Bảng giá điện sinh hoạt chính thức và mới nhất 2025
Xem thêm:
- Bảng giá điện kinh doanh, giá điện 3 pha sản xuất 2025
- Hướng dẫn tra cứu và thanh toán tiền điện online nhanh, tiện lợi qua Zalo OA
- 20 cách tiết kiệm tiền đơn giản, mang lại hiệu quả cao
Giá bán lẻ điện sinh hoạt là gì?
Theo Thông tư 09/2023/TT-BCT, giá bán lẻ điện sinh hoạt là mức giá điện được áp dụng đối với các hộ sử dụng điện cho nhu cầu sinh hoạt, đã ký kết hợp đồng mua bán với bên cung cấp điện. Giá bán lẻ điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước được áp dụng cho nhóm khách hàng mua điện ngắn hạn và tạm thời, và đơn vị bán lẻ có trách nhiệm lắp đặt thiết bị khi khách có nhu cầu.
Với một hộ gia đình, giá bán lẻ điện sinh hoạt sẽ được quy định theo định mức 6 bậc. Với các hộ mua điện sinh hoạt dùng chung công tư sẽ áp dụng giá bán điện theo nguyên tắc định mức chung. Công thức tính là định mức của từng bậc nhân với số hộ số hộ sử dụng điện dùng chung công tơ (được xác định dựa vào thông tin cư trú).

Biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt theo từng bậc 6 bậc của EVN mới nhất
Từ ngày 10/5/2025, theo Quyết định của Bộ Công Thương ban hành ngày 9/5/2025, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) chính thức áp dụng biểu giá bán lẻ điện sinh hoạt mới theo 6 bậc thang lũy tiến. Biểu giá này phản ánh sự điều chỉnh tăng 4,8% so với giá cũ, tương ứng mức tăng từ 2.103,12 đồng/kWh lên 2.204,07 đồng/kWh (chưa bao gồm VAT).
Đối với nhóm khách hàng sử dụng điện sinh hoạt gồm 6 bậc, nhu cầu tiêu thụ càng nhiều, giá điện sẽ càng cao. Cụ thể giá 01 số điện như sau:
Bậc | Số điện (kWh) | Giá điện (đồng/kWh) |
Điện bán lẻ sinh hoạt |
| |
Bậc 1 | 0 - 50 | 1.984 |
Bậc 2 | 51 - 100 | 2.050 |
Bậc 3 | 101 - 200 | 2.380 |
Bậc 4 | 201 - 300 | 2.998 |
Bậc 5 | 301 - 400 | 3.350 |
Bậc 6 | 401 trở lên | 3.460 |
Điện sinh hoạt dùng công tơ thẻ trả trước | 2.909 |
Đối với người lao động và sinh viên thuê nhà, giá điện sinh hoạt được tính như sau:
- Trường hợp thuê nhà dưới 12 tháng và chủ nhà không thực hiện kê khai đầy đủ số người sử dụng điện: Áp dụng giá điện bán lẻ bậc 3 (2.380 đ/kWh) cho toàn bộ sản lượng điện đo được tại công tơ.
- Trường hợp chủ nhà kê khai đầy đủ số người sử dụng điện, bên bán điện có trách nhiệm cấp định mức cho chủ nhà căn cứ vào sổ tạm trú, cứ 04 người tính là một hộ và áp dụng mức giá bán lẻ điện sinh hoạt 6 bậc.
>> Xem thêm: 3 Cách thanh toán tiền điện qua tài khoản ngân hàng Sacombank

Mức tăng tiền điện cụ thể theo từng nhóm hộ tiêu dùng cập nhật Tháng 05/2025
Từ ngày 10/5/2025, giá điện sinh hoạt chính thức được điều chỉnh theo Quyết định 1279/QĐ-BCT. Việc điều chỉnh này ảnh hưởng đến mức chi trả của các hộ gia đình sử dụng điện sinh hoạt với mức tăng cụ thể như sau:
Biểu giá điện ngành sản xuất và kinh doanh
TT | Nhóm đối tượng khách hàng | Giá bán điện (đ/kWh) (Ngành sản xuất) | Giá bán điện (đ/kWh) (Ngành kinh doanh) |
1 | Cấp điện áp từ 110kV trở lên | ||
1. Giờ bình thường | 1.811 | - | |
2. Giờ thấp điểm | 1.146 | - | |
3. Giờ cao điểm | 3.266 | - | |
2 | Cấp điện áp từ 22kV đến dưới 110kV | ||
a. Giờ bình thường | 1.833 | 2.887 | |
b. Giờ thấp điểm | 1.190 | 1.609 | |
c. Giờ cao điểm | 3.398 | 5.025 | |
3 | Cấp điện áp từ 6kV đến dưới 22kV | ||
a. Giờ bình thường | 1.899 | 3.108 | |
b. Giờ thấp điểm | 1.234 | 1.829 | |
c. Giờ cao điểm | 3.508 | 5.202 | |
4 | Cấp điện áp dưới 6kV | ||
a. Giờ bình thường | 1.987 | 3.152 | |
b. Giờ thấp điểm | 1.300 | 1.918 | |
c. Giờ cao điểm | 3.640 | 5.422 |
Biểu giá điện khối hành chính, sự nghiệp
TT | Nhóm đối tượng khách hàng Hành chính sự nghiệp | Giá bán điện điều chỉnh (đồng/kWh) |
1 | Bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường phổ thông | |
| a. Cấp điện áp từ 6kV trở lên | 1.940 |
| b. Cấp điện áp dưới 6kV | 2.072 |
2 | Chiếu sáng công cộng, đơn vị hành chính sự nghiệp | |
| a. Cấp điện áp từ 6kV trở lên | 2.138 |
| 8. Cấp điện áp dưới 6kV | 2.226 |
Trên đây là mức tăng ước tính trung bình đã được EVN công bố sau khi điều chỉnh giá. Mức tăng cụ thể của mỗi hộ còn phụ thuộc vào biểu giá bậc thang lũy tiến, thời gian dùng điện và loại công tơ.
Ngoài ra, chính sách hỗ trợ dành cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội vẫn tiếp tục được duy trì: hỗ trợ tương đương 30 kWh điện/tháng, với mức hỗ trợ cập nhật khoảng 59.520 đồng/hộ/tháng (chưa tính thuế VAT).
Việc điều chỉnh giá điện lần này được đánh giá là "mức tăng vừa phải" và dự kiến sẽ chỉ làm CPI tăng khoảng 0,09%, theo thông tin từ EVN và Bộ Tài chính. Đồng thời, Nhà nước vẫn duy trì chính sách hỗ trợ để đảm bảo an sinh xã hội, giảm thiểu tác động đến các đối tượng yếu thế.
>>> Xem thêm:
- Lịch đóng tiền điện hàng tháng của EVN là khi nào?
- Làm gì khi thấy hóa đơn tiền điện tăng bất thường?

Nguyên tắc và thời gian điều chỉnh giá điện bình quân
Theo quy định tại Nghị định 72/2025/NĐ-CP, việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân được thực hiện dựa trên nguyên tắc minh bạch, khách quan và phù hợp với biến động chi phí đầu vào. Cụ thể:
Nguyên tắc điều chỉnh giá điện
- Điều chỉnh hằng năm: Giá bán lẻ điện bình quân của năm được xem xét, điều chỉnh dựa trên:
- Biến động khách quan của chi phí đầu vào từ toàn bộ các khâu: phát điện, truyền tải, phân phối - bán lẻ, điều độ vận hành hệ thống, điều hành thị trường điện, dịch vụ phụ trợ, điều hành ngành điện.
- Phân bổ các khoản chi phí chưa được tính vào giá điện trước đó.
- Căn cứ vào chi phí sản xuất, kinh doanh điện của năm N-2 do EVN công bố công khai.
- Điều chỉnh trong năm (nếu cần thiết): Trong trường hợp có biến động đáng kể về: Chi phí phát điện, mua điện từ các nhà máy hoặc các chi phí khác chưa được tính vào giá điện thì giá điện cũng có thể được xem xét điều chỉnh giữa năm.
- Mức biến động cho phép điều chỉnh giá:
- Nếu giá điện bình quân giảm từ 1% trở lên so với mức hiện hành thì được phép điều chỉnh giảm tương ứng.
- Nếu giá điện bình quân tăng từ 2% trở lên thì được phép điều chỉnh tăng tương ứng.
- Giá điện điều chỉnh phải nằm trong khung giá: Việc điều chỉnh chỉ được thực hiện trong phạm vi khung giá do Thủ tướng Chính phủ quy định. Nếu tính toán cho thấy giá vượt khung, EVN chỉ được điều chỉnh trong phạm vi khung. Trường hợp giá cần tăng từ 10% trở lên, Bộ Công Thương phải:
- Chủ trì kiểm tra, rà soát. Phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan báo cáo Chính phủ xem xét và cho ý kiến.
- Khi cần thiết, báo cáo Ban Chỉ đạo điều hành giá trước khi trình Chính phủ.
- Yêu cầu công khai, minh bạch: Mọi quyết định điều chỉnh giá điện phải được thực hiện một cách công khai, minh bạch, có thông tin rõ ràng đến người dân và doanh nghiệp.
Thời gian tối thiểu giữa các lần điều chỉnh
Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 72/2025/NĐ-CP, thời gian tối thiểu giữa 2 lần điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân ít nhất 3 tháng kể từ lần điều chỉnh gần nhất.
>> Tham khảo thêm: 4 cách thanh toán tiền điện qua tài khoản ngân hàng ACB

Cách tính tiền điện sinh hoạt nhanh chóng, chính xác nhất
Để tính tổng tiền điện sinh hoạt trong một tháng, trước tiên, bạn cần tính số điện năng tiêu thụ theo công thức: A = P x t. Trong đó:
- A: Lượng điện tiêu thụ trong t giờ (kWh).
- P: Công suất tiêu thụ (kW).
- t: Thời gian sử dụng điện (h).
Tiếp theo, bạn áp dụng công thức tính tiền điện theo mức bậc thang:
Tiền điện bậc X = Số (kWh) áp dụng giá điện bậc X x Giá điện bán lẻ (đồng/kWh) bậc X
Ví dụ: Tháng 9 vừa qua gia đình bạn sử dụng hết 250 số điện thì 50 số điện đầu sẽ được tính với mức giá 1.806kWh , 50 số kế tiếp sẽ được tính với mức giá 1.866kWh, 100 số điện tiếp theo sẽ được tính với mức giá 2.167kWh và 50 số điện cuối cùng sẽ được tính với mức giá 2.729kWh . Cụ thể như sau:
- Tiền điện bậc 1 (50 số) = 50 x 1.806 = 90.300 đồng
- Tiền điện bậc 2 (50 số) = 50 x 1.866 = 93.300 đồng
- Tiền điện bậc 3 (100 số) = 100 x 2.167 = 216.700 đồng
- Tiền điện bậc 4 (50 số) = 50 x 2.729 = 136.45 đồng
Tổng tiền điện = (Tiền điện bậc 1 + Tiền điện bậc 2 + Tiền điện bậc 3 + Tiền điện bậc 4) x 108% (8% thuế VAT) = (90.300 + 93.300 + 216.700 + 136.45) x 108% = 579,69 đồng
Cách tiết kiệm điện sinh hoạt trong cuộc sống hằng ngày
Để tiết kiệm điện sinh hoạt trong gia đình, bạn nên áp dụng các biện pháp hữu ích sau đây:
- Nhớ tắt thiết bị điện khi không dùng đến.
- Rút phích cắm ra khỏi ổ cắm khi không kết nối thiết bị điện.
- Vệ sinh các loại máy móc, thiết bị điện sử dụng lâu ngày.
- Về thiết bị chiếu sáng, nên ưu tiên sử dụng bóng đèn LED hoặc đèn huỳnh quang.
- Sử dụng các thiết bị điện thông minh, có công nghệ tiết kiệm điện Inverter.
- Hạn chế để thiết bị ở trạng thái chờ.
- Ưu tiên sử dụng quạt kết hợp với điều hòa
- Thay mới các thiết bị điện đã cũ.
- Hạn chế dùng thiết bị điện trong thời gian cao điểm.
- Ưu tiên sử dụng ánh sáng và gió tự nhiên vào buổi sáng và tối thay cho điều hòa, quạt, đèn,...
- Trồng cây xanh trước ban công, sử dụng rèm cửa để che bớt nắng buổi trưa để hạn chế sử dụng thiết bị điện ở công suất cao.
>>> Xem thêm: Vì sao phải tiết kiệm điện năng? Mẹo tiết kiệm điện

Hướng dẫn cách thanh toán tiền điện online nhanh chóng, tiện lợi qua Zalopay
Bên cạnh đó, bạn cũng đừng quên thanh toán tiền điện online qua Zalopay để trải nghiệm các tiện ích nổi bật như sau:
- Tra cứu hoá đơn tiền điện và thanh toán trực tuyến trên website Zalopay, hoặc ứng dụng Zalopay, mà không cần tải thêm bất kỳ ứng dụng nào khác.
- Thao tác nhanh gọn, tiết kiệm thời gian.
- Tính năng nhắc nhở thanh toán khi đến kỳ hạn.
- Tính năng thanh toán tự động giúp khách hàng tránh được tính trạng quên thanh toán, thanh toán chậm,...
- Tham gia nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn, chiết khấu cao.
Để thanh toán hóa đơn tiền điện qua Zalopay, bạn có thể tham khảo một trong các cách sau đây:
- Đóng tiền điện online qua website Zalopay:
Bước 1: Truy cập đường link https://zalopay.vn/dien
Bước 2: Nhập mã khách hàng tiền điện và mã xác nhận > Nhấn “Tiếp tục”
Bước 3: Kiểm tra thông tin hóa đơn > Nhấn “Thanh toán”
Bước 4: Chọn phương thức thanh toán > Kiểm tra thông tin > Nhấn “Xác nhận” để thanh toán.
- Đóng tiền điện online qua ứng dụng Zalopay:
Bước 1: Đăng nhập ứng dụng Zalopay, chọn "Thanh toán hóa đơn"
Bước 2: Chọn Dịch vụ "Điện".
Bước 3: Nhập mã khách hàng > "Tiếp tục".
Bước 4: Kiểm tra thông tin và khuyến mãi.
Bước 5: Chọn nguồn tiền và hoàn tất giao dịch.
Bước 6: Kiểm tra lại hóa đơn giao dịch.

Truy cập website Zalopay hoặc tải ngay ứng dụng Zalopay để trải nghiệm dịch vụ ngay hôm nay các bạn nhé!
Các câu hỏi thường gặp
Quy định về thời gian tính giá điện như thế nào?
Giờ bình thường:
- Từ thứ 2 đến thứ 7: từ 4:00 - 9:30, từ 11:30 - 17:00, từ 20:00 - 22:00.
- Chủ nhật: từ 04:00 - 22:00.
Giờ cao điểm:
- Từ thứ 2 đến thứ 7: từ 09:30 -11:30, từ 17:00 - 20:00.
- Chủ nhật: Không có giờ cao điểm.
Giờ thấp điểm:
- Từ thứ 2 đến chủ nhật: từ 22:00 - 4:00 sáng ngày hôm sau.
50 số điện đầu tiền giá bao nhiêu?
Với mức giá mới, 50 kWh đầu tiên (bậc 1) được tính theo đơn giá 1.984 đồng/kWh, tương đương 99.200 đồng cho 50 số điện.
Trung bình 1 người dùng bao nhiêu tiền điện 1 tháng?
Người dùng điện cho kinh doanh trung bình trả khoảng 5,17 triệu đồng/tháng, trong khi hộ sản xuất chi khoảng 10,38 triệu đồng/tháng. Sau điều chỉnh giá, chi phí tăng thêm khoảng 247.000 đồng/tháng đối với hộ kinh doanh.
Bóng đèn 40W tiêu thụ bao nhiêu điện 1 giờ?
Một bóng đèn 40W sử dụng trong 1 giờ tiêu tốn 40 Wh, tức 0,04 kWh điện.
Trên đây là những thông tin cập nhật giá điện sinh hoạt mới nhất 2025. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đã có thêm nhiều thông tin hữu ích để có kế hoạch sử dụng các thiết bị điện một cách tiết kiệm và hợp lý.