cũng thêm những loại quả khác như sung, dưa hấu,...để mâm ngũ quả hoàn thiện với ý nghĩa trọn vẹn nhất.

Đặc biệt, người miền Nam không bao giờ bày chuối, cam hoặc táo, lê trên mâm ngũ quả ngày Tết. Bởi theo cách gọi tên, những loại quả này gợi đến những điều không may như quýt làm cam chịu, lê lết, chúi nhủi… 

>> Xem thêm: Những lời chúc hay, ngắn gọn dịp đầu năm mới dành tặng người thân, bạn bè

Chưng bày mâm ngũ quả vào ngày Tết cổ truyền miền Nam

Các lễ nghi truyền thống

Ngày Tết là dịp để người Việt thực hiện những nghi lễ truyền thống, bày tỏ lòng biết ơn tổ tiên và đón chào năm mới.

  • Tảo mộ cuối năm: Trước Tết, các gia đình đi tảo mộ để tưởng nhớ tổ tiên và thể hiện lòng hiếu kính.
  • Lễ cúng ông Táo: Chiều 23 tháng Chạp, tiễn ông Táo về trời để báo cáo việc lành dữ trong năm.
  • Lễ rước ông bà: Chiều 30 Tết, mâm cơm tất niên được chuẩn bị để mời ông bà về ăn Tết cùng con cháu.
  • Giao thừa: Đêm 30, cúng tiễn thần cũ, đón thần mới và cùng nhau đón thời khắc năm mới.
  • Lễ đưa ông bà: Ngày mùng 3 tháng Giêng, làm lễ tiễn ông bà, kết thúc Tết.
  • Phong tục đón Tết: Người Nam Bộ thường dành Tết để nghỉ ngơi, vui chơi và tổ chức các chuyến du xuân cùng gia đình, bạn bè.

>> Tham khảo thêm: Những hoạt động truyền thống ngày Tết Nguyên Đán 2025 mang đậm bản sắc Việt

Các lễ hội truyền thống vào dịp Tết ở miền Nam (Nguồn: Internet)

Dọn dẹp nhà cửa trước Tết

Dọn dẹp nhà cửa đón Tết là phong tục quan trọng của người miền Nam, giúp xua đuổi tà khí và đón chào năm mới bình an, may mắn. Cả gia đình cùng nhau làm sạch và trang trí nhà cửa, tạo không gian tươi mới và ấm cúng. Phong tục này không chỉ thể hiện sự chuẩn bị chu đáo mà còn góp phần giữ gìn nét đẹp văn hóa Tết miền Nam.

>> Xem thêm: 

Dọn dẹp nhà cửa trước Tết sạch sẽ, ngăn nắp (Nguồn: Internet)

Lì xì

Lì xì là phong tục truyền thống trong dịp Tết của người Việt. Ở miền Nam, tiền lì xì thường được đựng trong phong bao đỏ với mong muốn mang lại may mắn cho trẻ em. Người miền Nam thường lì xì trẻ nhỏ, chúc các em khỏe mạnh và ngoan ngoãn.

Trong khi người miền Bắc lì xì cho cả người già và trẻ nhỏ, chúc thọ người lớn trước. Phong bao lì xì đỏ thắm cùng lời chúc tốt lành là biểu tượng của sự may mắn và bình an trong năm mới.

>> Xem thêm: 

Lì xì mừng tuổi như một lời chúc tốt lành đầu năm mới (Nguồn: Internet)

Chợ hoa đầu xuân và chợ Tết miền sông nước

Không khí Tết ở miền Nam trở nên nhộn nhịp từ đầu tháng Chạp, khi các chợ hoa và chợ Tết bắt đầu mở sạp và kéo dài đến đêm giao thừa. Các phiên chợ Tết trên sông, nơi giao thương nhộn nhịp của miền sông nước, đặc biệt sầm uất vào dịp cuối năm. Các quầy hàng trên bến đầy màu sắc với hoa, mứt, củ kiệu, đu đủ, phong bao lì xì và giấy dán, tạo nên không gian tươi vui, rộn ràng.

Chợ hoa xuân được khai trương vào cuối tháng Chạp, bày bán đủ loại hoa tươi như mãn đình hồng, thược dược, hướng dương, cúc và những loài hoa cao cấp như tulip, phong lan. Đặc biệt, những ghe chở đầy hoa bán trên sông tạo nên cảnh sắc tươi đẹp, với hoa cúc vàng, hồng và mai nở rực rỡ. Đối với người Nam, hoa mai là biểu tượng của may mắn, mang đến niềm vui và hy vọng cho một năm mới an lành và thịnh vượng.

Chợ hoa đầu xuân rực rỡ ở miền Nam (Nguồn: Internet)

Những trò chơi phổ biến vào ngày Tết  miền Nam

Vào dịp Tết, người dân miền Nam tổ chức nhiều trò chơi dân gian vui nhộn để tạo không khí tươi vui và đoàn kết cộng đồng hay các thành viên trong gia đình và cả bạn bè.

  • Trò chơi ngày Tết: Đi cà kheo, đập niêu đất, đua xuồng 3 lá, kéo co,  đạp xe qua cầu khỉ, đánh đu và ô ăn quan là những hoạt động không thể thiếu, giúp mọi người thư giãn và vui chơi trong không khí lễ hội.
  • Lô tô: Trò chơi phổ biến vào dịp Tết, nơi mọi người trong gia đình cùng nhau tụ tập để “kéo lô tô” để tạo không khí vui vẻ, phù hợp với mọi lứa tuổi.
  • Bầu cua cá cọp: Trò chơi này mang lại sự phấn khích, dễ chơi kết nối các người lớn và trẻ nhỏ trong gia đình hay lúc tụ họp bạn bè rất được yêu thích tại miền Nam.

>> Xem thêm: Cờ tỷ phú Monopoly: Khái niệm, cách chơi, mẹo chơi trăm trận trăm thắng

Những trò chơi dân gian phổ biến vào dịp Tết miền Nam (Nguồn: Internet)

Các món ăn ngon, đặc trưng vào dịp Tết miền Nam

Mâm cỗ Tết miền Nam luôn đầy ắp những món ăn đặc trưng, mang đậm hương vị vùng sông nước, thể hiện mong muốn một năm mới an lành và thịnh vượng.

  • Thịt lợn kho nước dừa: Món ăn phổ biến, thể hiện triết lý đất trời và cha mẹ qua hình vuông và tròn.
  • Canh khổ qua: Xua tan khổ cực năm cũ, đón chào năm mới với vị đắng nhẹ và hương vị độc đáo.
  • Củ cải ngâm nước mắm và củ kiệu tôm khô: Vị cay, chua, giòn giúp giải ngán những món dầu mỡ.
  • Lạp xưởng: Món ăn mang màu đỏ may mắn, cầu chúc năm mới phát tài.
  • Bánh tét: Cầu mong một năm mới sum vầy và sung túc.
  • Gà luộc: Gà ta ngon, ngọt tự nhiên, ăn với muối tiêu chanh hoặc nước mắm gừng.
Các món ăn truyền thống trong ngày Tết ở miền Nam (Nguồn: Internet)

Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết ở miền Nam

Mặc dù tư duy của người miền Nam rất thoáng nhưng vẫn có những điều kiêng kỵ ngày Tết cần chú ý, đặc biệt là với người ở vùng miền khác đến đây để đón Tết.

  • Về nhà trước đêm giao thừa: Nếu không về nhà trước giao thừa, người miền Nam tin rằng sẽ gặp phải cuộc sống bôn ba, vất vả trong năm mới.
  • Cất chổi sau khi quét nhà: Để mất chổi trong ngày Tết được coi là điềm báo gia đình sẽ gặp trộm cắp, hao hụt tài sản trong năm.
  • Không để cối xay gạo trống: Việc để cối xay gạo trống trong ngày Tết tượng trưng cho mùa màng thất bát. Vì vậy người miền Nam thường để ít lúa trong cối để cầu mong một năm mới đầy đủ, sung túc.
  • Kiêng quét nhà và làm vỡ đồ đạc: Quét nhà trong ngày Tết bị coi là sẽ quét đi may mắn, tài lộc. Ngoài ra, làm vỡ đồ đạc và bát đĩa cũng là điềm báo sự đổ vỡ, chia ly trong năm mới.
  • Vay và đòi nợ đầu năm: Vay mượn tiền hoặc đòi nợ đầu năm được cho là điềm xấu, báo hiệu khó khăn và bất hòa trong năm mới.
  • Khóc lóc, không vui: Khóc lóc hoặc không vui trong ngày xuân là dấu hiệu của sự buồn phiền, xui xẻo trong năm mới.

>> Tham khảo thêm: Đâu mới là con số ý nghĩa bạn nên lựa chọn để lì xì dịp Tết Ất Tỵ 2025?

Những điều kiêng kỵ trong ngày Tết ở miền Nam (Nguồn: Interet)

Đón Tết miền Nam rộn ràng, lì xì liền tay cùng Zalopay

Đón Tết miền Nam rộn ràng, lì xì liền tay cùng Ví ZaloPay
Gửi lì xì liền tay cho người bạn thương yêu, đối tác cùng Zalopay

Dù đón Tết miền Nam hay Tết miền Bắc thì lì xì vẫn là một trong những phong tục ý nghĩa mà bất cứ vùng miền nào cũng gìn giữ. Những phong bao lì xì là lời chúc may mắn, hạnh phúc đến những người thân yêu, thể hiện tấm lòng của người gửi. Thế nhưng, nhiều người con miền Nam (hoặc những người phải đón Tết tại miền Nam vì đang công tác) sẽ phải ăn tết xa nhà. Vậy nên, việc lì xì online sẽ là hình thức được ưu tiên hàng đầu.

Zalopay đã ra mắt tính năng lì xì online và nhận được sự đón nhận nồng nhiệt từ người dùng trong nhiều năm qua. Theo đó, bạn có thể gửi và nhận tiền lì xì nhanh chóng ngay trong khung chat Zalo, lì xì cho cá nhân và nhóm chat dễ dàng, lựa chọn phong bao lì xì được thiết kế độc đáo từ đội ngũ Zalopay,... Hình thức lì xì online ngay trong Zalo sẽ khiến bạn thích thú vì cách gửi lì xì độc đáo ngay cả khi đang chúc Tết bạn bè

Phong tục đón tết mỗi vùng miền trên cả nước đều có những đặc trưng riêng, mang đến sự đa dạng trong văn hóa nhưng vẫn không kém phần ý nghĩa. Dù đón Tết miền Nam hay miền Bắc thì truyền thống tốt đẹp này vẫn luôn hướng đến giá trị gia đình sâu sắc của người Việt cùng mong cầu hạnh phúc, bình an mỗi dịp xuân về. Hãy cùng Zalopay lan tỏa ý nghĩa đó với tính năng lì xì online độc đáo và gửi gắm niềm vui đến những người thân yêu trong dịp Tết Ất Tỵ năm nay bạn nhé.

Tags:
#tet_viet_nam#lì_xì_tết#ví_vàng_ZaloPay

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay