Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Khi bị lừa vay tiền qua app phải làm sao? 3 bước xử lý và phòng tránh

Trong thời đại công nghệ số, các vụ lừa đảo vay tiền qua app ngày càng gia tăng, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài chính và tâm lý cho người dùng tại Việt Nam. Với những chiêu thức tinh vi, kẻ xấu lợi dụng nhu cầu vay vốn cấp bách để đánh cắp thông tin và tiền bạc. Vậy bị lừa vay tiền qua app phải làm sao? Trong bài viết này, Zalopay sẽ hướng dẫn các bước xử lý hiệu quả và cách phòng tránh để bảo vệ an toàn tài chính.

Thực trạng lừa đảo vay tiền qua app, vay tiền online

Lừa đảo vay tiền qua ứng dụng di động và các nền tảng online đang trở thành vấn đề nhức nhối tại Việt Nam. Theo thống kê, hàng ngàn người đã trở thành nạn nhân của các ứng dụng giả mạo hoặc các tổ chức tín dụng bất hợp pháp. Những kẻ lừa đảo yêu cầu người vay phải thanh toán trước các loại phí để làm hồ sơ và cam kết hoàn lại toàn bộ số tiền này sau khi được giải ngân. Các đối tượng này thường lợi dụng tâm lý cần tiền gấp, hứa hẹn khoản vay tiền nóng nhanh chóng, không cần thẩm định, nhưng sau đó đánh cắp thông tin cá nhân hoặc chiếm đoạt tiền phí của người vay. Hậu quả, người vay không chỉ là mất tiền mà còn ảnh hưởng đến điểm tín dụng và an toàn thông tin cá nhân.

Xem thêm:

Tình trạng lừa đảo qua app vay tiền ngày càng phổ biến
Tình trạng lừa đảo qua app vay tiền ngày càng phổ biến (Nguồn: Internet)

Các chiêu thức lừa đảo qua app phổ biến

Các hình thức lừa đảo vay tiền qua ứng dụng di động và nền tảng trực tuyến ngày càng tinh vi, lợi dụng sự thiếu cảnh giác và nhu cầu tài chính cấp bách của người dùng. Dưới đây là những chiêu thức phổ biến mà người vay cần nhận biết để bảo vệ bản thân khỏi các rủi ro tài chính và thông tin cá nhân.

Lừa vay tiền qua app/ ứng dụng di động

Kẻ lừa đảo tạo các ứng dụng giả mạo, thiết kế giao diện tương tự các nền tảng vay uy tín. Người dùng tải app, cung cấp thông tin cá nhân như CMND/CCCD, số tài khoản ngân hàng, thậm chí là mã OTP. Sau đó, thông tin này bị sử dụng để đánh cắp tiền hoặc thực hiện các khoản vay trái phép.

Lừa đảo vay tiền online qua mạng xã hội

Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho kẻ xấu. Chúng tạo tài khoản giả, quảng cáo khoản vay hấp dẫn với lãi suất thấp, sau đó yêu cầu người vay cung cấp thông tin cá nhân. Chúng sẽ sử dụng những thông tin này để đánh cắp tiền của người vay.

Thu phí phê duyệt khoản vay

Một chiêu thức phổ biến là yêu cầu người vay nộp các khoản phí như phí hồ sơ, phí bảo hiểm, hoặc phí duyệt khoản vay. Kẻ lừa đảo liên tục đưa ra lý do để đòi thêm phí, nhưng khoản vay không bao giờ được chuyển đến tay người vay.

Mạo danh nhân viên ngân hàng/quỹ tín dụng

Kẻ xấu giả danh nhân viên ngân hàng hoặc công ty tài chính, liên hệ qua điện thoại, email, hoặc tin nhắn. Chúng yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc nộp phí để “hoàn tất thủ tục vay”. Người vay cần xác minh kỹ trước khi thực hiện bất kỳ giao dịch nào.

Không giải ngân vẫn báo đã duyệt và đòi nợ

Một số app thông báo khoản vay đã được duyệt nhưng không giải ngân. Sau đó, chúng gửi tin nhắn đòi nợ với lãi suất cực cao, đe dọa người vay bằng cách công khai thông tin cá nhân hoặc liên lạc với người thân.

Kẻ xấu sử dụng thông tin cá nhân để vay tiền online

Thông tin cá nhân bị đánh cắp có thể được sử dụng để đăng ký vay tiền tại các tổ chức khác mà nạn nhân không hề hay biết. Khi phát hiện, người bị hại phải đối mặt với các khoản nợ không thuộc về mình.

Xem thêm:

Lừa đảo vay tiền online qua mạng xã hội
Lừa đảo vay tiền online qua mạng xã hội (Nguồn: Internet)

Bị lừa đảo vay tiền online phải làm sao?

Khi phát hiện bị lừa vay tiền qua app phải làm sao? Lúc này, bạn hãy bình tĩnh và thực hiện ngay 3 bước sau đây.

Ngừng mọi giao dịch

Lập tức dừng tất cả giao dịch với ứng dụng hoặc tổ chức đáng nghi. Liên hệ ngân hàng để đổi mật khẩu, khóa tài khoản hoặc tạm ngừng các dịch vụ liên quan nhằm ngăn chặn thiệt hại thêm. Nếu đã cung cấp mã OTP, hãy báo ngay với ngân hàng để được hỗ trợ.

Thu thập bằng chứng

Ghi lại mọi thông tin liên quan đến vụ lừa đảo, bao gồm tin nhắn, email, cuộc gọi, lịch sử giao dịch, ảnh chụp màn hình ứng dụng và các tài liệu, giấy tờ liên quan đến quá trình vay tiền. Đặc biệt, hãy chú ý đến những thông tin cá nhân của kẻ lừa đảo như tên, số điện thoại, địa chỉ,... Những bằng chứng này sẽ hỗ trợ quá trình tố cáo và tăng khả năng lấy lại tiền.

Trình báo cho cơ quan có thẩm quyền

Liên hệ ngay với cơ quan Công an, cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm tại địa phương để trình báo sự việc. Ngoài ra, bạn cũng có thể trình báo với Trung tâm Giám sát An toàn Không gian mạng Quốc gia hoặc Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao. Ngoài ra, đừng quên báo cáo sự việc với ngân hàng hoặc tổ chức tài chính liên quan để được hỗ trợ xử lý.

Xem thêm:

Bị lừa vay tiền qua app phải làm sao? - Trình báo cho cơ quan có thẩm quyền
Bị lừa vay tiền qua app phải làm sao? - Trình báo cho cơ quan có thẩm quyền  (Nguồn: Internet)

Cách đề phòng lừa đảo khi vay tiền online

Để không rơi vào bẫy lừa đảo, hãy thực hiện các biện pháp sau:

  • Nâng cao nhận thức: Tìm hiểu kỹ về các chiêu trò lừa đảo phổ biến hiện nay và luôn đề cao cảnh giác trước những lời mời gọi hấp dẫn.
  • Kiểm tra độ uy tín: Trước khi cung cấp thông tin cá nhân hoặc thực hiện giao dịch, hãy xác minh kỹ lưỡng tính hợp pháp của tổ chức hoặc cá nhân cung cấp dịch vụ vay. Chỉ sử dụng các ứng dụng/app vay tiền từ những tổ chức tài chính uy tín được cấp phép, các ứng dụng thanh toán và trung gian cho vay uy tín như Zalopay.
  • Kiểm tra thông tin: Xác minh nguồn gốc ứng dụng, đọc kỹ điều khoản trước khi đăng ký. Tránh tải app từ các link không rõ ràng.
  • Tăng cường bảo mật: Đặt mật khẩu mạnh và kích hoạt xác thực hai yếu tố (2FA) trên các ứng dụng tài chính để tăng cường bảo mật cho tài khoản. Đồng thời, không cung cấp OTP cho bất kỳ ai.

Xem thêm:

Xác minh nguồn gốc app vay tiền trước khi tải và đăng ký
Xác minh nguồn gốc app vay tiền trước khi tải và đăng ký (Nguồn: Internet)

Hướng dẫn Vay tiền nhanh qua Zalopay an toàn, uy tín

Zalopay là ứng dụng thanh toán uy tín, hợp tác với các tổ chức tài chính hàng đầu như SHB Finance và CAKE by VPBank. để cung cấp dịch vụ vay nhanh an toàn. Quy trình vay tiền qua Zalopay minh bạch, không thu phí ẩn, giải ngân tức thì, bảo mật tuyệt đối. Để đăng ký dịch vụ Vay tiền nhanh qua Zalopay, bạn chỉ cần thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Tải ứng dụng Zalopay, đăng nhập và xác minh tài khoản. Vào mục “Vay tiền nhanh”.
  • Bước 2: Lựa chọn số tiền vay và kỳ hạn thanh toán phù hợp.
  • Bước 3: Điền đầy đủ thông tin cá nhân và thông tin tài chính theo yêu cầu.
  • Bước 4: Thực hiện xác thực bảo mật bằng cách chụp ảnh chân dung theo hướng dẫn.
  • Bước 5: Nhận thông báo duyệt hồ sơ và ký hợp đồng vay trực tuyến.
  • Bước 6: Nhập mã OTP gửi về số điện thoại đã đăng ký để xác nhận.
  • Bước 7: Nhận tiền giải ngân vào tài khoản ngân hàng hoặc ví Zalopay ngay sau khi hoàn tất.

>>Các dịch vụ có thể bạn quan tâm:

Hướng dẫn vay tiền nhanh qua Zalopay bằng CCCD đơn giản, giải ngân trong 5 phút.
Hướng dẫn vay tiền nhanh qua Zalopay bằng CCCD đơn giản, giải ngân trong 5 phút. (Nguồn: Zalopay)
VAY TIỀN NHANH AN TOÀN

Những câu hỏi thường gặp

Bên cạnh câu hỏi “bị lừa vay tiền qua app phải làm sao”, dưới đây là những câu hỏi thường gặp khi vay tiền online qua app.

Bị lừa vay tiền online có lấy lại được không?

Khả năng lấy lại tiền phụ thuộc vào việc bạn hành trình báo nhanh chóng và cung cấp đủ bằng chứng với cơ quan chức năng. Tuy nhiên, việc này có thể khó khăn nếu kẻ lừa đảo đã chuyển tiền ra nước ngoài.

Vay tiền qua app nhưng không nhận được tiền có sao không?

Vay tiền qua app nhưng không nhận được tiền có thể do một số vấn đề phát sinh như lỗi hệ thống, nhập sai thông tin,... Tuy nhiên nếu không nhận được tiền nhưng app vẫn đòi nợ, bạn có thể đã bị lừa.

Vay tiền qua app nhưng chỉ được giải ngân tiền vào ví trên app thì có phải trả không?

Nếu khoản vay chỉ được giải ngân vào ví ảo trên app và bạn không thể rút về tài khoản ngân hàng hoặc thanh toán hóa đơn, đây có thể là dấu hiệu lừa đảo. Bạn không nên trả bất kỳ khoản nào và đọc kỹ lại hợp đồng, liên hệ cơ quan có thẩm quyền để được hỗ trợ.

Vay tiền mà chưa giải ngân có sao không?

Nếu chưa nhận được tiền, bạn không có nghĩa vụ trả nợ. Tuy nhiên, hãy kiểm tra kỹ hợp đồng và liên hệ tổ chức tài chính để đảm bảo không phát sinh rủi ro.

"Bị lừa vay tiền qua app phải làm sao không?" không còn là câu hỏi khó nếu bạn nắm vững các bước xử lý và phòng tránh. Với Zalopay, bạn có thể an tâm sử dụng các dịch vụ tài chính hiện đại. Zalopay cam kết mang đến trải nghiệm tài chính an toàn, tiện lợi, giúp bạn tránh xa các rủi ro tài chính.

Tags:
#dịch_vụ_vay_tiêu_dùng#vay_tiêu_dùng#app_vay_tiền_nhanh#vay_tiền_nhanh_online#app_vay_nhanh