Blog
icon_tin-tucBlog
angle_down
Tất cả
Mua sắm
Ăn uống
Bí kíp
Thanh toán tiện ích
Chơi game
Giải trí
Du lịch/Vận chuyển
Chuyển tiền
Lì xì
Tài chính
Đầu tư
Nhập môn chứng khoán

Cổ phiếu ngân hàng là gì? Top các mã cổ phiếu ngân hàng đáng chú ý

Cổ phiếu ngân hàng luôn chiếm vị trí nổi bật nhờ tính thanh khoản cao và mức độ ảnh hưởng lớn. Với tính ổn định cao và vai trò quan trọng trên thị trường chứng khoán. Liệu những mã cổ phiếu ngân hàng nào sẽ là điểm sáng trên thị trường năm 2024? Cùng Zalopay giải mã ngay trong bài viết sau.

Cổ phiếu ngân hàng là gì?

Cổ phiếu ngân hàng là một loại chứng khoán vốn được phát hành bởi các ngân hàng thương mại. Những nhà đầu tư sở hữu nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng sẽ trở thành cổ đông của ngân hàng đó. Ở trên thị trường chứng khoán hiện nay có nhiều các ngân hàng đang niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán với những mã cổ phiếu riêng.

Cổ phiếu ngành ngân hàng là gì
Tìm hiểu về cổ phiếu ngân hàng (Nguồn: Internet)

Tại sao nên đầu tư vào cổ phiếu ngành ngân hàng?

Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu ngành ngân hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Đây là nhóm mã giúp nâng đỡ và ổn định thị trường trước đà tăng hoặc giảm bất thường, cụ thể như sau: 

  • Giá cổ phiếu ngân hàng thấp hơn so với các cổ phiếu khác: Giá bán của các loại cổ phiếu ngân hàng thường được định giá khá thấp. Không chỉ vậy, cổ phiếu ngành này còn ít có sự biến động, tỷ lệ rủi ro cũng thấp hơn nhiều so với cổ phiếu của các ngành khác.
  • Độ an toàn cao, rủi ro ít: Các ngân hàng tại Việt Nam phải tuân thủ bộ quy định nghiêm ngặt cùng sự hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước để tránh tối đa tình trạng phá sản. 
Đầu tư vào cổ phiếu ngành ngân hàng là gì
Lý do nên đầu tư vào cổ phiếu ngành ngân hàng (Nguồn: Internet)

Cách lựa chọn mã cổ phiếu ngân hàng để đầu tư

Cách lựa chọn mã cổ phiếu ngân hàng để đầu tư (Nguồn: Internet)

Nghiên cứu các mã cổ phiếu ngành ngân hàng

Đặc thù của ngành ngân hàng sẽ là nhận vốn từ cá nhân, tổ chức và cho vay lại từ chính nguồn vốn đó. Do vậy, khi tiến hành phân tích một hoặc nhiều mã ngành ngân hàng, nhà đầu tư nên nghiên cứu trọng tâm một số điểm chính bao gồm:

  • Hoạt động huy động vốn của ngân hàng (giá vốn, tăng trưởng huy động vốn,...)
  • Khả năng xử lý nội bộ liên quan đến quản lý vốn (dịch vụ gia tăng, hệ thống quản trị rủi ro,...)
  • Chất lượng đầu ra của nguồn vốn (tăng trưởng tín dụng, nguồn khách hàng,...)

5 chỉ số quan trọng cần nắm

Các nhà đầu tư thường gặp nhiều khó khăn khi đánh giá và lựa chọn cổ phiếu. Vì vậy, để có sự phân tích rõ ràng hơn đặc biệt là đối với nhóm mã ngành ngân hàng các nhà đầu tư có thể cân nhắc 5 tiêu chí sau:

Tăng trưởng tín dụng và chất lượng cho vay

  • Tốc độ tăng trưởng tín dụng: Thường sẽ được tính theo công thức (năm hiện tại/ năm trước đó) – 1.
  • Tỷ lệ nợ xấu cho vay: Tỷ lệ nợ xấu thấp chứng tỏ ngân hàng hoạt động hiệu quả.
  • Số lượng trái phiếu VAMC trên bảng cân đối kế toán: Số lượng VAMC cao chứng tỏ ngân hàng chưa xử lý tốt khoản nợ tồn đọng.
  • Tỷ lệ chi phí dự phòng: Ngân hàng hoạt động tốt sẽ có tỷ lệ chi phí dự phòng thấp.

Chất lượng vốn đầu vào

  • Tỷ lệ tăng trưởng huy động cao.
  • Tỷ lệ CASA (Tiền gửi không kỳ hạn): Thường thì tỷ lệ CASA càng lớn giá vốn sẽ càng rẻ, nhờ đó ngân hàng sẽ có nhiều lợi thế cạnh tranh.
  • Giá vốn huy động: Thường thì giá vốn huy động càng thấp tỷ lệ CASA sẽ càng cao.

Chỉ số an toàn vốn 

  • Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động: Tỷ lệ này càng thấp cho thấy ngân hàng có tiềm năng phát triển trong tương lai.
  • Hệ số CAR: Hệ số CAR càng lớn khả năng tăng trưởng càng cao.
  • Tỷ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng cho khoản vay trung và dài hạn: Khi ngân hàng sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn nhiều thì có thể gặp rủi ro khi thanh khoản trong trường hợp khách hàng rút ồ ạt.
  • Tỷ lệ huy động liên ngân: Tỷ lệ này càng cao thì tính thanh khoản càng thấp.

Cơ cấu thu nhập

Các yếu tố cần quan tâm sẽ bao gồm:

  • Lãi thuần
  • Thu nhập ngoài lãi
  • Thu nhập khác

Hiệu quả kinh doanh

  • Chỉ số NIM: Chỉ số này càng cao cho thấy ngân hàng càng hoạt động hiệu quả
  • Tỷ lệ chi phí/thu nhập: Tỷ lệ này càng thấp chứng tỏ ngân hàng hoạt động hiệu quả.
  • Tỷ lệ ROAE (Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân): Hoạt động kinh doanh của ngân hàng được cho là tốt khi chỉ số này cao.
5 yếu tố khi đầu tư cổ phiếu ngành ngân hàng
Theo dõi hiệu quả kinh doanh của mã cổ phiếu (Nguồn: Internet)

Những lưu ý cho nhà đầu tư

Khi đầu tư vào nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng, nhà đầu tư cần lưu ý:

  • Cần quan tâm đến chất lượng tài sản hơn là hiệu quả kinh doanh. Chất lượng tài sản của ngân hàng được đánh giá qua nhiều yếu tố: Tỷ lệ nợ xấu, VAMC, tỷ lệ trích lập dự phòng nợ xấu, tỷ lệ lãi và phí phải thu.
  • Ngân hàng có LDR càng thấp, CAR càng cao sẽ thể hiện được tiềm năng tăng trưởng tín dụng và phát triển bền vững. 
  • Nên đầu tư dài hạn vào các ngân hàng có ROE cao hơn mức tăng trưởng tín dụng và bằng tối thiểu hai lần tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 1 năm.
Những lưu ý khi đầu tư cổ phiếu ngành ngân hàng
Những lưu ý khi đầu tư cổ phiếu ngân hàng (Nguồn: Internet)

Danh sách các mã cổ phiếu ngân hàng đang được niêm yết

Trong tổng số 46 ngân hàng hiện nay ở Việt Nam đã có 31 ngân hàng niêm yết cổ phiếu trên 3 sàn giao dịch chứng khoán HNX, HoseUPCOM. Cụ thể như sau:

Danh sách các ngân hàng niêm yết cổ phiếu (Nguồn: Internet)

Mã chứng khoán ngân hàng trên sàn HNX

STT

Ngân hàng

Mã cổ phiếu

Khối lượng CP lưu hành (Tháng 11/2024) *

1

Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank)

BAB

895,933,642

2

Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB)

NVB

556.803.587

3

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nhà Hà Nội

HBB

405,000,000

Mã chứng khoán ngân hàng niêm yết trên sàn HoSE

STT

Ngân hàng

Mã cổ phiếu

Khối lượng CP lưu hành *

1

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)

ACB

4,466,657,912

2

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

BID

5,700,435,900

3

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank)

CTG

5,369,991,748

4

Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam (Eximbank)

EIB

1,862,720,607

5

Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDBank)

HDB

2,912,550,610

6

Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank)

LPB

2,557,616,416

7

Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank)

MBB

5,306,324,052

8

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)

MSB

2,600,000,000

9

Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)

OCB

2,465,789,152


 

10

Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)

SHB

3,662,412,356

11

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank)

SSB

2,835,000,000

12

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)

STB

1.885.215.716

13

Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)

TCB

7,045,021,622

14

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank)

TPB

2,641,956,196

15

Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)

VCB

5,589,091,262

16

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB)

VIB

2,979,127,815

17

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)

VPB

7,933,923,601

18

Ngân hàng TMCP Nam Á (Nam A Bank)

NAB

1,322,550,553

Tổng hợp mã chứng khoán ngân hàng trên sàn UPCOM

STT

Ngân hàng

Mã cổ phiếu

Khối lượng CP lưu hành *

(Tháng 11/2024)

1

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank)

ABB

1,035,036,762

2

Ngân hàng TMCP Bản Việt (Viet Capital Bank)

BVB

551,846,215

3

Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank)

VAB

539,960,043

4

Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kiên Long Bank)

KLB

361,481,878

5

Công ty Tài chính cổ phần Sông Đà

SDF

68,600,000

6

Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex (PG Bank)

PGB

420,000,000

7

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank)

VBB

571,153,270

8

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigon Bank)

SGB

338,799,141

TOP cổ phiếu ngân hàng tiềm năng để đầu tư 2024

Zalopay sẽ đề xuất một số nhóm mã ngân hàng đang có đà tăng trưởng tốt và tiềm năng trong năm 2024 như sau:

  • Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB)
    • Định giá hợp lý: 35.000 VND (Tiềm năng tăng giá: 12%)
    • Vốn hóa: 58.600 tỷ đồng | P/E: 7,3 lần | P/B: 1,2 lần

Ngân hàng STB sở hữu tổng tài sản hơn 693 nghìn tỷ đồng và là một trong những ngân hàng tư nhân bán lẻ lớn nhất tại Việt Nam. Sau 9 năm tái cấu trúc, STB tiếp tục đẩy mạnh xử lý tài sản tồn đọng và gia tăng tỷ trọng tài sản sinh lãi, dự kiến sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024. Quá trình tái cấu trúc đã giúp ngân hàng cải thiện chất lượng tài sản và giảm chi phí trích lập dự phòng.

  • Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (CTG)
    • Định giá hợp lý: 41.300 VND (Tiềm năng tăng giá: 15%)
    • Vốn hóa: 194.000 tỷ đồng | P/E: 9,5 lần | P/B: 1,4 lần

Vietinbank, với tổng tài sản đứng thứ hai trong hệ thống ngân hàng, tiếp tục duy trì tăng trưởng tín dụng ổn định, đặc biệt là trong mảng khách hàng FDI. Dự báo trong năm 2024, ngân hàng sẽ tiếp tục hưởng lợi từ nền kinh tế hồi phục và lãi suất thấp, mang lại tiềm năng tăng trưởng tín dụng vượt trội.

  • Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (TCB)
    • Định giá hợp lý: 26.500 VND (Tiềm năng tăng giá: 15%)
    • Vốn hóa: 165.000 tỷ đồng | P/E: 7,7 lần | P/B: 1,2 lần

TCB có tổng tài sản hơn 900 nghìn tỷ đồng và là một trong những ngân hàng đi đầu trong chuyển đổi số. Ngân hàng này duy trì tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và dự báo sẽ được cấp thêm room tín dụng trong nửa cuối năm 2024, với NIM hồi phục lên mức cao nhất kể từ cuối năm 2022, giúp tăng trưởng lợi nhuận.

  • Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
    • Định giá hợp lý: 29.600 VND (Tiềm năng tăng giá: 15%)
    • Vốn hóa: 114.000 tỷ đồng | P/E: 7 lần | P/B: 1,5 lần

ACB tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ, đặc biệt là trong mảng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp SME. Chất lượng tài sản của ngân hàng duy trì ở mức cao, và dự báo nợ xấu sẽ không tăng mạnh trong năm 2024, mang lại tiềm năng đầu tư lâu dài.

  • Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB)
    • Định giá hợp lý: 103.300 VND (Tiềm năng tăng giá: 15%)
    • Vốn hóa: 510.000 tỷ đồng | P/E: 15,3 lần | P/B: 2,8 lần

VCB dẫn đầu ngành ngân hàng với tổng tài sản hơn 1,8 triệu tỷ đồng và được biết đến với chất lượng tài sản vượt trội. Với chiến lược tập trung vào khách hàng FDI, ngân hàng này có tiềm năng tăng trưởng mạnh trong bối cảnh dòng vốn FDI vào Việt Nam đang tăng trưởng mạnh.

  • Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPB)

Với tổng tài sản vượt 632 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế tăng 67% so với cùng kỳ, VPBank đang khẳng định vị thế dẫn đầu trong ngành ngân hàng Việt Nam. Sau một thời gian tái cơ cấu, FE Credit đã ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan hơn với lợi nhuận gần 300 tỷ đồng trong quý 3/2024 với việc khai thác hiệu quả các cơ hội kinh doanh đã góp phần tạo nên thành công của ngân hàng. Nhờ đó, VPBank được dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng ấn tượng trong thời gian tới, mang lại nhiều lợi ích cho các nhà đầu tư.

  • Ngân hàng TMCP Phát Triển Thành phố Hồ Chí Minh (HDB)

Trong quý 3/2024, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đã tăng trưởng mạnh 43% so với cùng kỳ, đạt 4,5 nghìn tỷ đồng. Động lực chính đến từ sự tăng trưởng vượt bậc của thu nhập lãi thuần, lên tới 58,1%. Việc mua lại 30% cổ phần của Công ty Chứng khoán HD sẽ giúp HDB mở rộng phạm vi hoạt động, đáp ứng nhu cầu đầu tư ngày càng cao của khách hàng. Nhờ đó, ngân hàng được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh mẽ trong thời gian tới, trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam.

  • Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB)

Năm 2024, MB tiếp tục ghi dấu ấn mạnh mẽ trên thị trường khi tổng tài sản tăng trưởng ấn tượng 26,1%, vượt qua mốc 1 triệu tỷ đồng. Song song đó, ngân hàng cũng ghi nhận sự tăng trưởng ổn định của huy động vốn, với tổng tiền gửi khách hàng đạt 627.57 tỷ đồng, tăng 10,6%. Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm cho thấy sự ổn định và bền vững của mô hình kinh doanh. Với lợi nhuận trước thuế đạt 20.736 tỷ đồng, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm trước, MB đã hoàn thành 73-74% kế hoạch năm. Thành công này một lần nữa khẳng định sự hiệu quả của chiến lược tập trung vào khách hàng cá nhân và doanh nghiệp SMEs.

Kết quả kinh doanh của MB từ năm 2023 đến 9 tháng đầu năm 2024 (Nguồn: Internet)

Kinh nghiệm chọn mua cổ phiếu ngân hàng tiềm năng

Để chọn được cổ phiếu ngân hàng tiềm năng, nhà đầu tư cần lưu ý những kinh nghiệm sau:

  • Đọc báo cáo tài chính (BCTC): Phân tích các báo cáo tài chính hàng quý và hàng năm để đánh giá hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Chú ý đến các chỉ số như lợi nhuận ròng, tỷ lệ chi phí/thu nhập (CIR), thu nhập ngoài lãi, và tốc độ tăng trưởng doanh thu.
  • Phân tích chỉ số tài chính: Tính toán các chỉ số quan trọng như ROE (lớn hơn 10%), ROA (lớn hơn 1%), NIM, và định giá cổ phiếu qua các chỉ số P/E, P/B, EPS để hiểu rõ giá trị của ngân hàng.
  • Theo dõi tình hình chia cổ tức: Xem xét mức độ chia cổ tức của ngân hàng có đều đặn và ở mức cao hay không, vì đây là một yếu tố phản ánh sức khỏe tài chính và sự quan tâm của ngân hàng đến cổ đông.
  • Đánh giá tỷ lệ nợ xấu: Theo dõi tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng, vì nợ xấu càng cao thì rủi ro mất vốn càng lớn.
  • Xem xét tăng trưởng tín dụng và chất lượng vốn đầu vào: Ưu tiên các ngân hàng có tăng trưởng tín dụng tốt, hoạt động cho vay sôi nổi, và tỷ lệ CASA cao – điều này cho thấy chất lượng vốn huy động tốt và chi phí huy động thấp.
  • Phân tích quản trị và chiến lược kinh doanh: Đánh giá vị thế thị trường, cách ngân hàng quản trị rủi ro, cũng như hiệu quả của các chiến lược kinh doanh đã công bố để đảm bảo rằng ngân hàng đang đi đúng hướng.Khi đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng, không nên chỉ chú ý đến giá thị trường mà cần quan tâm đến hiệu quả hoạt động, tiềm năng dài hạn, và chiến lược phát triển của ngân hàng để đảm bảo sự bền vững trong đầu tư. 

Ngoài ra, việc đầu tư ngắn hạn hay dài hạn phụ thuộc vào tình hình thị trường và phong cách đầu tư cá nhân. Nếu mua cổ phiếu khi giá giảm và chưa kịp bán, hãy kiên nhẫn chờ đợi. Theo thời gian, giá cổ phiếu ngân hàng thường có xu hướng phục hồi và mang lại lợi nhuận.

Rủi ro trong quá trình đầu tư cổ phiếu ngân hàng

Khi đầu tư cổ phiếu ngân hàng, nhà đầu tư cần cân nhắc những rủi ro có thể gặp phải, bao gồm:

  • Rủi ro tài chính do biến động kinh tế - chính trị: Các yếu tố như khủng hoảng tài chính, lạm phát, hoặc thay đổi chính sách lãi suất đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị cổ phiếu ngân hàng.
  • Rủi ro quản trị: Những thay đổi trong ban lãnh đạo, chiến lược kinh doanh không hiệu quả hoặc các vấn đề liên quan đến quản trị nội bộ có thể làm giảm niềm tin của nhà đầu tư, ảnh hưởng đến giá cổ phiếu.
  • Rủi ro pháp lý: Nếu ngân hàng gặp phải các vấn đề pháp lý như kiện tụng hoặc vi phạm quy định, giá cổ phiếu có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, gây mất mát cho nhà đầu tư.

Như vậy, bài viết trên của Zalopay đã chia sẻ các thông tin hữu ích về cổ phiếu ngân hàng, từ cách lựa chọn mã cổ phiếu tiềm năng đến những kinh nghiệm đầu tư thực tế. Dù được đánh giá là một trong những ngành tương đối ổn định, nhưng đầu tư cổ phiếu ngân hàng vẫn luôn đi kèm rủi ro. Vì vậy, điều quan trọng là bạn cần thường xuyên cập nhật thông tin, phân tích kỹ thuật chứng khoán, phân tích cổ phiếu ngành ngân hàng và điều chỉnh chiến lược giao dịch linh hoạt. 

Tags:
#đầu_tư_tài_chính#học_đầu_tư_chứng_khoán#thị_trường_chứng_khoán

Liên Kết Ngân Hàng & Nhận Quà 1.500.000 Đồng Từ Ví ZaloPay

Tải Ví ZaloPay