Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Bảng giá điện kinh doanh, giá điện 3 pha sản xuất 2024

Biểu giá điện kinh doanh sẽ khác nhau tùy thuộc vào cấp điện áp và thời điểm sử dụng (giờ thấp điểm, giờ bình thường, giờ cao điểm). Vậy nên, các cơ sở sản xuất, kinh doanh cần cập nhật bảng giá điện kinh doanh mới nhất 2024 để quản lý mức điện năng tiêu thụ hàng tháng. Trong bài viết dưới đây, ZaloPay sẽ tổng hợp đầy đủ các thông tin liên quan đến vấn đề này.

Cách tính giá điện kinh doanh nhanh chóng, đơn giản

Điện kinh doanh là loại điện năng được sử dụng cho mục đích kinh doanh của các cá nhân, tổ chức. Ngành này bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau nên điện kinh doanh không bắt buộc đăng ký. Giá điện được áp dụng theo từng mức điện áp và thời điểm sử dụng trong ngày (khung giờ bình thường, thấp điểm, cao điểm).

Công thức tính giá điện kinh doanh 3 pha: Mti = (Mqi/T) x N (kWh)

Trong đó:

  • Mti: Mức bậc thang thứ i được sử dụng để tính tiền điện (kWh).
  • Mqi: Mức bậc thang thứ i trong biểu giá (kWh).
  • N: Số ngày cần tính tiền (ngày).
  • T: Số ngày của tháng trước liền kề gần nhất (ngày).

Xem thêm: Cách tính tiền điện phòng trọ, giá điện nhà trọ mới nhất 2024

thanh toán hóa đơn qua ZaloPay

Biểu giá điện kinh doanh mới nhất (theo QĐ 2941-BCT ngày 8/11/2023)

Giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất

Giá bán lẻ điện cho các ngành sản xuất

Giá bán lẻ điện cho khối hành chính sự nghiệp

Giá bán lẻ điện cho khối hành chính sự nghiệp

Giá bán lẻ điện cho kinh doanh

Giá bán lẻ điện cho kinh doanh

Giá bán lẻ điện cho sinh hoạt

Giá bán lẻ điện cho sinh hoạt

Xem thêm: 01 số điện bao nhiêu tiền? Biểu giá bán lẻ điện mới nhất 2024

Mức giá bán lẻ điện bình quân và cơ chế điều chỉnh hàng năm

Mức giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 09/11/2023

Giá bán lẻ điện bình quân hiện tại 2.006,79 đồng/kWh (chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng). Đã tăng 4,5% so với giá trước đây (1.920,37 đồng/kWh).

Cơ chế điều chỉnh giá bán điện bình quân hàng năm

Điều chỉnh theo 4 trường hợp:

  • Giảm giá: Khi giá bán điện bình quân cao hơn giá bán hiện hành và trong khung giá quy định.
  • Tăng 3% - dưới 5%: Tập đoàn Điện lực Việt Nam quyết định, báo cáo Bộ Công Thương và Bộ Tài chính sau khi tăng.
  • Tăng 5% - dưới 10%: Tập đoàn Điện lực Việt Nam được phép điều chỉnh sau khi báo cáo và được Bộ Công Thương chấp thuận.
  • Tăng từ 10% trở lên: Trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến.

Cơ sở điều chỉnh:

  • Kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện
  • Kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm trước
  • Ước kết quả sản xuất kinh doanh điện trong năm

Nên dùng điện kinh doanh hay điện sinh hoạt?

Điện sinh hoạt được tính theo bậc thang, bao gồm nhiều mức giá khác nhau theo khung giờ sử dụng. Trong khi đó, điện kinh doanh chỉ áp dụng một giá cho một thời điểm nhất định. Điều này đồng nghĩa với việc, cơ sở kinh doanh tiêu thụ số lượng điện lớn trong khung giờ thấp điểm thì vẫn được tính với mức giá thấp.

Do đó, các cá nhân, tổ chức đang kinh doanh nên đăng ký sử dụng điện kinh doanh thay vì điện sinh hoạt để tiết kiệm chi phí hàng tháng.

>>>Xem thêm:

Đối tượng nào nên sử dụng điện kinh doanh?

Theo quy định tại điều 8, thông tư 16/2014/TT-BCT ngày 29/5/2014, Bộ Công Thương yêu cầu các đối tượng sau đây nên sử dụng điện kinh doanh:

  • Siêu thị, hội chợ.
  • Các cửa hàng kinh doanh hàng hóa và bán lẻ vật tư.
  • Các cơ sở chứng khoán, công ty tài chính và chứng khoán, ngân hàng.
  • Công ty viễn thông.
  • Công ty truyền thông.
  • Bưu chính, xổ số.
  • Các tổ chức bảo hiểm (không bao gồm bảo hiểm y tế, xã hội).
  • Nhà hàng karaoke, vũ trường, massage và các cơ sở kinh doanh du lịch.
  • Cửa hàng rửa xe.
  • Cửa hàng kinh doanh đồ giải khát.
  • Cửa hàng giặt là, làm tóc.
  • Hoạt động quảng cáo trong các cơ sở kinh doanh, sản xuất.
  • Cửa hàng đồ tiêu dùng, đồ dùng gia đình.
  • Các tổ chức kinh doanh phương tiện vận tải.
  • Nhà nghỉ, khách sạn hoặc nhà thuê sử dụng điện ngoài mục đích sinh hoạt do chủ nhà kết ký hợp đồng mua điện.
  • Kho chứa hàng hóa.
  • Quầy bán hàng hóa.
  • Phòng bán vé, sảnh chờ.
  • Văn phòng hoặc trụ sở quản lý thuộc các tập đoàn, công ty.
  • Trung tâm dịch vụ, trung tâm tư vấn khách hàng.
  • Văn phòng công chứng.
  • Nhà hát, rạp chiếu bóng, rạp xiếc.
  • Công ty biểu diễn, cơ sở kinh doanh thể dục thể thao.
  • Viện bảo tàng, nhà văn hóa, nghệ thuật, trung tâm triển lãm, thể dục thể thao.

>>>Xem thêm:

Thanh toán tiền điện kinh doanh nhanh gọn qua ZaloPay

Thay vì phải đến trực tiếp tại các điểm giao dịch để nộp tiền điện kinh doanh, quý khách hàng có thể thanh toán tiền điện online qua ZaloPay với nhiều ưu điểm nổi trội như sau:

  • Có thể tra cứu hoá đơn tiền điện hàng tháng và thanh toán trực tiếp trên ứng dụng Zalo, website ZaloPay mà không cần tải thêm bất kỳ app nào khác.
  • Thao tác nhanh gọn, hoàn toàn miễn phí, giúp tiết kiệm thời gian.
  • Có tính năng tự động lưu hóa đơn, nhắc nhở thanh toán, giúp khách hàng tránh được tính trạng thanh toán chậm.
  • Cập nhật thống kê hóa đơn chi tiết thông qua lịch sử giao dịch, giúp khách hàng quản lý mức chi tiêu một cách tiện lợi nhất.
  • Mang đến nhiều ưu đãi hấp dẫn, chiết khấu cao, giúp tiết kiệm chi phí hàng tháng.

Để thanh toán tiền điện online qua ZaloPay, bạn có thể tham khảo các cách sau đây:

  • Đóng tiền điện online qua website ZaloPay:

Bước 1: Truy cập đường link https://zalopay.vn/dien.

Bước 2: Nhập mã khách hàng tiền điện > Nhấn “Tiếp tục”.

Bước 3: Kiểm tra thông tin hóa đơn > Nhấn “Thanh toán”.

Bước 4: Chọn phương thức thanh toán > Kiểm tra thông tin > Nhấn “Xác nhận” để thanh toán.

  • Đóng tiền điện online qua ứng dụng ZaloPay:

Bước 1: Đăng nhập ứng dụng ZaloPay, chọn "Thanh toán hóa đơn".

Bước 2: Chọn dịch vụ "Điện".

Bước 3: Nhập mã khách hàng > "Tiếp tục".

đóng tiền điện online qua ứng dụng ví điện tử ZaloPay

Hướng dẫn cách thanh toán tiền điện online qua ứng dụng ZaloPay

Bước 4: Kiểm tra thông tin và khuyến mãi.

Bước 5: Chọn nguồn tiền và hoàn tất giao dịch.

Bước 6: Kiểm tra lại hóa đơn giao dịch.

thanh toán tiền điện online qua ứng dụng ví điện tử ZaloPay

Hướng dẫn cách thanh toán tiền điện online qua ứng dụng ZaloPay

  • Đóng tiền điện online qua ứng dụng Zalo:

Bước 1: Tại mục “Khám phá” của ứng dụng Zalo, sau đó:

1a. Chọn “Trả hoá đơn”.

Hoặc 1b. Chọn “Ví ZaloPay” và chọn “Thanh toán hóa đơn”.

nộp tiền điện online qua ứng dụng Zalo

Hướng dẫn cách thanh toán tiền điện online qua ứng dụng Zalo

Bước 2: Chọn dịch vụ “Điện”.

Bước 3: Nhập mã khách hàng/mã hóa đơn.

Bước 4: Kiểm tra thông tin, nhập mã khuyến mãi (nếu có) sau đó nhấn “Tiếp tục”.

thanh toán tiền điện online qua ứng dụng Zalo

Hướng dẫn cách thanh toán tiền điện online qua ứng dụng Zalo

Bước 5: Chọn nguồn tiền (ví điện tử/trực tiếp từ ngân hàng liên kết) và chọn “Xác nhận thanh toán”.

Bước 6: Kiểm tra lại các thông tin thanh toán và chọn “Hoàn thành”.

đóng tiền điện online qua ứng dụng Zalo

Hướng dẫn cách thanh toán tiền điện online qua ứng dụng Zalo

Trên đây là cập nhật giá điện kinh doanh theo quy định mới nhất 2024. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích để kiểm soát chi phí điện hàng tháng.

Đặc biệt, đừng quên truy cập website ZaloPay hoặc tải ngay ứng dụng ZaloPay để thanh toán tiền điện nhé!

Tags:
#đóng_tiền_điện_online#hóa_đơn_tiền_điện

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay