Hứng Lộc Ví Vàng - Tết Triệu Tỷ Phú
Tham gia chương trình Tết Triệu Tỷ Phú, người chơi còn có cơ hội Nhân Đôi Lộc Vàng để nhận gấp đôi giải thưởng vào các ngày 14/01 - 21/01 - 22/01 - 23/01 và 24/01 (tức 23 và 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần, Mồng 1-2-3 Tết năm Quý Mão).
Trò chơi dân gian giúp gìn giữ và phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam ta. Trong những dịp đón Tết cổ truyền, các trò chơi làm tăng thêm không khí náo nhiệt và mang đến những giờ phút giải trí đầy ắp tiếng cười.
Bên cạnh đó, các trò chơi dân gian giúp các bạn nhỏ rời xa màn hình điện thoại, học hỏi nhiều điều qua những khoảnh khắc va chạm, góp phần phát triển năng lực và hình thành nhân cách cho bé.
Đặc biệt hơn, các trò chơi dân gian còn thể hiện tinh thần cộng đồng, tính tập thể, đoàn kết, góp phần tạo nên bản sắc độc đáo, riêng biệt của mỗi cộng đồng.
Đập niêu đất là trò chơi dân gian đã tồn tại từ lâu đời và là tuổi thơ của nhiều người dân Việt Nam. Đây là trò chơi dân gian được ưa chuộng vào các ngày lễ lớn, đặc biệt là Tết Nguyên Đán.
Trước khi vào trận đấu, trọng tài sẽ phát cho người chơi một cây gậy dài khoảng 50 cm. Người chơi bị bịt mắt và đứng trên vạch xuất phát. Sau đó, người chơi tự ước lượng khoảng cách và di chuyển về phía trước, đập trúng chiếc niêu treo trên dây. Phần thưởng tương ứng sẽ được ghi trên mẫu giấy trong mỗi chiếc niêu.
Ô ăn quan là một trò chơi dân gian quen thuộc, gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Đây là trò chơi không những mang lại những phút giây vui vẻ, mà còn giúp rèn luyện sự kiên trì, tăng khả năng ghi nhớ cho cả trẻ em và người lớn.
Người chơi lần lượt rải mỗi ô 1 quân bắt đầu từ ô gần nhất của bên mình, rải ngược hay cùng chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân, người chơi tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn. Nếu liền sau đó là một ô trống rồi đến một ô có chứa quân, người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Người có tổng số dân quy đổi nhiều nhất là người thắng cuộc trong trò chơi dân gian này.
Kéo co là một môn thể thao và trò chơi dân gian phổ biến cho đến ngày nay. Bên cạnh là một môn thể thao rèn luyện sức bền, kéo co còn là trò chơi thể hiện tinh thần đồng đội, tôn vinh sức mạnh tập thể. Do vậy, trò chơi dân gian này mang lại niềm vui, sự thoải mái cho mọi người khi tham gia. Kéo co thường được chơi vào các dịp lễ, hội, tết.
Người chơi được chia thành hai phe, mỗi phe dùng sức kéo phe kia ngã vào người mình. Ở giữa sợi dây buộc một chiếc khăn, bên kéo được chiếc khăn về phía mình sẽ chiến thắng.
Đấu vật là trò chơi dân gian truyền thống ở hầu hết các tỉnh phía Bắc. Đấu vật thường được tổ chức vào rằm tháng giêng, đây là nét độc đáo báo hiệu Tết đến Xuân về.
Người chơi chỉ đóng một mảnh khố, không mặc áo. Hai người đấu vòng tròn ở bãi đất trống hoặc hoặc sân làng, dùng tay và sức để thi đấu với nhau. Người chiến thắng là người vật ngã đối phương hoặc đẩy người kia ra khỏi vòng tròn.
Các cuộc thi đi cà kheo trong dịp Tết thường khiến người xem thích thú vì sự bất ngờ và thú vị của trò chơi.
Bằng sự khéo léo của mình, người chơi sử dụng 2 cây tre, trên đó có các thanh tre làm bàn đạp và đi đến đích. Người chơi nào đến đích đầu tiên sẽ chiến thắng.
Ném tung còn là trò chơi dân gian có từ lâu đời, gắn liền với đời sống, sinh hoạt, lao động của đồng bào các dân tộc, đặc biệt là dân tộc Thái, Mường. Trò chơi dân gian này thường tổ chức vào dịp đầu năm, đặc biệt là các dịp lễ Tết, nơi mọi người vui chơi và giao lưu kết bạn.
Người chơi sử dụng quả còn hình cầu, ném qua cây còn, lọt qua vòng còn trên đỉnh cột là chiến thắng.
Chơi đáo là một trò chơi rất phổ biến ở những vùng quê. Chơi đáp không chỉ hấp dẫn trẻ em mà cả người lớn, bởi nó thể hiện sự khéo léo của người chơi.
Người chơi khoan lỗ trên mặt đất bằng phẳng theo luật chơi, bên ngoài lỗ có một vạch kẻ để người chơi đứng lên ném đồng xu vào lỗ. Đường này xa hay gần lỗ là do người chơi tự xác định, càng xa càng khó. Nếu đồng xu rơi vào lỗ, người đó sẽ được ăn, trò chơi sẽ kết thúc khi có người chơi không còn đồng xu nào.
Ngoài đua thuyền dưới nước, trò chơi đua thuyền trên cạn cũng được tổ chức ở các dịp lễ hội. Các nhóm người chơi sẽ đặt chân lên vòng bụng người phía trước, sau đó xuất phát về vị trí đích và đảm bảo thuyền không bị tách rời. Đội nào về đích đầu tiên và bảo đảm thuyền không bị đứt thì sẽ chiến thắng.
Cướp cờ là một trò chơi dân gian quen thuộc của thế hệ 8x, 9x và cho đến tận ngày nay nó vẫn có sự thú vị riêng. Trò chơi này dựa trên tinh thần đồng đội, mang mọi người lại gần nhau hơn.
Khi trò chơi bắt đầu, người điều khiển trò chơi cho biết số của từng thành viên trong các đội. Quản trò có thể gọi nhiều số cùng lúc hoặc ngược lại. Người được gọi số chạy nhanh để giật được cờ và nhanh chóng trở về vạch xuất phát của đội mình. Những người chơi có cùng số chạm vào đối thủ để ghi điểm. Khi người cầm cờ đã vượt qua vạch đích, người đuổi theo không được chạm vào người đó nữa. Sau khi kết thúc trò chơi, đội nào nhiều điểm nhất sẽ giành chiến thắng.
Nói đến những trò chơi dân gian phổ biến thì không thể không nhắc đến nhảy bao bố. Trò chơi này được chơi ở nhiều dịp lễ hội, từ hội thao của trường cho đến các lễ hội truyền thống. Nhảy bao bố giúp rèn luyện thể lực và tạo không khí vui vẻ, đoàn kết khi tham gia.
Trước trận đấu, trọng tài chia thành các đội chơi. Lấy một vạch làm điểm xuất phát và một vạch điểm kết thúc. Từng đội bước vào bao, hai tay cầm bao. Khi trọng tài ra hiệu bắt đầu, người chơi phải nhanh chóng nhảy từng bước về vạch kết thúc rồi quay lại vạch xuất phát và đưa cho người thứ hai. Và cứ thế cho đến người cuối cùng, đội đến đích đầu tiên sẽ chiến thắng.
Đi cầu Kiều là một trò chơi dân gian phổ biến ở miền Bắc, tuy đơn giản nhưng không kém phần thú vị. Trò chơi đòi hỏi sự khéo léo, bình tĩnh của người chơi khi băng qua chiếc cầu tre nhỏ và mang phần thưởng về đích an toàn.
Người chơi phải đi đến cuối cầu và lấy được cờ hoặc phần thưởng ở cuối cầu, đảm bảo không bị rơi xuống nước dọc đường thì thắng cuộc. Trường hợp, người chơi bị ngã sẽ được tính là thua cuộc.
Trong những ngày Tết cổ truyền, người Việt ta thường chơi cờ người. Cờ người dựa trên luật cờ, điểm khác biệt là cờ người dùng người thật thay thế quân cờ.
Sau khi các quân cờ được đặt vào vị trí, một hồi trống dài nổi lên, hai người chơi cờ là người Áo Dài, Đội khăn xếp dường như để giới thiệu danh tính của mình. Mỗi người cầm một cờ hiệu nhỏ để chỉ huy cuộc chiến. Thông thường, người chơi bắt đầu với quân đỏ, sau đó đến quân đen và họ thay phiên nhau cho đến khi kết thúc.
Bắt trạch trong chum là trò chơi dân gian nổi tiếng được tổ chức ở Vĩnh Phúc trong dịp Tết Nguyên Đán. Nước sẽ được chứa trong các chum, người chơi tìm trạch trong những chiếc chum, đội nào tìm được trạch đầu tiên hoặc số lượng trạch lớn nhất sẽ chiến thắng.
Lắc bầu cua từ lâu đã trở thành một trò chơi dân gian phổ biến của người dân Nam Bộ với ý nghĩa “thử vận may” cầu một năm mới an khang thịnh vượng.
Xì dách là một trò chơi đã có từ lâu đời và có nguồn gốc từ phương Tây. Đây là trò chơi rất được giới trẻ yêu thích để cùng nhau vui chơi trong dịp Tết.
Lô tô là một trò chơi dân gian rất được ưa chuộng ngày Tết. Trò chơi này là một hình thức lựa chọn những con số được xổ số, đến khi các con số cùng hàng thì sẽ kinh và trúng giải.
Cờ tỷ phú là trò chơi trong nhà phổ biến ngày Tết. Đây là một hình thức chơi đấu trí xuất phát từ văn hóa phương Tây. Trò chơi được vận hành theo nguyên tắc lắc viên xí ngầu để đưa ra các quyết định mua, bán,...và tích góp thật nhiều tài sản cho mình. Tùy vào quy định được đặt ra ngay từ đầu của nhóm tham gia mà trò chơi sẽ giới hạn thời gian hoặc không. Đối với hình thức quy định thời gian thì người chơi nào sở hữu nhiều tài sản nhất sẽ thắng. Ngược lại, khi trò chơi không quy định thời gian thì sẽ kết thúc khi chỉ còn 1 người không bị phá sản.
Cờ cá ngựa là một trong những trò chơi trong nhà phổ biến và phù hợp với mọi độ tuổi. Trò chơi chỉ bao gồm một bàn cờ, các quân cá ngựa và hạt xúc xắc. Số người tham gia tối đa là 4 và tối thiểu 2 người. Người chơi sẽ lần lượt thảy xúc xắc và di chuyển các quân cờ. Trò chơi sẽ kết thúc khi tất cả người chơi đều có quân cờ về đích
UNO là trò chơi giải trí Tết đang rất được ưa chuộng phù hợp với nhóm bạn bè và gia đình. Bộ bài sẽ bao gồm 112 lá. Bắt đầu trò chơi mỗi người sẽ được chia 7 lá bài. Sau đó, người chơi sau sẽ phải rút ra lá bài trùng với màu hoặc số của người chơi trước. Người chiến thắng sẽ là người đã đánh hết các lá bài của mình và ngăn chặn những người chơi khá bằng lá bài đặc biệt
Rút gỗ là trò chơi đòi hỏi sự khéo léo và rất phù hợp để chơi cùng bạn bè hoặc gia đình trong mùa Tết năm nay. Cách chơi trò rút gỗ cực kỳ đơn giản, ban đầu bạn sẽ cần xây một tòa tháp bằng 48 thanh gỗ được xếp dọc và ngang. Người tham gia sẽ lần lượt loại bỏ các thanh gỗ và đặt nó lên đầu để tạo ra một tòa tháp cao hơn. Ai làm sụp đổ tháp sẽ là người thua cuộc.
Ma Sói là một trò chơi không giới hạn người tham gia. Bối cảnh của trò chơi được chia thành ban ngày và ban đêm. Trò chơi được bắt đầu từ đêm đầu tiên, khi các nhân vật đã được phân vai trò một cách bí mật sẽ được quản trò gọi dậy trong đêm. Các vai trò khác như dân làng và cô bé ngủ suốt đêm sẽ không làm gì cho đến khi trời sáng. Ban ngày, mọi người sẽ cùng thức dậy và thảo luận xem ai là sói để treo cổ. Người bị chọn treo cổ sẽ có thời gian biện hộ cho mình, nếu phần đông đều biểu quyết “chết” thì người đó bị loại khỏi trò chơi. Số lượng sói, dân làng hay phe thứ 3 sẽ thay đổi tùy theo số lượng người tham gia.
Bài viết trên đây của ZaloPay đã đề cập 20+ trò chơi dân gian cổ truyền ngày Tết. Hy vọng những trò chơi mà ZaloPay đề cập giúp bạn và gia đình gắn kết hơn và tận hưởng những phút giây hạnh phúc nhất trong dịp Tết Quý Mão 2023.
Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay