NAV là gì? Trong chứng khoán, NAV (Net Asset Value) hay giá trị tài sản ròng của một công ty là tổng tài sản trừ đi tổng nợ phải trả.
NAV đại diện cho giá trị thị trường của mỗi cổ phần công ty và có thể thay đổi theo từng ngày.
NAV là một những những chỉ số quan trọng để đánh giá kết quả của các quỹ đầu tư. Dựa vào chỉ số NAV, nhà đầu tư có thể hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của doanh nghiệp, từ đó dễ dàng hơn trong việc đưa ra các dự đoán về cơ hội, rủi ro khi đầu tư.
NAV sẽ bao gồm 3 thành phần như sau:
Do đó, cần thận trọng khi đầu tư vào các công ty có vẻ ngoài "hoành tráng" nhưng lại phụ thuộc nhiều vào vốn vay. Dù quy mô lớn và tài sản dồi dào, nếu nguồn vốn chủ yếu đến từ vay nợ, nhà đầu tư nên xem xét kỹ trước khi quyết định. Khi đó, chỉ số NAV có thể giúp bạn đánh giá chính xác giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp, từ đó giảm thiểu rủi ro khi đầu tư.
>> Xem thêm: Phân tích cơ bản trong đầu tư chứng khoán
Công thức tính chỉ số NAV như sau:
NAV = Tổng tài sản - tổng nợ phải trả |
Dựa vào chỉ số NAV, ta có thể tính được NAV trên mỗi cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ (NAV per share) như sau:
NAV per share = (Tổng tài sản - tổng nợ phải trả)/Tổng số cổ phiếu đang lưu hành |
Trong đó:
Ví dụ: Công ty A có tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán năm 2021 là 10.000.000.000 đồng, tổng nợ phải trả là 6.000.000.000 đồng và tổng số cổ phiếu đang lưu hành là 1.000.000 cổ phiếu. Áp dụng vào công thức sẽ có như sau:
NAV per share = ( 10.000.000.000 - 6.000.000.000)/1.000.000 = 4.000 đồng.
Như vậy, giá trị tài sản thuần của công ty A trên mỗi cổ phiếu vào năm 2021 là 4.000 đồng.
>> Xem thêm: Sàn chứng khoán là gì? Top 4 sàn giao dịch chứng khoán uy tín nhất Việt Nam
Ý nghĩa của NAV được xét theo từng trường hợp cụ thể như sau:
Trường hợp 1: NAV cao hơn mệnh giá cổ phiếu của công ty.
Ví dụ: Chỉ số NAV của công ty là 250.000 đồng/cổ phần, nhưng mệnh giá cổ phiếu lại là 200.000 đồng/cổ phần.
Điều này sẽ cho thấy được rằng, công ty đã có vốn tích lũy phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Khoản vốn này có thể đến từ nguồn lợi nhuận để lại, hoặc từ chênh lệch cổ phiếu phát hành. Như vậy, chứng tỏ rằng công ty đang làm ăn tốt, có lãi, nhà đầu tư nên cân nhắc đến việc mua cổ phiếu của công ty này. Nếu mua cổ phần với giá 250.000 đồng/cổ phần thì bạn vẫn đang mua đúng với giá trị công ty trên sổ sách.
Trường hợp 2: NAV không đổi nhưng công ty tạo ra mức lợi nhuận cao.
Ví dụ: Chỉ số NAV và mệnh giá cổ phiếu của công ty đều là 250.000 đồng/cổ phần, tuy nhiên công ty vẫn đạt được lợi nhuận hàng năm cao.
Trong trường hợp này có thể hiểu rằng, công ty đang thu được mức lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn, chính vì vậy mà giá cổ phiếu tăng trưởng ổn định. Lúc này, nhà đầu tư có thể cân nhắc đến việc mua cổ phiếu theo mức giá cao hơn NAV để thu về lợi nhuận gia tăng trong thời gian sắp tới.
Trường hợp 3: NAV không đổi nhưng công ty tạo ra mức lợi nhuận âm.
Ví dụ: Chỉ số NAV và mệnh giá cổ phiếu của công ty đều là 250.000 đồng/cổ phần, nhưng công ty có mức lợi nhuận âm.
Trường hợp này, chứng tỏ công ty đang trong thời kỳ làm ăn thua lỗ, số tiền vay nợ cao hơn NAV. Lúc này, nhà đầu tư phải tính toán kỹ lưỡng, cân nhắc đến việc có nên mua cổ phiếu với mức 250.000 đồng/cổ phần hay không.? Tuy nhiên, đi kèm với rủi ro chính là một mức lợi nhuận cao, nên nhà đầu tư hãy phân tích theo nhiều khía cạnh khác trước khi quyết định.
Xem thêm: Các kênh đầu tư tài chính hiệu quả không nên bỏ qua
NAV | Giá cổ phiếu | |
Định nghĩa | NAV là giá trị tài sản thuần của doanh nghiệp. | Giá cổ phiếu là giá mà bạn mua - bán trên thị trường, được xác định bằng mức chi phí nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra để giao dịch. |
Yếu tố chi phối | NAV phụ thuộc hoàn toàn vào tài sản ròng hiện tại của doanh nghiệp. | Giá cổ phiếu phụ thuộc yếu tố cung - cầu hoặc xu hướng thị trường, có thể tăng giảm bởi người mua - bán. |
Biến động | Chỉ số NAV được chốt theo ngày. | Giá cổ phiếu có thể thấp hơn hoặc cao hơn chỉ số NAV và biến động theo từng thời điểm và do người mua người bán quyết định. Giá cổ phiếu có thể bị thao túng do đầu cơ. |
Tài khoản chứng khoán là một sản phẩm tài chính thuộc quyền sở hữu của Công ty Chứng khoán DNSE, được tích hợp trên ứng dụng thanh toán Zalopay. Đây là một công cụ hữu hiệu giúp cho việc đầu tư chứng khoán trở nên dễ dàng và tiện lợi hơn bao giờ hết, ngay cả khi bạn mới tham gia vào thị trường. Một số ưu điểm nổi bật của Tài khoản chứng khoán mà bạn cần biết:
Tải ngay ứng dụng Zalopay và trải nghiệm đầu tư từ 01 cổ phiếu ngay thôi nào!
Như vậy, NAV chính là chỉ số giúp nhà đầu tư đánh giá được giá trị thật của một công ty, giúp bạn đưa ra quyết định có nên mua cổ phiếu của công ty đó hay không. Hy vọng, những thông tin ZaloPay tổng hợp ở trên đã giúp bạn hiểu rõ NAV là gì, từ đó có thêm cơ sở để giúp tăng lợi nhuận cho mình.
Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay