Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư

CIR là gì? Lý do khiến chỉ số CIR trở nên quan trọng trong lĩnh vực ngân hàng là gì?

Ngân hàng là một trong những kênh đầu tư an toàn được rất nhiều người yêu thích bởi tính ổn định và lâu dài. CIR là một chỉ số tài chính quan trọng được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động và tình hình phát triển của ngân hàng và doanh nghiệp. Đặc biệt, trong chứng khoán, chỉ số này rất được các nhà đầu tư quan tâm khi đưa ra quyết định đầu tư vào các mã ngành ngân hàng. Hãy cùng ZaloPay giải mã chỉ số quan trọng này qua bài viết dưới đây!

CIR là gì?

CIR là từ viết tắt của Cost to Income Ratio, hay còn gọi là chỉ số thu nhập. Chỉ số CIR thể hiện mức độ vận hành hiệu quả của ngân hàng thông qua tỷ lệ % của tổng chi phí hoạt động trong tổng doanh thu của ngân hàng đó.

Các chuyên gia quản trị tài chính luôn tìm cách để cải thiện tỷ lệ CIR với mong muốn giữ cho chỉ số này càng thấp càng tốt, nhằm cho thấy tổ chức tài chính này đang thu về lợi nhuận cao với chi phí thấp. 

CIR là gì?

Vai trò của chỉ số CIR trong lĩnh vực ngân hàng?

CIR là thước đo để đánh giá hiệu suất hoạt động của doanh nghiệp

CIR được coi là thước đo để các nhà quản lý đánh giá một cách tổng quát và toàn diện kết quả kinh doanh của ngân hàng sở hữu. Với một chi phí nhất định, doanh nghiệp đạt được hiệu quả kinh doanh như thế nào và nếu thêm chi phí có làm tăng/giảm doanh thu không. 

Theo các chuyên gia tài chính và các nhà quản lý trong lĩnh vực ngân hàng, tỷ lệ CIR càng thấp là càng tốt. Để giảm chỉ số CIR, các ngân hàng thường lựa chọn phương án tăng đầu tư vào chi phí hoạt động, tăng trải nghiệm khách hàng để từ đó có được sự tăng trưởng thu nhập nhiều hơn mức tăng chi phí cho hoạt động.

Làm căn cứ để đầu tư

Chỉ số CIR được dùng làm căn cứ để các nhà đầu tư so sánh các ngân hàng khác trong ngành với nhau.

Đối với nhà đầu tư, CIR giúp cho họ có cái nhìn tổng quan về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng từ đó lựa chọn được mã cổ phiếu tốt để bỏ túi danh mục đầu tư.

Làm căn cứ để đầu tư

Thiết kế mục tiêu trong chiến lược phát triển

Thông qua chỉ số CIR, các nhà quản lý có thể hiểu được điều kiện kinh tế của ngân hàng, từ đó đặt ra các mục tiêu có giá trị thiết thực hơn để đạt được mức trưởng tài chính và lợi nhuận hợp lý. 

Khi đặt ra mục tiêu dựa trên tỷ lệ chi phí trên thu nhập CIR, các nhà quản lý có thể lựa chọn giảm chi phí hoạt động hoặc ưu tiên cải thiện doanh thu. Việc xác lập mục tiêu rõ ràng và chi theo sát thực tế dựa trên chỉ số CIR sẽ giúp các công ty, tổ chức ngân hàng đưa ra các chính sách tốt hơn.

Thiết kế mục tiêu trong chiến lược phát triển

Nắm bắt được xu hướng thị trường

Khi nghiên cứu tỷ lệ CIR và các chỉ số khác (thặng dư cổ phần, điểm hòa vốn…), các nhà đầu tư sẽ hiểu rõ hơn về thị trường và có được nhận định chính xác về tiềm năng của các ngân hàng và doanh nghiệp trong tương lai. 

Đồng thời, từ việc phân tích các chi phí đã bỏ ra, các nhà quản lý ngân hàng sẽ biết được xu hướng của thị trường đang diễn biến như thế nào từ đó đưa ra quyết định nên tăng lợi ích trước khi đầu tư mạnh hơn hay sẵn sàng tăng chi phí để có những trải nghiệm khách hàng tốt hơn.

Là cơ sở để so sánh các ngân hàng

Chỉ số CIR cũng là thước đó để so sánh thành tích và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động, các ngân hàng không chỉ đơn thuần sử dụng chiến lược tiết kiệm chi phí mà còn cần tăng mạnh đầu tư hợp lý để mang lại doanh thu cao hơn. 

Là cơ sở để so sánh các ngân hàng

Phản ánh được tình hình kinh tế nội địa

Chỉ số CIR của các ngân hàng cũng thể hiện tình hình phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Các ngân hàng Trung ương sẽ thông qua chỉ số CIR để nắm bắt tình hình hoạt động của các ngân hàng bên dưới, từ đó đưa ra đường lối chính sách phù hợp cho những năm tiếp theo.

Công thức tính chỉ số CIR

CIR = Tổng chi phí hoạt động / Tổng doanh thu hoạt động (1)

Với:


 

Tổng doanh thu = Thu nhập lãi thuần + Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ + Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối + (Lỗ)/Lãi thuần từ giao dịch mua bán chứng khoán kinh doanh + Lãi thuần từ đầu tư mua bán chứng khoán + Lãi thuần từ hoạt động khác + Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần công ty khác.

Quy tắc tính chỉ số CIR chính xác nhất

Quy tắc tính chỉ số CIR chính xác nhất
Nguồn: media.vneconomy.vn

Sau khi đã hiểu chỉ số CIR là gì và công thức cơ bản để tính chỉ số này, chúng ta cần phải nắm được những quy tắc để xác định chỉ số thu nhập CIR một cách hiệu quả và chính xác nhất, có 5 quy tắc cơ bản sau:

Quy tắc 1: Xác định tổng chi phí hoạt động của tổ chức

Bạn phải tính đến rất nhiều loại chi phí, như: phí quản lý, phí trả lương cho nhân viên, phí bảo trì hệ thống, phí sửa chữa, đi lại, các loại thuế và ngân sách Marketing/tiếp thị. Hãy tập hợp những loại phí này một cách chính xác nhất và cộng tất cả các chi phí này lại ta sẽ được tổng chi phí hoạt động. 

Quy tắc 2: Xác định toàn bộ chi phí tài chính

Thường thì các nhà đầu tư mới sẽ bỏ qua nguyên tắc này vì nó không thuộc danh mục chi phí hoạt động cơ bản của ngân hàng và doanh nghiệp. Tuy nhiên, chi phí tài chính là bao gồm bất kỳ khoản thanh toán nào liên quan đến tài sản của ngân hàng và doanh nghiệp đó. Đây là dịch vụ nợ của ngân hàng (tương tự một khoản thế chấp hoặc cho thuê mặt bằng văn phòng hoặc tòa nhà), là loại chi phí định kỳ mà ngân hàng và doanh nghiệp thường phải thanh toán cho các nhà đầu tư của mình hàng tháng/hàng quý trong một thời hạn nhất định. 

Quy tắc 3: Xác định tổng thu nhập tài chính của công ty

Tổng thu nhập tài chính thể hiện số tiền mà công ty đã kiếm được trước khi khấu trừ các khoản thanh toán, chi phí và thuế. Nếu ngân hàng hoặc doanh nghiệp đó có nhiều nguồn thu nhập và dòng tiền khác nhau. Đầu tiên bạn phải đảm bảo tính chính xác của tất cả các dòng tiền thu nhập đó. Sau đó, cộng tất cả chúng lại với nhau để tính tổng thu nhập tài chính một cách hợp lý và chính xác.

Quy tắc 4: Tính chỉ số thu nhập hoạt động kinh doanh

Sau khi bạn đã tập hợp đầy đủ tổng thu nhập tài chính và tổng chi phí tài chính của ngân hàng/doanh nghiệp thì đây là số tiền ngân hàng/doanh nghiệp kiếm được sau khi trừ đi chi phí tài chính nhưng chưa tính vào chi phí hoạt động của ngân hàng/doanh nghiệp. Kết quả này thể hiện thu nhập hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

Ví dụ: Trong 1 quý, nếu thu nhập tài chính của ngân hàng trong là 11 tỷ,  chi phí tài chính là 2,5 tỷ, thì thu nhập hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó là 8,5 tỷ.

Quy tắc 5: Dùng đúng công thức tính CIR

Để xác định đúng tỷ lệ chi phí trên thu nhập, hãy chắc chắn rằng bạn đã sử dụng đúng công thức. Ví dụ như chi phí hoạt động của ngân hàng trong quý đó là 2,5 tỷ. Và thu nhập hoạt động của ngân hàng là 11 tỷ.

Áp dụng công thức (1) ta có chỉ số CIR như sau: CIR = (2,5 tỷ / 11 tỷ) x 100 = 22,73 %

Giá trị này có thể chấp nhận được vì nó cho thấy ngân hàng hoạt động có lợi nhuận.

Cách cải thiện chỉ số CIR

Đã có rất nhiều phương pháp được đưa ra nhằm cải thiện chỉ số CIR, bởi bản thân các ngân hàng và doanh nghiệp luôn muốn tìm ra cách hiệu quả nhất để thực hiện điều này.

Cách cải thiện chỉ số CIR

Dưới đây là 2 cách đang được đánh hiệu quả nhất hiện nay:

  • Cách 1: Tăng năng suất bán hàng thông qua việc cải thiện về chất lượng sản phẩm, dịch vụ mang lại cho khách hàng. Việc liên tục cải thiện tốt hơn để đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng sẽ giúp người dùng dễ dàng chấp nhận và sẵn sàng bỏ ra nhiều chi phí để có được sự hài lòng khi sử dụng.
  • Cách 2: Ngân hàng nên tận dụng nguồn lực có sẵn (con người, công nghệ) để kịp xu hướng thị trường, tiên phong dẫn đầu tìm ra cái mới, giải quyết nhu cầu khách hàng nhanh chóng, tăng trải nghiệm người dùng.

Vì sự phát triển của nền kinh tế, những cải cách đổi mới ngày càng kiên quyết của nhà nước, các ngân hàng đã và đang tìm cách để tạo ra nhiều giá trị hơn, từ những kế hoạch xây dựng chiến lược kinh doanh đúng đắn, đến việc đầu tư để tăng trải nghiệm người dùng,  với mong muốn đón đầu xu thế, đáp ứng nhu cầu khách hàng hiệu quả nhất. Bởi vậy, chỉ số CIR cũng trở nên ngày càng quan trọng và xem như thước đo hiệu quả hoạt động rõ ràng nhất, giúp các nhà quản lý theo dõi diễn biến và quá trình phát triển của ngân hàng và doanh nghiệp. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin về chỉ số CIR, cách tính và vận dụng CIR vào quá trình đầu tư cũng như cách để cải thiện CIR hiệu quả cho các doanh nghiệp ngân hàng. ZaloPay hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có cái nhìn chính xác về chỉ số tài chính này, từ đó vận dụng chính xác trong quá trình đầu tư của mình.

Tags:
#thong_tin_tai_chinh#đầu_tư_tài_chính#thị_trường_chứng_khoán#học_đầu_tư_chứng_khoán#kinh_te_thi_truong#thuat_ngu_kinh_te

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay