Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Mây Ichimoku là gì? Cách sử dụng chỉ báo Ichimoku trong đầu tư chứng khoán

Mây Ichimoku là một công cụ giao dịch mạnh mẽ trên thị trường chứng khoán. Chỉ báo này có thể tự hoạt động như một hệ thống giao dịch độc lập và gần như hoàn chỉnh. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư vẫn cảm thấy bối rối khi xem thông tin từ chỉ báo này và dẫn đến việc hiểu sai tín hiệu Ichimoku. Trong bài viết dưới đây, ZaloPay sẽ giải thích mây Ichimoku là gì và hướng dẫn cách sử dụng chỉ báo này để đưa ra quyết định giao dịch hiệu quả.

Mây Ichimoku là gì? Lịch sử hình thành mây Ichimoku

Khái niệm mây Ichimoku

Mây Ichimoku hay Ichimoku Kinko Hyo là một phương pháp phân tích kỹ thuật của Nhật Bản. Công cụ này bao gồm 5 thành phần, 2 trong số 5 thành phần tạo thành bộ phận giống như đám mây. Chính vì lý do đó mà các nhà đầu tư gọi chỉ báo này là đám mây Ichimoku.

Đám mây Ichimoku là sự kết hợp các chỉ báo hàng đầu, xác định các kháng cự, mức hỗ trợ, xu hướng và cung cấp các điểm vào lệnh tiềm năng cho nhà giao dịch. Do đó, Ichimoku được biết đến như một chỉ báo kỹ thuật nâng cao được nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp sử dụng. Trong phân tích kỹ thuật, mây Ichimoku hoạt động tốt nhất như một chỉ báo xu hướng. Điều này là do hầu hết các thành phần của chỉ báo được tính bằng công thức MA, chỉ báo xác định xu hướng của thị trường. 

Lịch sử hình thành mây Ichimoku

Mây Ichimoku là một chỉ báo kỹ thuật được phát triển bởi Goichi Hosoda, một nhà báo Nhật Bản. Ông có đam mê các biểu đồ hình nến trong nhiều năm. Vì vậy, sau khi thành lập trung tâm nghiên cứu biểu đồ, ông đã tạo ra một hệ thống khép kín, sử dụng các đường trung bình trên biểu đồ hình nến để tìm ra hệ thống giao dịch hoàn thiện nhất. Năm 1935, ông và các cộng sự của mình đã hoàn thành hệ thống giao dịch đám mây Ichimoku. Tuy nhiên, đến năm 1969 mới công bố chỉ số này với công chúng. Đến nay, mây Ichimoku vẫn là chỉ báo có tính linh hoạt được nhiều nhà đầu tư chứng khoán sử dụng.

Các thành phần chỉ báo đám mây Ichimoku

Nếu các chỉ báo khác trong chứng khoán chỉ có một đường hoặc một phạm vi nhất định thì chỉ báo Ichimoku có 5 đường với ý nghĩa và vai trò khác nhau, cụ thể: 

Kijun-Sen – Đường Cơ sở

Đường Kijun-Sen còn được gọi là đường xu hướng hay đường cơ sở. Mỗi giá trị Kijun Sen được tính là trung bình của 26 phiên giao dịch gần nhất. Đây là đường đại diện cho mức hỗ trợ và kháng cự chính, đồng thời xác nhận sự thay đổi của xu hướng. Và công thức tính đường Kijun-Sen như sau:

Kijun-sen = (Giá cao nhất + Giá thấp nhất) / 2

Đường này được coi là 1 trong 5 đường tạo nên hệ thống giao dịch Ichimoku. Đường này thể hiện động lực giá trong một khoảng thời gian dài nên tín hiệu tương đối tin cậy. Nếu đường giá nằm trên đường Kijun-Sen thì thị trường đang trong giai đoạn giảm giá. Ngược lại, khi giá nằm dưới đường Kijun-Sen thì thị trường đang trong xu hướng tăng. 

Tenkan-Sen – Đường Chuyển đổi

Đường chuyển đổi là giá trung bình của giá cao nhất và thấp nhất trong 9 phiên giao dịch gần nhất. Đường này giúp nhà đầu tư xác định được vùng kháng cự và hỗ trợ hoặc tín hiệu đảo chiều của xu hướng. Công thức tính:

Tenkan-sen = (Giá cao  + Giá thấp) / 2

Không giống như Kijun Sen, đường Tenkan-Sen chỉ được tính dựa trên giá trung bình của 9 phiên giao dịch gần nhất. Sự giao nhau giữa đường Kijun-sen và Tenkan-sen giúp các nhà giao dịch xác định thị trường để tìm điểm vào lệnh.

Chikou-Span – Đường trễ

Chikou-Span chỉ đơn giản là giá đóng cửa trong 26 kỳ gần nhất. Đường này cung cấp cho nhà đầu tư cái nhìn tổng quan giữa xu hướng hiện tại và xu hướng trước đó. Cụ thể:

  • Khi đường Chikou-Span nằm trên đường giá, thị trường đang có xu hướng tăng. 
  • Khi đường Chikou Span nằm dưới đường giá, thị trường đang trong xu hướng giảm. 
  • Khi đường Chikou Span nằm trong đường giá, thị trường đang trong xu hướng tích lũy hoặc sắp đảo chiều. 
  • Khi đường Chikou Span đan xen với đường giá: Tín hiệu không rõ ràng, nhà đầu tư nên theo dõi kỹ trong giai đoạn này.

Senkou-Span A  – Đường dẫn A

Senkou-Span A được vẽ dịch chuyển về phía trước 26 phiên giao dịch. Đường  này sẽ hình thành nên một phần đám mây để xác định được vùng hỗ trợ và kháng cự trong tương lai.

Senkou-Span A = (Kijun-Sen + Tenkan-Sen) / 2

Senkou-Span B – Đường dẫn B

Đường Senkou-Span B được vẽ về phía trước 26 phiên giao dịch. Tương tự như đường Senkou-Span A, hình thành nên một phần đám mây để xác định được vùng hỗ trợ và kháng cự trong tương lai.

Đường Senkou-Span A và đường Senkou-Span B là hai đường chính được sử dụng để tạo ranh giới đám mây Ichimoku. 

Senkou - Span B – Đường dẫn B


Ý nghĩa của những đám mây trong hệ thống Ichimoku

Chỉ báo Ichimoku được các nhà đầu tư sử dụng phổ biến vì tính năng hiệu quả. Ý nghĩa của chỉ báo Ichimoku như sau: 

  • Hệ thống Ichimoku Kinko Hyo cho thấy một cái nhìn đầy đủ về biến động của giá. Công cụ này có thể khắc phục nhiều hạn chế của các kỹ thuật khác. 
  • Ichimoku cung cấp mức hỗ trợ và kháng cự có thể được dự đoán trong tương lai. Trong khi nhiều kỹ thuật khác chỉ cung cấp mức hỗ trợ và kháng cự cho ngày và giờ hiện tại.
  • Ichimoku được kết hợp với các chỉ báo kỹ thuật khác để tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. 
  • Ichimoku thể hiện tính khách quan của thị trường nên khi áp dụng vào chiến lược thị trường sẽ dễ dàng và hiệu quả hơn. 

Ưu điểm của chỉ báo đám mây Ichimoku

Chỉ báo Ichimoku có thể được sử dụng trong nhiều thị trường giao dịch khác nhau như chứng khoán, hợp đồng tương lai,... Nhà giao dịch có thể xem dữ liệu hiệu suất có sẵn.

Hiện nay, ít chỉ báo có thể cung cấp tổng quan về các đường hỗ trợ và kháng cự trong một phép tính duy nhất. Tuy nhiên, đám mây Ichimoku có tác dụng như một công cụ đánh giá biểu đồ tổng hợp vì tất cả các dữ liệu được hiển thị và liên kết với nhau. 

Mây Ichimoku có thể giúp bạn tạo giao dịch chỉ trong vài phút. Do đó, các nhà đầu tư có thể dễ dàng nhìn thấy hướng chuyển động của giá và sức mạnh của xu hướng. 

Trong khi với hầu hết các chỉ báo khác, bạn chỉ nhận được một chỉ báo cho xu hướng hoặc tín hiệu và sau đó phải sử dụng các chỉ báo khác để xác nhận xem tín hiệu đó có đúng hay không. Tuy nhiên, với đám mây Ichimoku bạn có thể xác nhận xu hướng giao dịch trên thông qua một chỉ báo.

Mặc dù, đám mây Ichimoku xuất hiện khá phức tạp trên màn hình nhưng nhà đầu tư có thể xóa một số đường không sử dụng để hiển thị dữ liệu rõ ràng hơn thông qua các nền tảng như MetaTrader 4 hoặc MetaTrader 5.

Ưu điểm của chỉ báo đám mây Ichimoku


Hướng dẫn cách sử dụng mây Ichimoku trong giao dịch chứng khoán

Chỉ báo Ichimoku cho nhà đầu tư cái nhìn tổng quan của biểu đồ. Công cụ này có thể áp dụng như sau:

Nhận định thị trường bằng mây Ichimoku 

Các nhà đầu tư có thể sử dụng chỉ báo Ichimoku để xem xu hướng giá thị trường.

  • Xu hướng tăng khi đường giá nằm trên đám mây Ichimoku. 
  • Xu hướng giảm khi đường giá nằm dưới đám mây Ichimoku. 
  • Không có xu hướng nào khi giá nằm trong phạm vi của các đám mây Ichimoku. 

Trong một số trường hợp, các nhà đầu tư có thể thấy rằng chỉ báo Ichimoku đang hoạt động hiệu quả khi thị trường di chuyển theo một xu hướng cụ thể. Tuy nhiên, nếu giá bị phá vỡ nhà đầu tư sẽ không thể tìm thấy điểm vào lệnh tốt nhất

Đường Tenkan-Sen cắt đường Kijun-Sen

  • Khi Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen, hướng từ dưới lên hiển thị thị trường chứng khoán đi lên. 
  • Khi Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen từ trên xuống, điều đó cho thấy thị trường đang trong xu hướng giảm. 
  • Khi Tenkan-Sen và Kijun-Sen giao nhau phía trên đám mây Ichimoku, nghĩa là tín hiệu mua mạnh và ngược lại Tenkan-sen và Kijun-sen giao nhau bên dưới đám mây Ichimoku là một tín hiệu bán mạnh.

Đường Chikou-Span cắt đường giá

  • Chikou-Span cắt đường giá từ bên dưới, đây là tín hiệu để các nhà đầu tư  đặt lệnh mua. 
  • Khi hai đường cắt nhau chiều từ trên xuống, các nhà giao dịch có thể thực hiện các lệnh bán. 

Đường Senkou-Span A cắt đường Senkou-Span B

Khi Ichimoku ở một trong các trường hợp sau, các nhà đầu tư có thể vào lệnh mua: 

  • Nhập lệnh khi giá ở trên vùng mây.
  • Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen từ dưới hướng lên. 
  • Đường Tenkan-Sen và Kijun-Sen giao nhau nằm trên đám mây Ichimoku. 
  • Đường Senkou-Span A nằm trên Senkou-Span B. 
  • Đường Chikou Span nằm trên đường giá. 

Khi Ichimoku ở trong các trường hợp dưới đây, nhà đầu tư có thể mở lệnh bán.

  • Vào lệnh bán khi giá ở dưới đám mây.
  • Tenkan-Sen giao Kijun-Sen theo hướng từ trên xuống. 
  • Giao điểm của đường Tenkan-Sen và Kijun-Sen nằm bên dưới đám mây Ichimoku. 
  • Senkou-Span A thấp hơn Senkou-Span B. 
  • Chikou Span nằm dưới đường giá. 

Bài viết trên đây ZaloPay đã cung cấp những thông tin về mây Ichimoku và cách sử dụng mây Ichimoku trong chứng khoán. Hy vọng những kiến thức này giúp nhà đầu tư áp dụng mây Ichimoku để nâng cao hiệu quả đầu tư.

Tags:
#đầu_tư_tài_chính#học_đầu_tư_chứng_khoán#thị_trường_chứng_khoán

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay