Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư

7 cấp độ tự do tài chính & Làm thế nào để sớm đạt tự do tài chính?

Tự do tài chính là mục tiêu phấn đấu của rất nhiều người, dù là sinh viên mới ra trường hoặc những người đã có công việc ổn định. Mỗi người sẽ có một mốc riêng cho bản thân mình. Vậy bạn có biết tự do tài chính là gì không? Cần làm gì để có thể tự do tài chính? ZaloPay sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi đó qua bài viết sau đây!

Tự do tài chính là gì?

Tự do tài chính là ngưỡng của nguồn tiền đủ để chi trả cho nhu cầu sinh hoạt mà không bị chi phối bởi các tác động khác đến tiền bạc, làm xáo trộn cuộc sống của bạn. Nói đơn giản hơn, tự do tài chính là khi những quyết định trong cuộc sống của bạn không còn bị phụ thuộc vào tiền. Ví dụ, bạn có thể nghỉ hưu sớm vào năm 40 tuổi hoặc làm công việc bạn thích dù mức lương không quá cao.

Tự do tài chính là gì?
Nguồn: cafef.com

Các cấp độ của tự do tài chính

Grant Sabatier - một triệu phú tự thân từ tuổi 30, đã đưa ra một lộ trình đảm bảo sự an toàn cho tài chính cá nhân  của mỗi người. Lộ trình tự do tài chính có 7 cấp độ, bao gồm:

Cấp độ 1: Rõ ràng

Đầu tiên, bạn cần phải nắm rõ các nguồn thu chi của bản thân. Bạn đang có bao nhiêu tiền, bạn có bao nhiêu khoản nợ và mục tiêu tài chính của bạn là gì. Bạn cần biết được điểm xuất phát của mình, để từ đó cố gắng và phấn đấu nhằm hoàn thành kế hoạch đã đề ra. 

Cấp độ 2: Tự túc

Sau khi đã xác định được khả năng tài chính, bạn cần phải quản lý các khoản chi tiêu của mình. Nói cách khác, bạn cần kiếm đủ tiền để chi trả các chi phí cần thiết, mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào khác. Bạn có thể làm thêm, đầu tư hay vay nợ để tự lo cho bản thân mình.

Xem thêm: Tuyệt chiêu quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Cấp độ 3: Thư thái

Ở cấp độ này, sau khi đã trừ đi các khoản chi cần thiết, bạn nên trích ra một phần tiền để tiết kiệm và đầu tư. Khi đã chạm đến ngưỡng cấp độ 3, tài chính của bạn đã bắt đầu dư dả hơn một chút. 

Xem thêm: Nguyên tắc 6 chiếc lọ

Cấp độ 4: Ổn định

Ổn định có nghĩa là bạn đã trả được những khoản nợ có lãi suất cao. Đồng thời, quỹ khẩn cấp của bạn đủ để chi tiêu trong vòng 6 tháng. Tiết kiệm tiền sẽ giúp nguồn ngân sách của bạn không bị ảnh hưởng bởi những tình huống bất ngờ. 

Cấp độ 5: Linh hoạt

Khi quỹ tiết kiệm của bạn đủ để bạn chi tiêu trong vòng 2 năm, nghĩa là bạn đã bắt đầu linh hoạt trong tài chính. Những khoản tiền này có thể là từ đầu tư hoặc từ các tài khoản tiết kiệm, miễn là bạn có thể tiếp cận khoản ngân sách đó bất cứ lúc nào bạn cần. 

Cấp độ 6: Độc lập tài chính

Theo Grant Sabatier, độc lập tài chính là các nguồn thu của bạn được tạo ra từ việc đầu tư, chứ không còn phụ thuộc vào khoản lương hàng tháng. Những người độc lập về tài chính thông thường sẽ có lối sống tối giản và dành phần nhiều ngân sách để đầu tư.

Xem thêm: Top 5 app đầu tư tài chính uy tín, phổ biến hiện nay

Cấp độ 7: Của cải dồi dào

Thông thường, những người độc lập về tài chính đều tuân theo quy tắc 4%. Vậy quy tắc 4% là gì? Quy tắc có nghĩa là bạn có thể rút 4% từ các danh mục đầu tư mỗi năm, nhưng vẫn đảm bảo khoản tiền còn lại sẽ tiếp tục tăng lên. Ở cấp độ này, tiền bạc và các khoản đầu tư không còn là nỗi lo của bạn nữa, bởi nó không phải là điều quan trọng trong cuộc sống hàng ngày.

7 cấp độ của tự do tài chính
Nguồn: vnexpress.net

Nguyên tắc để đạt được tự do tài chính cần nắm rõ

  • Gia tăng nguồn thu nhập

Nguồn thu nhập của bạn càng lớn thì càng thu hẹp lại khoảng cách đạt được tự do tài chính. Do đó, bạn cần gia tăng nguồn thu nhập thông qua công việc chính như nâng cao hiệu suất công việc, tăng lương hoặc đầu tư thêm bên ngoài. Đa dạng nguồn thu sẽ giúp bạn giảm rủi ro thất thoát tiền bạc.

  • Tích lũy tiền bạc

Khả năng tích lũy tiền bạc của bạn càng cao thì sẽ tạo ra của cải dồi dào, thúc đẩy quá trình tự do tài chính nhanh hơn. Trong thu chi hàng tháng, bạn nên để ra một quỹ được gọi là quỹ tiết kiệm hoặc quỹ dự phòng.

  • Giảm nhu cầu vật chất không cần thiết

Lối sống xa hoa ngay khi chưa có dư dả tiền bạc hoặc thậm chí đã dư dả thì vẫn khiến cho nhu cầu tự do tài chính càng xa. Nhu cầu vật chất để trang trải cuộc sống vừa vặn, phù hợp với nguồn thu vào sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được ngưỡng mà mình mong muốn. Hãy cắt bớt các khoản chi tiêu không cần thiết.

  • Áp dụng quy tắc 4%

Lạm phát thường xuyên diễn ra nên việc thu - chi sẽ có sự không cân đối nếu như vẫn áp dụng cách quản lý tiền bạc như ban đầu. Do đó, bạn có thể cắt 4% từ nguồn đã tích lũy được để chi tiêu, được xem là phần chi tiêu hợp lý do lạm phát.

Tham khảo: Đầu tư tài chính là gì?

Đầu tư sinh lời

Cách tạo nguồn thu nhập thụ động từ đầu tư để đạt ngưỡng tự do tài chính

1. Đầu tư vàng

Vàng là kênh đầu tư tương đối bền vững, được nhiều người lựa chọn bởi không phải quản lý phức tạp, cũng không cần đầu tư quá nhiều kiến thức. Giá trị của vàng giúp chống lạm phát tăng cao. Ngoài ra, nếu như bạn chăm chỉ cập nhật kiến thức, tình hình kinh tế trong nước và thế giới, bạn có thể đầu tư vàng có tỉ suất sinh lời tốt.

2. Đầu tư bất động sản

Với kênh đầu tư này, bạn cần có nguồn tài chính lớn và kiến thức vững chắc. Đầu tư bất động sản có khả năng sinh lời tốt sẽ rơi vào khoảng 15-20%/năm. Để đạt được điều này, bạn nên chọn những sản phẩm có giá trị đầu tư về tiềm năng phát triển khu vực đó, sức mua của thị trường.

3. Đầu tư chứng khoán

Đây là mảnh đất màu mỡ dành cho những ai đang tập tành đầu tư mà có số vốn ít. Đầu tư chứng khoản là hoạt động lấy tiền của bạn mua những mã cổ phiếu do công ty phát hành. Bạn sẽ dựa vào khả năng sinh lời và triển vọng phát triển trong tương lai của công ty đó để biết được mã cổ phiếu của mình có nên đầu tư hay không. Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào khả năng dự đoán cũng như kiến thức, thông tin kinh tế - chính trị để đưa ra quyết định tốt. Nếu là “dân chơi mát tay” thì bạn có thể sinh lời khoảng 8-15%/năm.

Tự do tài chính thông qua đầu tư chứng khoán

4. Đầu tư quỹ mở

Nếu như đầu tư chứng khoán bạn cần một lượng kiến thức khổng lồ, thường xuyên phải cập nhật thông tin thì ở đầu tư quỹ, bạn sẽ không phải làm việc đó. Quỹ mở này là quỹ mà bạn đưa tiền cho những chuyên gia, nhờ họ đầu tư cho mình. Tuy lợi nhuận quỹ sẽ không cao như chứng khoán nhưng sẽ thật sự phù hợp với những bạn không hoặc hạn chế khả năng, kinh nghiệm đầu tư.

5. Đầu tư kinh doanh

Nếu bạn đam mê kinh doanh nhưng không có thời gian để quản lý, điều hành thì có thể tham gia ở diện đầu tư, thu lợi nhuận theo phần trăm mà bạn thương lượng. Điều này sẽ có rủi ro nếu như nơi bạn đầu tư thất bại triền miên. Tuy nhiên, nếu như bạn đánh giá được triển vọng trong tương lai cũng như tin vào người “đầu thuyền” thì tỉ suất sinh lời khá tốt. Lợi nhuận cao hay thấp sẽ phụ thuộc vào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đó.

6. Đầu tư Forex

Đây là kênh đầu tư được xem là siêu lợi nhuận. Tuy nhiên, hình thức đầu tư nào càng siêu lợi nhuận thì tỉ lệ rủi ro cực lớn. Do đó, nếu bạn muốn “dấn thân” vào con đường đầu tư này, hãy đảm bảo rằng, bạn đã sẵn sàng có nguồn tài chính tốt và có chiến lược bài bản.

Hướng dẫn tạo Tài khoản tích lũy trên ZaloPay

Nhằm đáp ứng nhu cầu tiết kiệm và đầu tư của nhiều khách hàng, ví điện tử ZaloPay đã cho ra mắt sản phẩm mới “Tài khoản tích lũy” - giúp người dùng vừa có thể tích lũy vừa có thể sinh lời. Chỉ với 10.000 đồng mỗi ngày, khách hàng đã có thể thu về lợi nhuận với mức tỷ suất lên đến 5%/năm. Bên cạnh đó, khách hàng còn có thể dùng khoản tiền tiết kiệm này để thanh toán hóa đơn cũng như sử dụng các dịch vụ. Hơn thế nữa, người dùng có thể rút tiền bất kỳ lúc nào từ Tài khoản tích lũy về ví ZaloPay mà không mất bất kỳ chi phí nào.

Đầu tư sinh lời với Tài Khoản Tích Lũy

Tạo Tài khoản tích lũy trên ví điện tử ZaloPay vô cùng đơn giản và nhanh chóng, gồm các bước như sau: 

  • Bước 1: Mở ứng dụng ZaloPay hoặc truy cập ứng dụng Zalo và mở ví ZaloPay. Chọn biểu tượng Tài khoản tích lũy trên màn hình chính và bấm “Tiếp tục.”
  • Bước 2: Đọc phần hướng dẫn, sau đó chọn “Đăng ký để nhận tiền lời”
  • Bước 3: Chọn “Mở Tài khoản tích lũy”, điền các thông tin cần thiết.
  • Bước 4: Kiểm tra hợp đồng và ký hợp đồng, lúc này bạn đã mở Tài khoản tích lũy thành công. Nạp tiền vào Tài khoản tích lũy (tối thiểu 10.000đ ở lần nạp đầu tiên) và nhận tiền lời mỗi ngày.
tự do tài chính là gì

Xem thêm: Tài Khoản Tích Lũy

Trên đây là những thông tin cơ bản về khái niệm tự do tài chính, cũng như các cấp độ của nó. Hy vọng bài viết của ZaloPay sẽ giúp bạn biết được cách để có thể đạt được tự do tài chính và sớm hoàn thành mục tiêu tương lai của bản thân.

Tags:
#tài_khoản_tích_lũy#quản_lý_chi_tiêu#tiết_kiệm_tiền

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay