Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư

Vốn pháp định là gì? Danh sách những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định 2023

Vốn pháp định là một trong những điều kiện để thành lập doanh nghiệp trong một số ngành nghề kinh doanh. Theo đó, vốn pháp định và vốn điều lệ là hai yếu tố không thể thiếu của doanh nghiệp. Hãy cùng ZaloPay tìm hiểu sâu hơn về vốn pháp định là gì? và những thông tin mới nhất 2023 về vốn pháp định.

Vốn pháp định là gì?

Vốn pháp định là gì?

Câu hỏi mà được nhiều đối tượng quan tâm nhất khi chuẩn bị thành lập doanh nghiệp có lẽ là “Vốn pháp định là gì?” Theo Luật doanh nghiệp năm 2005 thì khái niệm vốn pháp định được nêu rõ như sau: “Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định pháp luật để thành lập doanh nghiệp”. Tuy nhiên đến Luật doanh nghiệp 2014, thì khái niệm này đã không được nêu cụ thể nữa.

Vậy nên, có thể hiểm một cách đơn giản rằng, vốn pháp định chính là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải chuẩn bị theo yêu cầu của pháp luật. Tùy từng ngành nghề, loại hình kinh doanh khác nhau sẽ có quy định khác nhau về mức vốn pháp định.

Dấu hiệu nhận biết vốn xác định

Đối với các doanh nghiệp trong nước, chính phủ Việt Nam quy định mức vốn pháp định tối thiểu cụ thể cho từng loại hình doanh nghiệp. Mỗi lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh trong nền kinh tế sẽ có mức vốn được quy định khác nhau. Ví dụ như đối với các doanh nghiệp nhà nước kinh doanh vận tải hàng không cần có vốn pháp định là 50 tỷ đồng. Trong khi đó thì hợp tác xã kinh doanh vận tải viễn dương, hàng không  là 10 tỷ đồng.

Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài dựa trên cơ sở tổng vốn đầu tư để xác định vốn pháp định. Theo Luật đầu tư năm 2014, Việt Nam quy định về mức vốn pháp định để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu đầu tư nước ngoài dựa trên tổng vốn đầu tư. Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt mà nhà nước đang khuyến khích đầu tư.

Quy định về mức vốn pháp định nhằm đảm bảo về việc tài sản của doanh nghiệp cùng tối tác. Đặc biệt là trong những ngành nghề, lĩnh vực có nhiều rủi ro cho đối tác. Đồng thời cũng hạn chế thành lập tràn lan các doanh nghiệp không có vốn nhưng vẫn hoạt động.

Đặc điểm của vốn pháp định

Vậy vốn pháp định mang những đặc điểm gì? Cùng tìm thông tin giải đáp ngay sau đây:

  • Đối tượng áp dụng: Những cá nhân hay tổ chức đang có ý định thành lập doanh nghiệp kinh doanh một số ngành nghề mà pháp luật quy định cần có vốn pháp định.
  • Phạm vi áp dụng: Áp dụng đối với mọi loại hình kinh doanh được nêu dưới dạng văn bản luật như tại các thông tư, nghị định,... hay văn bản pháp luật.
  • Thời điểm cấp giấy xác nhận vốn pháp định: Doanh nghiệp cần sở hữu giấy xác nhận vốn pháp định trước lúc được cấp giấy phép thành lập và hoạt động.
  • Vốn kinh doanh và vốn góp của doanh nghiệp phải ở mức cao hơn vốn pháp định. 
  • Vốn pháp định và vốn điều lệ là 2 loại vốn khác nhau.
Đặc điểm của vốn pháp định

Ý nghĩa của vốn pháp định

Pháp luật có những quy định rõ ràng cụ thể về vốn pháp định trong các ngành nghề, lĩnh nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người tiêu dùng, khách hàng và các đối tác trong lĩnh vực, ngành nghề đó.

Những ngành mà pháp luật quy định phải có vốn pháp định đều là những ngành nhạy cảm. Chúng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hàng ngày của người dân. Và hơn cả là tác động lớn đến nền kinh tế của đất nước như ngành kinh doanh bảo hiểm, ngân hàng, bất động sản,..

Các doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ vốn pháp định cũng cho thấy mình đủ tiềm lực về kinh tế để phát triển kinh doanh trong lĩnh vực này. Từ đó có thể đảm bảo an toàn cho quyền lợi chính đáng của những khách hàng, đối tác khi tham gia giao dịch với doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cơ quan xác nhận mức vốn pháp định của doanh nghiệp phải luôn giám sát số vốn sở hữu hiện có của Doanh nghiệp. Từ đó kịp thời đưa ra những cảnh báo cho người tiêu dùng và chủ nợ khi vốn chủ sở hữu của Doanh nghiệp có nguy cơ bị giảm xuống dưới mức vốn pháp định. Ngoài ra, cơ quan cũng sẽ đưa ra những biện pháp quản lý cần thiết khi gặp phải tình trạng này. Người tiêu dùng, chủ nợ và các đối tác cũng cân nhắc khi thực hiện giao dịch với các doanh nghiệp trên để đảm bảo cho nguồn tài chính, tài sản của chính mình.

Danh sách những những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định hiện nay

Hiện nay, pháp luật quy định 1 số ngành nghề bắt buộc phải đáp ứng vốn pháp định tối thiểu. Các tổ chức/ cá nhân đang có ý định thành lập doanh nghiệp để kinh doanh 1 số ngành nghề sau đây cần lưu ý về vốn pháp định tối thiểu:

  • Kinh doanh bất động sản: 20.000.000.000 đồng.
  • Kinh doanh dịch vụ lữ hành: Từ 100.000.000 đến 500.000.000 đồng. Tùy thuộc vào đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. 
  • Môi giới chứng khoán: 25.000.000.000 đồng.
  • Kinh doanh môi giới bảo hiểm: 8.000.000.000 đồng. 
  • Kinh doanh sản xuất phim: 200.000.000 đồng.
  • Thành lập trường đại học tư thục: 500.000.000.000 đồng.
  • Bán hàng đa cấp: 300.000.000 đồng.
  • Cho thuê lại lao động: 2.000.000.000 đồng. 
  • Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng đông lạnh: 10.000.000.000 đồng. 
  • Kinh doanh ngành nghề dịch vụ đòi nợ: 2.000.000.000 đồng.
Danh sách những những ngành nghề yêu cầu vốn pháp định hiện nay

Và các tổ chức tín dụng:

  • Công ty tài chính: 500.000.000.000 đồng.
  • Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam: 15.000.000 USD.
  • Ngân hàng hợp tác xã: 3.000.000.000.000 đồng.
  • Ngân hàng chính sách: 5.000.000.000.000 đồng.
  • Ngân hàng thương mại: 3.000.000.000.000 đồng. 

So sánh vốn pháp định và vốn điều lệ

Để giúp bạn đọc phân biệt rõ ràng 2 loại vốn của doanh nghiệp là vốn điều lệ và vốn pháp định, sau đây là những tiêu chí để đánh giá sự khác nhau:

Tiêu chíVốn pháp định Vốn điều lệ
Phạm vi áp dụngChỉ áp dụng đối với một số ngành nghề kinh doanh do pháp luật quy định cụ thể.

Bắt buộc đối với tất cả các ngành nghề kinh doanh khi thành lập công ty.

Các thành viên trong công ty đều phải chịu trách nhiệm với số vốn đã đóng góp hoặc cam kết sẽ đóng góp. 

Quy định đối với mức vốnQuy định mức vốn tối thiểu đối với từng ngành nghề riêng.Không có quy định nào về số vốn điều lệ tối thiểu hoặc tối đa. Tuy nhiên, đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì vốn điều lệ không được phép thấp hơn vốn pháp định.
Thời hạnCần đáp ứng đầy đủ số vốn pháp định theo yêu cầu trước khi có được giấy phép hoạt động kinh doanh.Góp đủ vốn trong vòng 90 ngày kể từ ngày đăng ký doanh nghiệp.
Sự thay đổi vốnLuôn cố định đối với từng ngành nghề mà doanh nghiệp kinh doanh.Có thể tăng hay giảm xuống trong giá trình  doanh nghiệp hoạt động.
Văn bản quy địnhCó văn bản pháp luật quy định rõ ràng do cơ quan hành pháp ban hành.Thể hiện rõ số vốn của các thành viên trong điều lệ công ty.

Trên đây là toàn bộ những thông tin giúp độc giả hiểu rõ hơn về vốn pháp định là gì. Qua đây, những cá nhân/ tập thể đang có ý định mở doanh nghiệp có thể tham khảo để chuẩn bị tốt nhất cho các kế hoạch đầu tư kinh doanh của mình. Hãy tham khảo thêm các bài viết từ ZaloPay để cập nhật nhiều thông tin bổ ích.

Tags:
#kinh_te_thi_truong#thuat_ngu_kinh_te#thong_tin_tai_chinh#đầu_tư_tài_chính

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay